[Tìm hiểu về TV] Plasma: Ông hoàng một thời của HDTV

agp8x
15/7/2016 11:42Phản hồi: 79
[Tìm hiểu về TV] Plasma: Ông hoàng một thời của HDTV
Trong số tất cảc các công nghệ hiển thị của ngành công nghiệp TV, Plasma là cái tên rất thú vị. Có thể vì nó là công nghệ đã khai sinh ra khái niệm HDTV (TV độ nét cao), cũng có thể là vì nó đã có một cuộc cạnh tranh sòng phẳng đi đến kết cục buồn trước LCD, và cũng không loại trừ lý do là chiếc HDTV đầu tiên của người viết bài là TV Plasma. Nhưng dù cho có lý do gì đi nữa, TV Plasma đã ghi dấu ấn rất lớn trong lịch sử của ngành công nghiệp TV và nó sẽ là đề tài mà mình muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết này.

TV Plasma là gì?


Công nghệ hiển thị Plasma thực chất đã xuất hiện từ 1936. Tuy nhiên phải chờ đến thập niên 90, với sự kết hợp giữa các thương hiệu Nhật Bản như Fujitsu, Panasonic và Pioneer thì công nghệ này mới được đưa lên TV.

panas1-1.jpg
Panasonic đã bán TV Plasma cỡ lớn từ năm 2004

Năm 1992, Fujitsu đã giới thiệu màn hình Plasma màu 21 inch đầu tiên trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy Panasonic 2 năm sau gia nhập vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ hiển thị Plasma. Và đến năm 1997, chiếc TV Plasma đầu tiên trên thế giới được Pioneer bán ra, khởi đầu cho kỷ nguyên HDTV.


Nhờ chất lượng hình ảnh vượt trội (so với các công nghệ thời điểm đó), TV Plasma đã thống trị thị trường HDTV cỡ lớn vào đầu những năm 2000. Ở phân khúc kích thước nhỏ, nó gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ của LCD. Tuy nhiên kể từ năm 2010, công nghệ LCD đã có những bước phát triển vượt bật và dần chiếm mất thị phần của cả Plasma lẫn CRT. Kết quả cuối cùng là đến 2014, ngay cả nhà sản xuất TV Plasma nổi tiếng nhất vào thời điểm đó là Panasonic cũng phải chính thức từ bỏ cuộc chơi và chuyển sang LCD.

Nguyên lý hoạt động cơ bản

Công nghệ hiển thị Plasma được lấy tên từ trạng thái tứ 4 của vật chất (rắn, lỏng, khí), trong đó các chất bị ion hoá mạnh và phát ra tia UV. Nguyên tắc hoạt động của nó cũng dựa trên điều này.

[​IMG]

Tấm nền Plasma được cấu tạo bởi hàng triệu ô nhỏ, mỗi ô tương đương với một điểm ảnh phụ, được kẹp giữa 2 lớp kính. Bên trong các ô này là hỗn hợp các khí hiếm và phosphor. Khi dòng điện đi qua, các khí hiếm này sẽ bị ion hoá (plasma) và phát ra tia UV. Tia UV này sau đó sẽ kích thích phosphor phát sáng. Cũng giống như những công nghệ hiển thị khác như LCD, OLED hay CRT, Plasma cũng sử dụng 3 điểm ảnh phụ với 3 màu cơ bản (phát ra từ 3 loại phosphor khác nhau) để tạo nên màu sắc cuối cùng.

Plasma-lamp_2.jpg
Phản ứng Plasma tạo ra tia UV

Plasma sử dụng chung loại Phosphor như CRT, vì vậy nó luôn được biết đến với khả năng tái tạo màu rất chuẩn trong suốt vòng đời của mình. Điều này trái ngược với LCD, vốn mang tiếng là tái tạo màu không chuẩn cho đến khi công nghệ phát triển vài năm trở lại đây thì mới khắc phục được.

Một điều quan trọng là độ sáng các điểm ảnh của Plasma là cố định (LCD có thể thay đổi bằng đèn nền, CRT bằng tốc độ của electron, OLED bằng chính các đi-ốt), vì vậy để tạo ra được màu sắc nó phải sử dụng phương pháp PWM, điều chỉnh cường độ màu sắc bằng cách nhấp nháy hàng ngàn lần trong một giây.

Quảng cáo


Plasma và LCD

Vào những năm 90, phân khúc HDTV là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Plasma và LCD. Thời điểm đó, Plasma nhờ sở hữu chất lượng hình ảnh vượt trội cũng như kích thước lớn nên được xem là sự lựa chọn hàng đầu đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên nó cũng rất đắt đỏ, vì vậy phân khúc giá rẻ LCD cũng có phần nào chiếm lợi thế. Thậm chí vào thời kỳ này, người ta còn nghĩ rằng LCD chỉ dành cho những màn hình cỡ nhỏ dưới 40 inch.

3430055_W800C-4.jpg
LCD là kẻ chiến thắng trong cuộc đối đầu với Plasma

Vào cuối nằm 2006, với sự phát triển của công nghệ, người ta bắt đầu thấy rằng TV LCD đang lấy dần thị phần HDTV trên 40 inch, vốn là phân khúc mà TV Plasma thống trị trước đó. Và mọi thứ bắt đầu thay đổi nhanh chóng, từ sự lựa chọn hàng đầu cho HDTV, doanh số của TV Plasma giảm mạnh trong khi LCD tăng dần và trở thành vị vua mới trong ngành công nghiệp TV. Từ công nghệ được xem là dành cho HDTV cao cấp, Plasma bỗng chốc trở thành công nghệ dành cho các HDTV giá rẻ.

Cuối năm 2013, nhà sản xuất TV Plasma lớn nhất thế giới là Panasonic tuyên bố sẽ ngưng sản xuất từ tháng 3/2014. Và cũng trong năm 2014, cả Samsung và LG cũng đồng loạt ngưng ra mắt TV Plasma, đặt dấu chấm hết cho công nghệ hiển thị Plasma trong ngành công nghiệp TV.

Vì sao TV Plasma lai thất bại?

Quảng cáo


Đây là câu hỏi mà cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời rõ ràng. Một sự thật là so với TV LCD cùng thời kỳ, TV Plasma sở hữu chất lượng hình ảnh có thể xem là vượt trội.

hn4xm1xfrstivqqtinqx.png
TV Plasma luôn tự hào là có khả năng hiển thị màu đen cực sâu

Một số cho rằng chính thiết kế quá cồng kềnh cũng như tiêu thụ nhiều năng lượng hơn LCD khiến nó bị người tiêu dùng lạnh nhạt dù chất lượng hình ảnh tốt hơn. Số khác cho rằng tiềm năng phát triển của công nghệ LCD là quá lớn, có thể áp dụng không chỉ trong TV mà còn các lĩnh vực khác (màn hình máy tính, thiết bị di động,...) đã thuyết phục các hãng theo đuổi LCD và bỏ rơi Plasma.

Bên cạnh đó do đặc tính kỹ thuật là sử dụng việc phản ứng ion hoá khá nguy hiểm, TV Plasma buộc phải sử dụng chất liệu kính đã được gia cố. Nhược điểm của việc này là độ phản chiếu của nó rất cao, do đó TV Plasma thường không phù hợp đặt ở những vị trí có nhiều nguồn sáng như phòng khách. Cho đến khi ngưng sản xuất vào năm 2014, lớp phủ chống chói luôn là một trong những điểm nhấn công nghệ mỗi khi Panasonic giới thiệu dùng TV Plasma mới.

2s9umih.jpg
Mặt kính của TV Plasma thường bị phản chiếu khá nặng

Và có lẽ cũng không loại trừ yếu tố về lợi nhuận, bởi chi phí sản xuất TV Plasma cao hơn khá nhiều so với TV LCD tương đương phân khúc. Từ năm 2012, TV Plasma còn được xem là dòng HDTV giá rẻ, mặc dù chi phí sản xuất của nó đắt hơn TV LCD. Trên thực tế vào những năm cuối cùng trong vòng đời của mình, Panasonic là thương hiệu duy nhất quyết tâm theo đuổi công nghệ Plasma, trong khi Samsung và LG thực chất chỉ bán cho đủ bộ (cả hai thương hiệu Hàn Quốc đều chú trọng mảng TV LED hơn).

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng ngay từ khi mới ra đời, công nghệ Plasma thiếu sự ủng hộ từ những hãng TV. Thống kê trong năm 2006 cho thấy mặc dù có đến 50 thương hiệu TV Plasma, thực chất chỉ có 5 nhà sản xuất.

Một số điều thú vị về TV Plasma


Cho đến khi bị ngưng sản xuất, TV Plasma luôn được đánh giá cao hơn LCD/LED ở chất lượng hình ảnh. Mỗi điểm ảnh của Plasma có khả năng tự phát sáng, vì vậy khả năng trình diễn màu đen (tắt hẳn điểm ảnh) của Plasma là cực tốt, tương đương với OLED ngày nay. Bên cạnh đó góc nhìn rộng và tốc độ đáp ứng nhanh cũng là đặc trưng mà ngay cả TV Plasma giá rẻ vẫn sở hữu. Cách đây khoảng 4-5 năm, TV Plasma thường được xem là sự lựa chọn hàng đầu nếu như bạn muốn sắm TV giá rẻ để xem thể thao.

33002556-2-440-ANGL-2.gif
Pioneer Kuro, dòng TV Plasma huyền thoại

Đỉnh cao của TV Plasma là dòng TV Pioneer Kuro được giới thiệu vào năm 2008. Với khả năng thể hiện màu đen cực sâu, đây là dòng TV có chất lượng hình ảnh tốt nhất thế giới vào thời điểm nó ra mắt. Nhiều năm sau đó, dù các dòng TV đời mới có thể vượt mặt Kuro ở tất cả các thông số khác, nhưng độ sâu màu đen của nó vẫn là bất khả chiến bại cho đến tận năm 2014, khi Panasonic thực hiện được điều tương tự với TV Plasma VT60. Và với sự phát triển của công nghệ, TV OLED hiện nay đã có thể dễ dàng đạt được độ sâu lý tưởng của Kuro trước đây.

panasonic-vt60.jpg
Panasonic VT60, dòng TV Plasma cuối cùng của Panasonic, đạt độ sâu màu đen ngang ngửa với huyền thoại Pioneer Kuro

Pioneer Kuro được xem là thước đo chất lượng hình ảnh kể từ khi ra đời vào năm 2008, tuy nhiên nó cũng đánh dấu sự kết thúc của vòng đời TV Plasma. Với mức giá khởi điểm đến 6000 USD, chất lượng hình ảnh tuyệt vời của Kuro vẫn không giúp được Pioneer ngừng thua lỗ trong thời kỳ mà TV LCD giá rẻ thống trị thị trường. Chỉ một năm sau, Pioneer bán mảng TV cho Panasonic và chính thức rút khỏi thị trường TV. Trong khi đó, với mỗi thế hệ TV giới thiệu, Panasonic đều cố gắng đạt được độ sâu màu đen như Kuro nhưng với một mức giá thấp hơn. Năm 2013, Panasonic đã đạt được điều này với dòng Plasma VT60 với giá khoảng 3600 USD. Một năm sau, Panasonic chính thức rút khỏi mảng TV Plasma và chuyển hẳn sang LCD.

Tham khảo thêm:
[Tìm hiểu về TV] CRT: Công nghệ của ngày hôm qua
[Tìm hiểu về TV] Các loại công nghệ tấm nền phổ biến


Tổng hợp​
79 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hitechever
TÍCH CỰC
8 năm
Hồi đó nghe nhà ai có TV Plasma là biết chịu chơi vãi Luyện
TV Plasma có tần số quét thực max đạt 600Hz , trong khi đó TV LED quét thực max 200(240Hz) , đặc biệt TV Plasma cho màu đen rất sâu, chất lượng hinh ảnh tuyệt vời. TV Plasma chết yểu vì dầy , nóng, tốn điện , lâu lâu lại có vụ bị lưu hình . Nhiều TV LED cao cấp hiện nay chất lượng vẫn chưa thể sánh với TV Plasma.
NNK910
TÍCH CỰC
8 năm
@Trí Constantine màn game giò cao lắm lạ 195 =))
doaneprint
ĐẠI BÀNG
8 năm
@reviewdao.com Bạn thiếu một điểm là: không để được ở phòng nhiều ánh sáng mặt trời, bạn đúng nhiều điểm nhưng nóng và lưu hình thì mình thấy ko có vấn đề gì. Nóng thì thực sự mọi người không để ý lắm, còn lưu hình thì các thế hệ Plasma cuối của Panasonic và Samsung làm rất tốt (không hề bị lưu hình tạm thời vì có chế độ quét hình theo thời gian đặt sẵn) . Nếu chỉ ghi là lưu hình tạm thời thì ko nên chuyện, nhưng các nhà sản xuất ghi là: "Screen burn-in" hoặc "cháy hình", nghe nó có cảm giác cái gì đó rất ghê gớm nên người ta sợ bỏ ra một đống tiền rồi bị "cháy hình". Sau ghi nghiên cứu kỹ, mình đã làm một con Samsung plasma 3d hai năm trước đây. Kết quả là rất hài long.
@reviewdao.com Các bác cho em hỏi tần số quét của tivi cao ngất ngưởng là thế mà tại sao ko thể thay tivi cho màn hình máy tính nhỉ, theo em biết màn máy tính cao cấp 27" của asus mới ra cũng chỉ đạt 165hz thôi, các bác thông não hộ em với
hungpleiku
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@maxlegion Mình vẫn dùng plasma tv làm monitor cho máy tính từ nhiều năm tước mà bạn, nhưng do nó to quá (50") nên không thể ngồi gần như màn hình nhỏ thôi, những tv plasma thời kỳ này vẫn có cổng VGA kết nối vào máy tính mà
Tv led và oled lên ngôi
thienthan2t
ĐẠI BÀNG
8 năm
Ai bán cái plasma 60inch giá rẻ cho e đi
bonggondkn3
ĐẠI BÀNG
8 năm
@thienthan2t Vai~ ko biết plasma có cái nào 60inch ko mà bán
hungpleiku
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@thienthan2t Tv plasma 60inch thì phải 4 người khiêng mới nổi đó bạn
thời đó có con này là đỉnh lắm rồi
tieutu911
TÍCH CỰC
8 năm
Đi gò thấy bán tivi hiệu Pioneer nhóc còn ở siêu thị thì chẳng thấy hiệu đó đâu. Định mua 1 cái plasma trên gò về sài mà lúc đó nó bán tivi không có hộp ( tivi nhật phải có hộp kèm theo mới sài được ) hỏi giá thì dưới 3t cho tivi plasma 42 in
theo mình nhớ không lầm là tivi plasma nếu play 1 cảnh ko có chuyển động (đứng im quá lâu) thì sẽ bị cháy đèn nền
vhtn8381
TÍCH CỰC
8 năm
@homqua112 Cháy ở đây có nghĩa là cháy đèn nền(vớ vẩn), mà ở đây là bị lưu hình ảnh do nó hiển thị 1 khung hình quá lâu, tuy nhiên cùng thời đó dòng plasma giá rẻ mới bị, dòng cao cấp nó có chế độ chống cháy hình nên ko bị. Còn tivi nào ko có chế độ này thì mình phải tải mấy cái file video chuyên dụng về play nó 1 hay 2 lần để khắc phục hiện tượng lưu hình
vụ lưu hình cháy hình là lỗi nặng nhất của plasma
mr.kien_tran
ĐẠI BÀNG
8 năm
@vqt907 nhà em dùng 1 cái samsung D490 từ năm 2k10 tới giờ vẫn đang dùng, có thấy cháy hình với lưu ảnh gì đâu, mặc dù mở rất nhiều, tầm 12h-15h/ngày. và chưa bao giờ sử dụng chức năng cuộn, trừ lần đầu lúc mua về dùng thử
Nhà mình có con plasma của pana mua đời 2009 giờ xem vẫn ngon lắm....
Minhsur
TÍCH CỰC
8 năm
Em đang dùng 55VT50, 4 năm rồi chưa biết lưu hình là gì. Cháy hình chắc trong lý thuyết quá.
Nó có chức năng thanh cuộn, thời gian đầu cứ mỗi tuần 2 lần chạy thanh cuộn thì sẽ tránh bị lưu hình thôi.
Nhà mình vẫn đang sử dụng con plasma của ss đã được 6 năm rồi, tới giờ e nó vẫn không chịu hư để thay cái mới😔:(
Cái tivi plasma 26" lg nhà mình nóng như cái lò viba
@Vodanh_vohinh tv Plasma có điểm yếu là quá nhiệt, dòng plasma là vậy, xài hãng nào cũng vậy thôi, cơ mà nóng như viba thì bác nói hơi quá =.=
@Vodanh_vohinh nhà em xài con plasma của lg cũng dc 5 năm rồi, đúng là nhiều lúc có hơi nóng tí (tại dòng plasma nó thê) nhưng nói chung là rất bền, khá ổn
cho mình hỏi thanh cuộn là gì vậy.
LG 50 in, 16 triệu mua hk 😃
Minhsur
TÍCH CỰC
8 năm
@TRÍ NEWTON 535 Thanh cuộn là chức năng chạy một giải màu trắng khắp màn hình để ổn định các điểm photpho sáng bác ạ.
ANHLE479
TÍCH CỰC
8 năm
LGPlasmaB.JPG Nếu ai biết cái Tivi này thì chắc cũng một thời theo dõi công nghê. Nhớ hồi đó mình có 1 cuốn tạp chí điện tử tiêu dùng 2006 nói về cái tivi này với giá cao ngất ngưởng, 40 hay 60 nghìn đô gì đó, khắc phục được tình trạng bóng ma, mỏng chỉ 10cm thì phải.
vhtn8381
TÍCH CỰC
8 năm
@ANHLE479 Nó mắc vì nó mạ vàng thôi, tôi có biết dòng 71PY10 này của LG, phiên bản ko mạ vàng thì 50000 euro, còn phiên bản mạ vàng là 70000 euro( mắc hơn 20k)
Còn thật ra chuyện nó mắc cũng ko có gì là lạ, bất kỳ thời điểm nào hãng nào họ cũng có 1 vài sản phẩm tham chiếu, mà những sản phẩm như vậy giá ko hề rẻ, lên đến cả trăm nghìn $ là chuyện thường.
@ANHLE479 Dòng tv plasma mạ vàng của LG dành cho thị trường dầu mỏ Arap với một số nước Châu Âu, Hoàng Hải audio cũng nhập về bán mẫu tivi này cả bộ dàn 5.1 mạ vàng 1 tỷ trăm mấy trục triệu hồi ấy.
Gates
TÍCH CỰC
8 năm
Ngày đó TV Plasma ấn tượng với tôi ở chỗ khi học phổ thông t biết được plasma là trạng thái thứ 4 của vật chất và tồn tại ở nhiệt độ hàng triệu độ nên dẫn đến câu hỏi ko hiểu cái TV đó vận hành bằng cách gì?
Kuro của Pioneer đúng là huyền thoại của Plasma, sau này pana đem so một con dòng đỉnh của mình vs Kuro thì các kết quả test là ngang nhau nhưng sau đó người ta phát hiện ra con kuro kia mua đã gần 5 năm và còn là của một con nghiện phim HD ngày nào cũng bật hơn 10 tiếng mà vẫn ngang con pana mới tinh sau gần 5 năm. Nhớ hồi năm 2005 2006 hay đi xe buýt ra tràng tiền Plaza vào khu tivi thấy mấy con SS LG đứng nhan nhản ra bán khoảng 15 đến 30tr gì đó bất chợt thấy mấy con dc đặt hẳn trong 1 khu riêng biệt có vách ngăn bằng kính lại gần xem hóa ra là Pioneer, biết đến hãng này từ đó, mà giá bọn này đắt khủng khiếp từ 80 đến 120tr
@Tuanbnn Hồi năm 2005 trở về Pioneer và Panasonic, Sony trưng bầy tivi Plasma ở quầy hàng của hãng ở siêu thị điện máy Todimax Điện Biên Phủ Hà Nội, Sony có vài mẫu giá toàn 99 triệu đến 1 trăm mấy chục triệu để ở kệ kính, dưới lát sàn gỗ nhìn sang trọng. Sony Plasma TV loa viền kính nhìn đẹp ở thời điểm ấy.
Sony KDE-42XS955 Flat Panel Plasma


Sony KDE-W50A12U 50in plasma TV



Sony 61" plasma TV KDE61XBR950
[​IMG]
@yeucongnghe2012 Ai con 2 soi day ket noi tu cai dau thu qua tivi ko chia cho e voi
Nhà giờ vẫn dùng con tivi plasma Panasonic.
Xem phim rất tuyệt vời. Màu sắc rất đẹp
Tóm lại, TV plasma thất bại vì các nhược điểm sau:
  1. Giá đắt hơn LCD (gần gấp đôi) nếu so 2 TV cùng cỡ màn hình.
  2. Nóng hơn, tốn điện hơn.
  3. Tuổi thọ chỉ bằng khoảng 1/2 LCD.
Mấy trang công nghệ nước ngoài cũng khuyến cáo không nên dùng plasma (trừ khi dư tiền).
nhoxchuot97
ĐẠI BÀNG
8 năm
@LRA Điện không phải là vấn đề lắm, PC của em TDP 450W em còn cho chạy 24/24 :v

Tuổi thọ thì..... em thấy rất nhiều con LCD ra đi trong vòng 5 năm rồi, nhưng con PDP490 nhà em vẫn nhe răng cười, em không biết cái thanh cuộn nó là cái gì cơ 😆
luong1994
ĐẠI BÀNG
8 năm
@LRA THeo mình biết thì hình như Plasma tuổi thọ cao hơn LCD ấy, trc kia tìm mua tivi mình có tham khảo rất nhiều trên mạng và cũng rất nhiều bài báo nói là Plasma hình ảnh đẹp, tuy nóng nhưng độ bền cao hơn LCD, mình nhớ là vậy vì lúc đó mình đang rất cần mua tivi bền 😁.
@nhoxchuot97 cần gì phải nghiên cứu pla trong khi ngihên cứu amoled có thể ứng dụng trong cả điện thoại+laptop nữa
Tivi Plasma xài ngon đó.
Màu sắc hơn hẳn mấy con tivi LCD xài đèn nền LED (tivi LED thật ra cũng chỉ là tivi LCD, nhưng thay vì dùng đèn nền huỳnh quang thì dùng dãy đèn LED)

Tivi plasma đời cuối bán khá rẻ, nghe đâu là bán rẻ hơn chi phí sản xuất nữa
Nhược điểm là khá dày, nên ngoại hình, hình dáng tivi plasma không thể so được với tivi LED hiện nay, mỏng nhẹ thời trang.

Nhưng về màu sắc, hình ảnh thì tivi plasma xem phim rất tuyệt vời, không chê vào đâu được. Hình ảnh rất có chiều sâu
@BLACKBERRY__7290 Ae nao con hai soi day black voi white ko chia lai minh voi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019