Chị Phương Chi (ở Hà Nội), chủ thuê bao 090333xxxx than thở: "Tính riêng tháng Tết vừa rồi tôi nhận được tới 49 tin nhắn rác, nội dung chủ yếu mời mọc việc tải về mấy trang web sex, xem bói...". Cuối tháng, nhận hóa đơn thanh toán cước mới "tá hỏa" khi thấy số tiền phải trả lên tới hơn 730.000 đồng.
Theo chị Chi, bình quân mỗi tháng trước đó tiền điện thoại chỉ hết khoảng 150.000 đồng do máy sử dụng với các mục đích cơ bản như nghe gọi và nhắn tin, không kết nối 3G. "Khi nhận tin, tôi chỉ mở ra xem rồi tắt, không tải gì cả nhưng cuối tháng cước SMS là hơn 614.000 đồng, cộng thuế 10%, tổng cộng gần 700.000 đồng chỉ tính riêng tin nhắn", chị Chi bức xúc nói. Dù đã liên hệ với tổng đài của nhà mạng, nhưng khách hàng cũng chưa nhận được phản hồi thỏa đáng.
http://i.upanh.com/vstslo
Các loại tin push có thể là nguyên nhân khiến người dùng di động mất oan cước.
Ảnh: Anh Quân
Theo chị Chi, bình quân mỗi tháng trước đó tiền điện thoại chỉ hết khoảng 150.000 đồng do máy sử dụng với các mục đích cơ bản như nghe gọi và nhắn tin, không kết nối 3G. "Khi nhận tin, tôi chỉ mở ra xem rồi tắt, không tải gì cả nhưng cuối tháng cước SMS là hơn 614.000 đồng, cộng thuế 10%, tổng cộng gần 700.000 đồng chỉ tính riêng tin nhắn", chị Chi bức xúc nói. Dù đã liên hệ với tổng đài của nhà mạng, nhưng khách hàng cũng chưa nhận được phản hồi thỏa đáng.
http://i.upanh.com/vstslo
Các loại tin push có thể là nguyên nhân khiến người dùng di động mất oan cước.
Ảnh: Anh Quân
Một chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông cho rằng, trường hợp của chị Chi đã nhận được tin nhắn dưới dạng push hay còn gọi là wappush. Đây là các tin thường chỉ có đường link truy cập. Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu của Bkav (Bkav R&D), ở các dòng smartphone, tin nhắn dạng này giống như các SMS thông thường, nhưng với điện thoại phổ thông, khi mở tin thì máy sẽ tải nội dung về. Thực tế, đây là phương thức tiện dụng dành cho các dòng điện thoại cơ bản, nhưng đang bị kẻ gian lợi dụng để kiếm tiền.
Trong trường hợp này, người dùng nhắn tin với cú pháp từ chối nhận quảng cáo gửi đến tổng đài cũng không có hiệu lực, bởi đây không phải nội dung cho nhà mạng cung cấp. Biện pháp ngăn chặn tin push cũng khó thực hiện được, do việc phát tán được thực hiện thông qua phần mềm và máy tính, gửi đi trên diện rộng. Một số loại điện thoại thông minh có tính năng chặn push SMS nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả tuyệt đối.
Trao đổi với VnExpress.net, đại diện Mobifone cho biết chủ thuê bao 090333xxxx đã thực hiện tổng cộng 58 tin tới tổng đài giá trị gia tăng với nội dung nạp tiền, giá mỗi tin nhắn là 15.000 đồng. Riêng tháng một đã gửi tới 43 tin. Theo Mobifone, có thể do người nhà của khách hàng đã sử dụng điện thoại mà chủ máy không biết. Tuy nhiên, đây cũng có thể là trường hợp máy tự động thao tác khi người dùng mở tin nhắn push, theo cách giải thích của ông Vũ Ngọc Sơn.
Mobifone cũng cho biết đã yêu cầu tổng đài thuộc quyền quản lý của mình chấm dứt việc gửi tin quảng cáo đến thuê bao nêu trên. "Hiện các ứng dụng cài đặt trên điện thoại rất phong phú, nên trong bất kỳ trường hợp nào khách hàng thấy nghi ngờ hoặc không rõ cách cước cần xóa khỏi máy hoặc liên hệ với nhân viên nhà mạng để được hỗ trợ", đại diện Mobifone khuyến cáo.
Ngoài ra, một số người dùng di động đang phản ánh hiện tượng nhận được tin nhắn thông báo đã đăng ký thành công dịch vụ của đơn vị nào đó, và "tuyên bố" thuê bao sẽ bị trừ tiền nếu không gửi lệnh hủy đến đầu số dịch vụ. Thực tế, đây chỉ là hình thức hù dọa đánh vào tâm lý vì không có dịch vụ nào được kích hoạt nếu người dùng không đăng ký. Thuê bao chỉ thực sự mất tiền khi nhắn tin nội dung hủy đến đầu số như thông báo.
Theo VnExpress
Quảng cáo