#TinhteLookBack - 2020 và J-Pop

Seraphic_Wingz
20/1/2021 7:52Phản hồi: 64
#TinhteLookBack - 2020 và J-Pop
photo-sp.jpg

Kể từ năm 2016, là năm mà mình bắt đầu nghe những bản nhạc J-Pop hiện đại đầu tiên, có lẽ mình cũng không ngờ là đến tận bây giờ mình vẫn gắn bó với dòng nhạc này sau 5 năm. Mặc dù được coi là thị trường âm nhạc thứ hai trên toàn cầu, tuy nhiên nếu so với anh hàng xóm Hàn Quốc với K-Pop thì những năm gần đây rõ ràng J-Pop không quá nổi trội về mặt tiếng nói trên toàn cầu. Liệu có phải là do trình độ âm nhạc của người Nhật kém hơn người Hàn? Không hề nhé, nếu những ai nghe nhiều nhạc Nhật thì họ sẽ nói rằng, trình độ về âm nhạc của người Nhật không hề thua kém, nếu không muốn nói là hơn, những thị trường âm nhạc lớn như Âu Mỹ hay Hàn Quốc, bởi thị trường âm nhạc của công chúng Nhật Bản rất khắt khe về chất lượng: không chỉ ở khả năng sáng tác, khả năng cảm thụ âm nhạc của người nhạc sĩ hay kĩ năng điều khiển tông giọng hay hát live của ca sĩ. Nguyên nhân chính là sự bảo thủ của những hãng thu âm và phát hành tại Nhật Bản với quá ít đầu tư vào việc truyền thông sản phẩm của mình ra toàn cầu - một điều cực kì khó hiểu khi mà thời đại toàn cầu hóa đã gần như có thể gọi là đạt đỉnh cao.

Tuy nhiên, những tảng đá cứng nhất cũng sẽ mòn, cũng như những tư duy cũ kĩ, bảo thủ cũng sẽ phải thay đổi. Và năm 2020 chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự lột xác của J-Pop. Hãy cùng nhìn lại năm 2020 của J-Pop với những bản hit quốc tế cũng như sự thay đổi hướng ra nhằm thế giới của thể loại nhạc này.


1. YOASOBI và mạng xã hội

photonews-200719-MU309-e1595269040430.jpg

Có lẽ, trước ngày 15 tháng 12 năm 2019, không ai có thể tưởng tượng được rằng, Ayase và Lilas Ikura - Producer và Singer của YOASOBI, hầu như không có bất cứ tiếng tăm gì ở ngoài Nhật Bản, ngay lập tức trở thành một hiện tượng âm nhạc toàn cầu với chỉ một single duy nhất: Yoru ni Kakeru (Racing into The Night).



Đương nhiên, nếu nói về bài hát này, thì bản thân mình cảm thấy nó rất hay với những giai điệu sống động được Ayase lấy cảm hứng từ các bản nhạc Vocaloid - đối lập hoàn toàn với nội dung của bài hát về một mối tình tăm tối, một điều chưa từng thấy tại Nhật Bản, cũng như giọng hát rất cuốn hút của Ikura. Nhưng nền tảng đã đẩy danh tiếng của bài hát này lên một tầm cao mới chính là các mạng xã hội như TikTok hay YouTube - vốn là những nền tảng tạo nên các trend và viral video mà chúng ta vốn đã quen thuộc những năm gần đây. Và chỉ trong thời gian ngắn, bài hát này đã trở thành một hiện tượng toàn cầu khi nhanh chóng đứng đầu vào bảng xếp hạng Billboard Japan 100 cũng như bảng xếp hàng toàn cầu Billboard Global 200, cũng như trở thành một trong những bài hát được stream nhiều nhất vào năm 2020 trên Spotify.

Sự thành công của Yoru ni Kakeru cho thấy sức mạnh của truyền thông và mạng xã hội. Một bài hát có nội dung khác lạ, sự thể hiện tuyệt vời hoàn toàn có thể lan tỏa một cách nhanh chóng tới công chúng trong nước cũng như toàn cầu, bất kể rào cản ngôn ngữ. Nó khá tương đồng với sự lan tỏa của các meme (ảnh / video chế) - dù nguồn gốc ở đâu đi chăng nữa thì nó hoàn toàn vẫn có khả năng lan tỏa nếu nội dung của nó tạo được sự khác biệt với phần còn lại của thế giới.


2. LiSA, Homura và hiệu ứng Demon Slayer

lisa-leo-nine-2020-750x400.jpg

Khi nói đến J-Pop năm 2020 thì chúng ta không thể nhắc tới LiSA. Cô ca sĩ sinh năm 1987 đã có một năm phải nói là cực kì, cực kì thành công trong suốt sự nghiệp ca hát của mình với bản hit “Homura”, sáng tác bởi nữ nhạc sĩ Yuki Kajiura. Không thể phủ nhận Homura là một ca khúc tuyệt vời, nhưng điều làm cho danh tiếng của bài này phủ khắp năm châu chính là nhờ hiệu ứng khủng khiếp của bộ phim Demon Slayer: Mugen Train. Đây cũng chính là một trong những bộ phim anime thành công nhất của tập đoàn Aniplex trực thuộc Sony Music Japan Entertainment trong năm 2020, soán ngôi Spirited Away để trở thành bộ phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại ở Nhật Bản và thu về 380 triệu USD - đứng thứ 4 trong top 10 bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2020, một năm vô cùng khó khăn của ngành điện ảnh toàn cầu.

Riêng với Homura, single này luôn năm trong top đầu của bảng xếp hạng tại Nhật Bản kể từ ngày phát hành, đứng đầu bảng xếp hạng những ca khúc được stream nhiều nhất ở cả US và Nhật Bản với 19,8 triệu lượt stream, vượt qua cả single Dynamite của BTS, đứng thứ 21 trong bảng xếp hạng Billboard Global 200 và đạt chứng nhận bạch kim bởi Hiệp hội ghi âm Nhật Bản (RIAJ) cho cả bản CD và Digital (trên 250,000 lượt bán). MV của bài hát này hiện đang có 131 triệu lượt xem trên YouTube và phần trình diễn live của bản nhạc này trên kênh THE FIRST TAKE có 34 triệu lượt xem. Tất cả đã đưa danh tiếng của cô ca sĩ này vượt ra ngoài Nhật Bản và vươn đến tầm châu lục.

Quảng cáo




3. THE FIRST TAKE và trào lưu thưởng thức âm nhạc tại nhà

THE_FIRST_TAKE_2020.png

Mình đã từng có một bài viết (tương đối) sâu về THE FIRST TAKE rồi, nhưng để tóm tắt lại thì mình chỉ có một ý sau: với một concept khác lạ, cách thể hiện đơn giản nhưng lại rất tinh tế, THE FIRST TAKE đã trở thành một hiện tượng âm nhạc không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Ngoài ra, THE FIRST TAKE cũng đem đến một hình thức biểu diễn âm nhạc hoàn toàn độc đáo: những người nghệ sĩ biểu diễn live chỉ với một take duy nhất, cũng như phiên bản THE HOME TAKE - nghệ sĩ biểu diễn tại gia, và trong thời điểm bùng phát của dịch COVID-19, khi mà các concert đều bị hủy đồng loạt thì đây trở thành một trong những hình thức thưởng thức âm nhạc được rất nhiều người quan tâm.

Sự thành công của THE FIRST TAKE cũng có những “dấu chân” của tập đoàn Sony: Chẳng hạn như với chiến dịch quảng bá các sản phẩm tai nghe chống ồn của Sony tại Nhật Bản thì họ đã sử dụng THE FIRST TAKE như một phương tiện quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, THE FIRST TAKE cũng vô tình trở thành “sân sau” của hãng thu âm Sony Music Japan Entertainment, giúp hãng quảng bá các ca sĩ của họ.


Quảng cáo tai nghe WF-1000XM3 qua THE FIRST TAKE

Quảng cáo


Quảng cáo tai nghe WH-1000XM4 qua THE FIRST TAKE


Tóm lại: Có thể nói năm 2020 là một năm không chỉ đánh dấu sự thành công của J-Pop mà còn cho thấy được sự thay đổi trong cách các hãng đĩa Nhật Bản truyền thông sản phẩm của mình ra thế giới, đi đầu là Sony Music Japan Entertainment. Với tiềm năng cực lớn của các ca sĩ và nhóm nhạc Nhật Bản thì mình hi vọng sang năm 2021 thì ngành công nghiệp âm nhạc Nhật Bản nói chung và J-Pop nói riêng sẽ còn khởi sắc hơn nữa
64 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ai quan tâm JAV pop giơ tay
Cười vô mặt
@romano19 JAV là gì vậy???
Chương trình giới thiệu những ca sĩ mới hát solo, song ca, hợp ca kết hợp giữa hình thể và ngôn ngữ trừu tượng ít khi xuất hiện ở đời thường. Nam giới thường đánh trống, nữ giới hát, hò hoặc opera. Nói chung khá hay
Cười vô mặt
Để em tìm hiểu xem, nghe cũng hấp dẫn 😆
@romano19 JAV= Japan Anti Virus chống cô vít cũng khá
Chỉ thích ngắm gái Hàn nhảy sexy thôi chứ không nghe nhạc hay xem phim. Hàn được mấy em nhóm hát nhảy toàn váy ngắn hoặc các clip yoga, thử quần áo ngon vãi
E chỉ nghe Nguyên Hà hát tiếng Nhật thôi, nhạc J thì toàn nghe nhạc phim là chủ yếu
Ộp pa...JAV nhoa
Đừng nói nữa, quất đi em
AnthonyDO
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nhạc Nhật nó không phổ biến một phần vì bản quyền nhạc khá gắt nên không phổ biến trên youtube là điều đương nhiên.
Fan muốn push cho ca sĩ, band mình thích qua kênh youtube thì phải làm đủ thứ trò( lồng, ghép, cắt, chèn) các thứ với clip thì mới không bị Youtube xoá.

VN có nhiều fanbase J-pop lắm nhé 😁
có bác nào thích One Ok Rock ko ạ
@AnthonyDO Tôi nè. Mê ONE OK ROCK từ The Beginning, Clock Strikes,...
Macole
ĐẠI BÀNG
3 năm
@AnthonyDO Một phần thị hiếu bọn Jp giờ ko theo trào lưu thế giới, chứ mấy nhóm theo xu hướng thịnh hành như Baby metal vẫn hot lắm.
Mình hay nghe Funkey Monkey Babys, Kobasolo, Misia nữa 😃
@nightwish47 Bữa trước xem phim xong mình phải ở lại nghe hết bài Homura rồi mới về, khá nhiều bạn trong đó cũng vậy. Công nhận bài này quá tuyệt.
@KeniVinh Riêng bài homura mình lại không khoái 😆
J Pop thì trước mình thích xem phim hơn. Âm nhạc thì chắc ko kham nổi do văn hoá chăng!
@autumnlove Tui thì ngược lại. Không nuốt nổi phim drama Nhật và phim chiếu rạp của Nhật (trừ anime chiếu rạp) . Nhạc thì vô tư, thấy giai điệu còn hay hơn cả KPOP. Cũng trừ mấy nhóm nhạc thần tượng như AKB48, thấy nhạc của các nhóm nhạc thần tượng na ná nhau đến phát ngán
TKNRCT
ĐẠI BÀNG
3 năm
@TYA Thật ra mấy bài như link thì mình cũng không nuốt được mặc dù tiếp xúc anime, jrpg từ nhỏ đến lớn nên nghe nhạc nhật rất nhiều, nhưng hễ cứ bài nào jpop mà được khen hay thì thường nghe chả ra gì, giai điệu nghe như nhạc âu mỹ, chắc vì thế nên nó mới nổi.
@TKNRCT Mấy bài trên nghe hay mà, mình không nghĩ có người diễn tả bằng từ "Không nuốt nổi" đấy.
TKNRCT
ĐẠI BÀNG
3 năm
Ý mình là nhạc nhật rất nhiều bài hay các op ed anime, jrpg các thứ nhưng những bài được hype trên bài viết chỉ tạm tạm, giai điệu như nhạc âu mỹ, kiểu như người thích nghe nhạc âu mỹ mà muốn tìm bài hát bằng tiếng nhật rồi khen, cả bài homura của lisa được hype quá trời trên forum mà nghe chả hay bằng against của kimisen, hay op, ed danmachi ss3 và một đống anime mùa này, mấy ed của các anime chiéu rạp ở vn như doraemon stand by me, maquia, your name, mahouka, sword art online... cũng hay nhưng không thấy khen chỉ lôi mấy bài giai điệu như us uk pop, cảm thấy mấy bài trên không phải đại diện tốt cho người mới nghe jpop.
Mình sống ở Nhật lâu rồi nhưng mà có 2 thứ là âm nhạc và đồ ăn bên này mình không thể nào mà yêu nổi 😆
Cười vô mặt
J000
TÍCH CỰC
3 năm
@caocaolatre199x Mấy thằng như ông tôi gặp đầy. Ở cả VN và Nhật. Nên dừng lại ở việc đó là sở thích của ông thôi. Còn đồ nó ngon hay không thì thế giới nó đã đánh giá rồi
@J000 mấy thằng gõ phím kể chuyện thế giới như bạn mình cũng gặp đầy ;)
J000
TÍCH CỰC
3 năm
@caocaolatre199x Bản thân ông cũng là thằng gõ phím kể chuyện thế giới? Nhưng là cái thế giới ở dưới cái giếng nhìn lên.
@J000
Cười mặt nồi
JAV the best
Cười ra nước mắt
Ở cái tuổi tụng kinh gõ mõ rồi. Nhạc nhẽo bọn trẻ Hàn Nhật Việt giờ ko tiêu hoá nổi.

Nhạc vàng thôi 😁
Cười vô mặt
geniusbmt
TÍCH CỰC
3 năm
Cười vô mặt
2020 nghe YOASOBI, ZUTOMAYO, Kenshi Yonezu, ONE OK ROCK khá nhiều. Chủ yếu biết mấy artist này qua rhythm game và thuật toán recommend của Youtube. Nghệ sĩ/nhóm nhạc Indie bên Nhật dị và hay như Mili hay haruka nakamura. EDM thì có Camellia với t+pazolite.
2020 cũng là năm đầu tiên mình ít nghe nhạc của LiSA, Aimer, Reol.
Mình bắt đầu theo dõi kênh của theDX3. Cập nhật trend JPOP theo tuần, luôn có bài hay để nghe 😁 https://youtube.com/user/theDX3
nhạc nhật thì nghe, nhạc hàn thì next nhé
BillJourna
ĐẠI BÀNG
3 năm
Nhạc Nhật mấy đoạn điệp khúc nghe cứ ngang phè phè. Chắc do ngôn ngữ không có thanh điệu. Nói vây chứ có mấy bài hay cực: Kokoro no koe, Prisoner of love, etc...
TKNRCT
ĐẠI BÀNG
3 năm
@BillJourna Soshite Ima (Asami Seto)
Que sera sera (Fhana)
Nakimushi (Sawai Miku)...
Chắc do bác nghe trúng bài thôi chứ hàn nhật việt mỹ gì cũng không liẻn quan đâu
hèn gì thấy người nghe YOASOBI tăng hẳn 3,5tr nghe hàng tháng trên Spotify ... Nhật Bản thì cái gì t cũng thích riêng phim truyền hình hay phim của Nhật thì ko thể nào mà tiêu thụ nổi với cái diễn xuất lố lố của bọn nó .
@eragonhnn Phim Nhật mình thấy họ diễn sao sao ấy, không diễn tả được nhưng mình cũng không thích lắm. Tất nhiên anime hay manga thì tuyệt vời.
@KeniVinh Nó như thế lầy : Phim Mỹ họ diễn tự nhiên , Phim Hàn xẻng họ diễn rất chân thật . Còn phim Nhật thì thằng nào thắng nấy khuôn mặt lúc diễn biểu cảm vcc ... nói trắng ra là tụi nó diễn lố vl , diễn càng lố càng thấy nó giả tạo 🙂 , khóc thì mặt cực nhăm nhó , lúc tức giận thì gào như mấy thằng điên ... Trong nó cực kì giả trân 😐 . Có thể là do văn hóa bọn nó vậy chứ người khác nhìn vào thì thấy diễn như loen .
@eragonhnn Thực tế là do văn hóa vì trong giao tiếp thường ngày thì cách nói chuyện và cư xử của họ cũng y như trong phim vậy. Thật may là trong anime cái này bớt đi nhiều.
MaXXChueng
ĐẠI BÀNG
3 năm
@eragonhnn Kiểu Dramatic đó, trên phê phim có đề cập
TKNRCT
ĐẠI BÀNG
3 năm
@eragonhnn Do bác xem quen rồi nên thấy vậy thôi chứ giờ tôi xem phim nhật mà nó diễn kiểu hollywood thì chắc tắt phim, còn nói về giả tạo thì tùy, đồng ý phim mỹ nó tự nhiên nhưng bởi vì tự nhiên vậy nên tôi mới thấy giả tạo, đơn giản về cách hiểu của tôi nếu đã là diễn thì phải thật cường điệu, thậm chí phải bùng nổ, nổi loạn, thế mới hay, cái kiểu giá vở như tự nhiên như phim mỹ nó ngột ngạt kinh khủng.
Nongata
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bài hay. Cảm ơn tác giả
bigturtlevn
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình thích nghe dòng nhạc điện tử hơn, nhóm Perfume hoặc Kyary toàn những bài hơp tai
Huy Kutis
TÍCH CỰC
3 năm
Lâu lắm mới thấy chữ J-Pop xuất hiện ở đâu đó trên mạng. Ngày trước lúc còn hay theo dõi nhạc trên YAN diễn đàn, mình thấy có box Jpop rất sôi động. Tò mò ko hiểu sao nhiều người mê nó trong khi nhạc ngoại chủ yếu thời đó là USUK. Tìm hiểu mới biết Nhật là thị trường lớn thứ 2 thế giới. Các bảng xếp hạng cũng rất khắc khe đối với nhạc nước ngoài do thị hiếu Nhật, nên việc một bản nhạc USUK leo chart tốt tại Nhật là điều đáng tự hào.
Vì sức mua nhạc bản quyền, CD gốc ở Nhật rất lớn, chắc vì vậy mà các ngôi sao lớn ở Mỹ, Anh đều sang Nhật quảng bá cho sản phẩm của mình. Những ngôi sao Kpop đình đám thời mình (khoảng đâu 2004) cũng phải toàn đánh thị trường Nhật như một cái “a must” trong hành trình chinh phục thị trường quốc tế, có thể kể đến BoA, SES,Se7en... hay đến sau này như Bigbang, DBSK, Girls Generation...
Màu sắc âm nhạc thì mình đánh giá Jpop đa dạng màu sắc hơn do vậy là mình thấy cá tính hơn rất nhiều. Có thể Kpop cũng có nhưng bề nổi là những band làn nhàn như nhau không thể nhớ nổi mặt bất cứ ai trong nhóm.
MaXXChueng
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Huy Kutis DBSK hát tiếng Nhật thì đỉnh cao luôn

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019