Một trong những bí ẩn vĩ đại nhất mà các nhà khoa học vẫn đang đi tìm câu trả lời chính là, làm thế nào những thực thể sống đầu tiên xuất hiện trên trái đất từ những nguyên tử và phân tử hoá học. Đến giờ có lẽ chúng ta đã có câu trả lời, một chuỗi peptide tạo ra phản ứng hoá học khiến sự sống bắt đầu. Nếu tìm ra được cách các hợp chất hoá học kết hợp lại với nhau thành thực thể sống, thực hiện những nhiệm vụ sinh học, thì đó chắc chắn sẽ là đột phá khoa học quan trọng nhất trong lịch sử.
Những năm gần đây, để tìm câu trả lời, các nhà khoa học đã liên tục tạo ra những thí nghiệm tiến hoá nhân tạo, hoặc thử tổng hợp lại “nồi súp nguyên thuỷ”, khái niệm do hai nhà sinh học Alexander Oparin và John Burdon Haldane đưa ra, mô tả những hợp chất hoá học là nền tảng của nguồn gốc sự sống dưới lòng biển khơi hàng tỷ năm về trước.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đến từ đại học Rutgers và đại học thành phố New York đã truy ngược dấu vết sự sống để tìm ra điểm khởi đầu. Đồng tác giả cuộc nghiên cứu, Vikas Nanda cho biết: “Các nhà khoa học tin rằng đâu đó quãng 3,5 đến 3,8 tỷ năm về trước, đã có một bước ngoặt, một thứ gì đó khởi động quá trình tồn tại của sự sống, từ hoá học, những phân tử vô hồn, trở thành những hệ thống sinh học. Chúng tôi tin sư thay đổi này đã được kích hoạt nhờ vài protein nguyên thuỷ đóng vai trò mấu chốt trong việc tạo ra phản ứng chuyển hoá. Và chúng tôi tin rằng chúng tôi đã tìm ra một trong số những peptide nguyên thuỷ ấy.”
Điều kiện được đặt ra là, chất tạo ra sự chuyển hoá phải đủ năng động để kích thích quá trình hoá sinh, nhưng vẫn phải đủ đơn giản để liên tục hình thành trong “nồi súp nguyên thuỷ”. Sau quá trình bẻ gãy những protein chuyển hoá hiện đại về hình dạng cơ bản nhất. Rồi trong số đó, một “ứng cử viên” được phát hiện.
Các nhà khoa học đặt tên peptide này là nickelback, không phải đặt tên theo rockband đến từ Canada. Các nhà khoa học đặt tên chuỗi peptide này như vậy là vì kết cấu của nó bao gồm chỉ 13 acid amin, kẹp 2 ion nickel.
Peptide này có vẻ phù hợp với mọi yêu cầu của các nhà khoa học. Nó có kết cấu cực kỳ đơn giản, với hai ion nickel, nguyên tố được cho là vô cùng dồi dào trong đại dương trên trái đất nguyên thuỷ, và quan trọng nhất là nó cực kỳ năng động về mặt phản ứng hoá học. Hai ion nickel là chất xúc tác rất mạnh để tạo ra khí hydro, nguồn năng lượng quan trọng để quá trình trao đổi chất diễn ra.
Đương nhiên chúng ta mới chỉ tìm được một peptide, chứ không thể khẳng định nickelback này chính là chìa khoá tạo ra sự sống trên trái đất. Nghiên cứu những peptide này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ quá trình chuyển giao từ hoá học sang sinh học. Nói xa hơn, thậm chí quá trình nghiên cứu này có thể tạo ra những chỉ thị sinh học, giúp các phi hành gia đi tìm dấu hiệu sự sống ở hành tinh khác.
Theo New Atlas
Những năm gần đây, để tìm câu trả lời, các nhà khoa học đã liên tục tạo ra những thí nghiệm tiến hoá nhân tạo, hoặc thử tổng hợp lại “nồi súp nguyên thuỷ”, khái niệm do hai nhà sinh học Alexander Oparin và John Burdon Haldane đưa ra, mô tả những hợp chất hoá học là nền tảng của nguồn gốc sự sống dưới lòng biển khơi hàng tỷ năm về trước.
Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đến từ đại học Rutgers và đại học thành phố New York đã truy ngược dấu vết sự sống để tìm ra điểm khởi đầu. Đồng tác giả cuộc nghiên cứu, Vikas Nanda cho biết: “Các nhà khoa học tin rằng đâu đó quãng 3,5 đến 3,8 tỷ năm về trước, đã có một bước ngoặt, một thứ gì đó khởi động quá trình tồn tại của sự sống, từ hoá học, những phân tử vô hồn, trở thành những hệ thống sinh học. Chúng tôi tin sư thay đổi này đã được kích hoạt nhờ vài protein nguyên thuỷ đóng vai trò mấu chốt trong việc tạo ra phản ứng chuyển hoá. Và chúng tôi tin rằng chúng tôi đã tìm ra một trong số những peptide nguyên thuỷ ấy.”
Điều kiện được đặt ra là, chất tạo ra sự chuyển hoá phải đủ năng động để kích thích quá trình hoá sinh, nhưng vẫn phải đủ đơn giản để liên tục hình thành trong “nồi súp nguyên thuỷ”. Sau quá trình bẻ gãy những protein chuyển hoá hiện đại về hình dạng cơ bản nhất. Rồi trong số đó, một “ứng cử viên” được phát hiện.

Các nhà khoa học đặt tên peptide này là nickelback, không phải đặt tên theo rockband đến từ Canada. Các nhà khoa học đặt tên chuỗi peptide này như vậy là vì kết cấu của nó bao gồm chỉ 13 acid amin, kẹp 2 ion nickel.
Peptide này có vẻ phù hợp với mọi yêu cầu của các nhà khoa học. Nó có kết cấu cực kỳ đơn giản, với hai ion nickel, nguyên tố được cho là vô cùng dồi dào trong đại dương trên trái đất nguyên thuỷ, và quan trọng nhất là nó cực kỳ năng động về mặt phản ứng hoá học. Hai ion nickel là chất xúc tác rất mạnh để tạo ra khí hydro, nguồn năng lượng quan trọng để quá trình trao đổi chất diễn ra.
Đương nhiên chúng ta mới chỉ tìm được một peptide, chứ không thể khẳng định nickelback này chính là chìa khoá tạo ra sự sống trên trái đất. Nghiên cứu những peptide này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ quá trình chuyển giao từ hoá học sang sinh học. Nói xa hơn, thậm chí quá trình nghiên cứu này có thể tạo ra những chỉ thị sinh học, giúp các phi hành gia đi tìm dấu hiệu sự sống ở hành tinh khác.
Theo New Atlas