Tìm thấy hơi nước trên ngoại hành tinh có kích thước nhỏ nhất từ trước đến nay

ND Minh Đức
25/9/2014 14:52Phản hồi: 31
Tìm thấy hơi nước trên ngoại hành tinh có kích thước nhỏ nhất từ trước đến nay
exoplanet-clear-skies.jpg
Ảnh mô phỏng khoảng khắc ngoại hành tinh HAT-P-11b đang băng qua trước sao chủ

Các nhà thiên văn học tại NASA vừa mới phát hiện ra hơi nước bên trong bầu khí quyển của HAT-P-11b, một ngoại hành tinh có kích thước tương đương với sao Hải Vương cách Trái Đất 124 năm ánh sáng. Đồng thời, đây cũng là hành tinh có kích thước nhỏ nhất từ trước đến nay mà các nhà khoa học có thể phân tích thành phần hóa học của nó. Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện trên không chỉ cung cấp thêm hiểu biết về sự hình thành của các ngoại hành tinh khổng lồ, mà còn hoàn thiện một công cụ mới cho phép phát hiện ra nước trên các hành tinh tương tự Trái Đất trong vũ trụ.

Để có thể tìm hiểu thành phần nguyên tố hiện diện trên các hành tinh nằm ngoài hệ Mặt Trời, các nhà thiên văn học thường khảo sát lượng ánh sáng hành tinh đó hấp thụ khi nó di chuyển ngang qua sao chủ. Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể dùng cách này để khảo sát những hành tinh có kích cỡ bằng hoặc bé hơn với sao Mộc do chúng đều được bao bọc thường trực bởi một đám mây bụi dày đặc. Đây chính là trở ngại lớn nhất khi nghiên cứu các hành tinh kích thước nhỏ và cách xa Trái Đất.

exoplanet-clear-skies-0.jpg
Ảnh mô phỏng so sánh bầu khí quyền của HAT-P-11b (bên phải) so với các ngoại hành tinh nghiên cứu trước đây

Tuy nhiên, bằng cách phối hợp 3 kính thiên văn là Hubble, Spitzer và Kepler cộng với áp dụng kỹ thuật truyền quang phổ, các nhà nghiên cứu có thể quan sát độ mờ của ánh sáng phản xạ ra từ hành tinh HAT-P-11b khi nó đang di chuyển ngang qua sao chủ. Sau đó, quang phổ tại thời khắc này sẽ được chụp lại bởi Camera Wide Field 3 trên kính thiên văn Hubble và so sánh với các thời điểm khác trên quỹ đạo của HAT-P-11b. Cuối cùng, thông qua sự khác biệt quang phổ của ánh sáng phản xạ, các nhà nghiên cứu đã có thể phát hiện sự hiện diện và trạng thái của các phân tử bên trong bầu khí quyển của HAT-P-11b. Theo đó, khí quyển của HAT-P-11b chứa 90% Hidro, phần còn lại là hơi nước và một số khí khác.


3 kính thiên văn 3 kính thiên văn Hubble, Spitzer và Kepler đã được phối hợp sử dụng để quan sát ngoại hành tinh HAT-P-11

HAT-P-11b là một ngoại hành tinh thuộc chòm sao Thiên Nga (Cygnus) nằm cách Trái Đất khoảng 124 năm ánh sáng và quay quanh sao chủ HAT-P-11. Theo nhóm nghiên cứu tại NASA, đây là ngôi sao nhỏ nhất từ trước đến nay có thể phân tích được thành phần hóa học bên trong khí quyển của nó. Trước đây, chỉ có các hành tinh có kích thước cực kỳ lớn (cỡ sao Mộc hoặc lớn hơn) và có bầu khí quyển ít dày đặc mới có thể phân tích được thành phần nguyên tố bên trong. Do đó, việc tìm thấy hơi nước bên trong một hành tinh có kích thước nhỏ như HAT-P-11b thật sự là một thành tựu đáng khích lệ đối với công nghệ hiện tại.

exoplanet-clear-skies-2.jpg
Một phần quang phổ của ánh sáng phản xạ từ ngoại hành tinh HAT-P-11b

Phát hiện trên là một bước tiến lớn trong sứ mạng tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Từ trước đến nay, các nhà thiên văn học luôn tìm cách nghiên cứu các ngoại hành tinh có kích thước và điều kiện sống tương tự như Trái Đất. Và giờ đây một kỹ thuật tìm kiếm mới đã được áp dụng thành công với ngoại hành tinh HAT-P-11b, tạo tiền đề cho những bước đi đột phá khác trong tương lai. Theo kế hoạch, NASA sẽ tiếp tục phát triển kỹ thuật quan sát ngoại hành tinh nói trên cho kính viễn vọng James Webb, dự kiến sẽ phóng lên quỹ đạo vào năm 2018.

Tham khảo Theverge, Nature, NASA
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vẫn không biết vó sống được hay không
Zkent991
ĐẠI BÀNG
10 năm
hy vong co su song ngoai trai dat... kkkk
Tin mừng cho cuộc sống mới.
ken0106
TÍCH CỰC
10 năm
Cái chúng ta thấy đã là chuyện của 124 năm trước. Ha ha.
@ken0106 Đắng lòng 😁
@ken0106 Nhọ 😔


Sent from my iPad using Tinhte.vn
@ken0106 chuẩn đấy bạn, đấy là ta nhì từ nhiều năm về trước, không biết chừng giờ trên đó có sự sống cmnr😁
huong04x3c
ĐẠI BÀNG
10 năm
@galabuon Thành phần vô học và vô kiến thức đã nhảy vào rồi. Lậy thánh, thánh ko biết thì nghe ng khác chỉ giáo cho. Phán một câu xanh rờn.
Kể cả có sống được thì làm sao đi đến nơi đây? Nan giải 😁
124 năm ánh sáng 😁
Hy vọng trong tương lai gần các nhà khoa học sẽ phát minh ra 1 "thứ gì đó" có thể đạt đc tốc độ siêu tốc để đi tìm hành tinh xanh mới :D

Gõ và gửi từ cục nhôm pha nhựa gắn 2 mặt kính :D
OMG.....unbelievable😃
124 năm sau (có nghĩa là đang hiện tại) có thể nó phát triển thành một tập thể như thời kỳ đồ đá của loài người. 😁
Hi vọng từ đây đến khi trái đất hay mặt trời hết năng lượng mình tìm đc nơi sống khác 😃
Mất 124 năm ánh sáng mới đi tới được nơi đó. Không đơn giản chút nào đâu!
có nước là có ỗxi mà 124 năm ánh sáng hơi bị nhiều chắc 2100 đi mới nổi
PhuocKen68
ĐẠI BÀNG
10 năm
Có khi nào thằng Supper Man đang núp lùm trên đó không nhỉ ?
Chưa hiểu rõ 1 năm ánh sáng mình sẽ đi mất bao nhiêu thời gian như trên trái đất mình?
@TrongHieu489 Thì nó di chuyển gần 300.000km/s cứ thế mà ước lượng .
14025025
TÍCH CỰC
10 năm
@TrongHieu489 1 giây ánh sáng đi đc 300.000 km. Như thế 1 năm thì ánh sáng sẽ đi đc 300.000x1x365x24x60x60 ~ 9.5E12 km.
Để hình dung với tốc độ trên trái đất, thì tạm so với speed đi bộ của bác là 5km/h nhé, à, đi xe máy đi, 60 km/h nhé. Như vậy là bác muốn đi được quãng đường bằng ánh sáng đi trong 1 năm thì bác cần đi 9.5E12 : 60 ~ 18.000.000 năm liên tục bằng xe máy ;)) ko biết có tính sai không nữa. 😁
@TrongHieu489 ánh sáng đi với vận tốc không đổi là 300,000km/s. 1 năm ánh sáng là quảng đường ánh sáng đi dc trong 1 năm = 9460 tỷ km. con tàu nhanh nhất của con người đi dc 18km/s 1 năm đi dc 570 triệu km. vậy phải mất 16,596 năm hơn 16 nghìn năm con tàu nhanh nhất của con nngười mới đi dc 9460 tỷ km.
Ngon đây, thế là không lo thiếu nước uống rồi
Hi vọng nó có sự sống giống như bọn AUTOBOT
Mỹ tìm thấy nước ở cách xa 124 năm as, VN chưa tìm thấy nước ở nhiều khu dân cư.
Từng ấy năm ánh sáng thì hy vọng gì. chỉ mong con người phát minh ra phương pháp dịch chuyển tức thì thì may ra, không thì nghiên cứu có sự sống cũng bằng không.
Chưa chế tạo được ĐÔRÊMON thì chuyện đặt đc chân lên đó là ko thể ạ. Đắng........ À mà thôi😔
Chúng ta có thật sự cô đơn trong cái vũ trụ bao la kia ko nhỉ


Sent from my iPhone using Tinhte.vn mobile app

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019