#Tinhtelookback: Những chiếc bàn phím cơ chơi game đáng mua nhất

bk9sw
14/1/2021 10:38Phản hồi: 45
#Tinhtelookback: Những chiếc bàn phím cơ chơi game đáng mua nhất
Gaming gear luôn là nơi có nhiều ý tưởng sáng tạo nhất và nhiều trong số đó đã được đưa lên sản phẩm thực tế thay vì chỉ dừng lại ở mặt ý tưởng. Những chiếc bàn phím cơ chơi game giờ đây được các hãng thiết kế tốt hơn, sử dụng nhiều loại switch mới như switch quang học, switch low-profile hay thậm chí là loại switch có thể đổi được điểm kích hoạt … tất cả đều nhằm mang lại trải nghiệm chơi game tốt hơn cho game thủ. Anh em yêu thích hãng làm gaming gear nào thì hãy xem thêm kết quả TTBC 2020 xem có nhiều đồng bọn không nha:

Tinh tế Bình chọn 2020

Tinh tế Bình chọn là sự kiện hằng năm để xem lại những sản phẩm công nghệ nổi bật trong năm qua, và cũng là dịp bạn bình chọn các sản phẩm yêu thích trong nhiều hạng mục từ di động, máy tính, xe cho đến phụ kiện, các nhà bán lẻ online và nội dung số.
tinhte.vn

Razer Huntsman Elite


Razer Huntsman Elite.jpg
Có thể nói là lá cờ đầu của bàn phím cơ dùng switch quang học (Optical Switch) và cũng là chiếc bàn phím bán chạy nhất tại thị trường Bắc Mỹ. Huntsman Elite là dòng bàn phím cơ mới hoàn toàn của Razer với thiết kế full-size, hoàn thiện cao cấp, có kê tay hít nam châm, núm xoay điều chỉnh âm lượng nằm ở góc phải bàn phím cùng hệ thống đèn Razer Chroma từ dưới mỗi phím đến viền phím. Đến thời điểm hiện tại thì Razer đã tung ra các phiên bản Tournament (TKL) và Huntsman Mini (60%).

Razer Optical Switch.jpg
Dòng bàn phím này chỉ sử dụng switch quang học với 2 tùy chọn là Purple (Clicky) và Red (Linear). Điểm độc đáo của switch quang học của Razer là mỗi switch đều có thanh cân bằng (stab bar) từ đó cho độ chính xác và cảm giác gõ đồng đều trên mọi phím. Phiên bản Purple clicky với điểm kích hoạt 1,5 mm, lực nhấn chỉ 45 g phù hợp cho chơi game lẫn gõ văn bản. Trong khi đó phiên bản Red linear có điểm kích hoạt rất sớm chỉ 1 mm và lực nhấn chỉ 40 g. Giá của Huntsman Elite hiện tại vào khoảng 4,5 triệu đồng.


Razer Huntsman Elite Tournament.jpg
Phiên bản Tournament được rút ngắn lại với layout TKL, vẫn được thiết kế cao cấp với plate kim loại và đèn Razer Chroma tùy biến trên từng phím. Nếu thích trải nghiệm switch quang học của Razer, chỉ cần một chiếc bàn phím nhỏ gọn và chi phí vừa phải thì Huntsmand Elite Tournament rất hợp lý bởi giá bán chỉ vào khoảng 3 triệu đồng.

Razer Blackwidow V3 TKL


Razer BlackWidow V3 TKL.jpg
Ở phân khúc bàn phím cơ dùng switch cơ học thông thường thì BlackWidow V3 TKL là lựa chọn hấp dẫn của Razer. BlackWidow là dòng bàn phím cơ truyền thống của team rắn xanh với phiên bản đầu tiên ra mắt từ 10 năm trước. Đến nay thì BlackWidow vẫn được Razer cải tiến qua từng năm với nhiều biến thể nhưng thiết kế thì không thay đổi quá nhiều. Dòng BlackWidow V3 TKL mới có 2 tùy chọn switch là Razer Green clicky, lực nhấn 50 g, điểm kích hoạt ở 1,9 mm và Razer Yellow tactile với lực nhấn 45 g, điểm kích hoạt ở 1,2 mm. Bên dưới mỗi phím vẫn là hệ thống đèn Razer Chroma. Giá bán của BlackWidow V3 TKL ở 2,7 triệu đồng.

Logitech G Pro X




Đây là chiếc bàn phím cơ mình thích nhất của Logitech và mình nghĩ anh em nên trải nghiệm bởi nó hỗ trợ thay switch (hot swap) - một tính năng rất ít thấy trên những chiếc bàn phím cơ gaming. Pro X có layout TKL, thiết kế thì không khác nhiều so với dòng G Pro trước đó dùng switch GX Blue/Red.

Logitech G Pro X.jpg
Điểm ăn tiền của G Pro X là mạch phím hỗ trợ thay nóng switch, tương thích với các loại switch cơ học hiện tại với thiết kế 3-pin. Mình đã sử dụng nhiều loại switch khác nhau trên G Pro X từ dòng Kailh Box, Outemu cho đến Cherry MX, Gateron. Vì vậy nếu anh em thích tùy biến cảm giác gõ trên một số nút hay chỉ đơn thuần là thích trải nghiệm switch mới mà không muốn thay bàn phím thì G Pro X là lựa chọn rất hay. Giá của chiếc bàn phím này vào khoảng 3 triệu, Logitech có bán thêm các bộ switch GX Red, Brown hay Blue với giá tầm 1 triệu một bộ.

Quảng cáo


Logitech G512 Carbon


Logitech G512 Carbon 1.jpg
Đây là chiếc bàn phím bán chạy của Logitech và là dòng bàn phím tiêu chuẩn của hãng này dành cho game thủ trong nhiều năm. G512 có thiết kế full-size, nhiều tùy chọn switch như GX Blue, clicky, lực nhấn 50 g, điểm kích hoạt ở 2 mm, GX Brown, tactile, lực nhấn 50 g, điểm kích hoạt ở 1,9 mm và GX Red, linear, lực nhấn 50 g, điểm kích hoạt ở 1,9 mm.

Logitech G512 Carbon 2.jpg
Chiếc bàn phím này được build rất chắc chắn với plate bằng hợp kim nhôm-ma giê, cáp dệt to dày, có cổng USB tích hợp để dùng với tai nghe hay chuột và đèn Lightsync đồng bộ với các phụ kiện khác của Logitech. Giá của chiếc bàn phím này vào khoảng 3 triệu đồng.

Logitech G813 LightSync và G913 LightSpeed


Logitech G813.jpg
Đây là bộ đôi bàn phím cơ dùng switch low-profile độc đáo của Logitech, được hãng này ra mắt từ tháng 8 năm 2019. Cả 2 đều dùng layout full-size và khác biệt ở chỗ phiên bản G913 (nước ngoài là G915) LightSpeed là bàn phím cơ không dây dùng với receiver hoặc Bluetooth trong khi phiên bản G813 (nước ngoài là G815) thiết kế tương tự nhưng có dây.

Logitech G913.jpg

Quảng cáo


2 chiếc bàn phím này dùng switch low-profile với các tùy chọn GL Clicky, GL Tactile và GL Linear. Cả 3 loại switch này đều có lực nhấn trung bình 50 g, tổng hành trình rất ngắn chỉ 2,7 mm và điểm kích hoạt ở 1,5 mm. Như tên gọi của mỗi loại thì GL Clicky vẫn có tiếng click nhiều người thích, Tactile có khấc xúc giác và Linear là dòng switch trơn tuột thiên về game hơn.

Logitech G913 1.jpg
Một ựu điểm của dòng G813 và G913 là độ mỏng, chỉ 22 mm. Logitech vẫn trang bị con cuộn giúp điều chỉnh nhanh âm lượng trên 2 chiếc bàn phím này và chất lượng của nút này cực kỳ tốt. Ngoài ra cả 2 bàn phím đều hỗ trợ đèn LightSync tùy biến trên từng phím và đồng bộ với các thiết bị khác của Logitech G. Phiên bản G913 cũng đã vừa có thêm biến thể TKL nhỏ gọn hơn và lý tưởng để sử dụng không dây hơn.

SteelSeries Apex Pro


SteelSeries Apex Pro.jpg
Đây là dòng bàn phím cơ sáng tạo nhất của SteelSeries trong những năm qua và cũng rất đáng để trải nghiệm vì những tính năng mà nó mang lại. Dòng bàn phím này cũng có 2 phiên bản là Apex Pro full-size và Apex Pro TKL, thiết kế vẫn tương tự nhau, đều có kê tay nam châm và màn hình OLED. Điểm đặc biệt nhất của dòng Apex Pro nằm ở loại switch mà SteelSeries trang bị cho nó: hãng gọi là OmniPoint.

SteelSeries OmniPoint 1.jpg
Đây là một loại switch dùng công nghệ từ trường hay hiệu ứng Hall, nó có thể đo được khoảng cách chính xác mà một phím được nhấn xuống ở mọi thời điểm. Từ đó nó cho phép điều chỉnh điểm kích hoạt trên từng phím, khi chơi game thì chỉnh điểm kích hoạt ngắn để thao tác nhanh hơn và chính xác hơn trong khi khi cần gõ phím, cần cảm giác gõ hơn thì có thể chỉnh điểm kích hoạt dài. Người dùng có thể chỉnh từ 0,4 đến 3,6 mm. Với thiết kế switch này thì OmniPoint hiện tại chỉ có dạng linear, lực nhấn 45 g.

SteelSeries OmniPoint.jpg
Một điểm rất hay trên dòng Apex Pro đó là màn hình OLED nhỏ. Nó có thể hiển thị nhiều thứ từ âm lượng, bài nhạc đang phát, độ sáng bàn phím cho đến các biểu tượng animate tùy biến qua SteelSeries Engine. Bên cạnh chiếc màn hình này cũng có con cuộn điều chỉnh âm lượng. Đèn bàn phím Dynamic Per-Key RGB hỗ trợ tùy biến trên từng phím, hiển thị theo game, nhạc và nhiều plug-in khác qua SteelSeries Engine. Giá của dòng Apex Pro vào khoảng 4,5 triệu đồng và phiên bản TKL vào khoảng 4 triệu đồng.

Corsair K68 RGB


Corsair K68 RGB.jpg
Corsair K68 RGB là dòng bán chạy nhất của hãng này. Đây là dòng bàn phím được thiết kế rất bền và nó sẽ đủ khả năng sống sót dưới bàn tay của những game thủ cuồng nhiệt hay thường có thói quen ăn uống khi chơi game. K68 RGB có khả năng chống nước và bụi, đạt chuẩn IP32, bọn mình cũng từng trải nghiệm trong bài này.

Corsair K68 switch.jpg
Loại switch được sử dụng là Cherry MX Red hoặc Blue nhưng các switch này được bọc bên trong một lớp khung chống nước và bụi đặc biệt. Cảm giác gõ của các switch Cherry MX trên K68 RGB không bị ảnh hưởng, Red vẫn rất mượt mà với lực nhấn 45 g, kích hoạt ở 2 mm trên tổng hành trình 4 mm, Blue vẫn kêu lách tách với lực nhấn 50 g, kích hoạt ở 2 mm trên tổng hành trình 4mm.



Dù chống nước và bụi nhưng K68 vẫn có đèn RGB iCUE hỗ trợ tùy biến và đồng bộ với các phần cứng iCUE khác của Corsair. Nó cũng được bán kèm với kê tay có thể tháo rời được, giá bán của K68 RGB hiện chỉ vào khoảng 3 triệu, có chỗ khuyến mãi còn 2,3 triệu đồng.

ASUS ROG Strix Scope




Thường thì gaming gear không phải là thế mạnh của các hãng làm linh kiện và máy tính nhưng ASUS lại là hãng rất chịu khó đầu tư và sáng tạo nhiều tính năng thú vị. ROG Strix Scope là một chiếc bàn phím cơ full-size được thiết kế dành cho người chơi game FPS với phím Ctrl bên trái to gấp đôi để giúp thao tác đứng ngồi thuận tiện hơn, các phím WASD có keycap khác màu. ASUS cung cấp nhiều tùy chọn switch Cherry MX trong đó có đến 4 tùy chọn switch Linear tối ưu cho game như Red, Silent Red, Black và Speed Silver tốc độ cao, ngoài ra vẫn có Blue và Brown truyền thống.

ROG Strix Scope Stealth Mode.jpg
Trên chiếc bàn phím này có một nút chức năng thú vị gọi là Instant Privacy - chức năng mình có thể gọi là "chống phụ huynh gank" bởi khi nhấn vào nút này thì âm thanh tự động Mute và tất cả các ứng dụng đang mở sẽ được ẩn đi. Nhấn lần nữa thì mọi thứ trở lại như cũ.

ROG Strix Scope.jpg
ROG Strix Scope có nhiều phiên bản như Scope TKL với layout ngắn và Scope PBT không đèn với keycap PBT cho cảm giác gõ tốt hơn. Hệ thống đèn trên dòng Scope rất đẹp mắt với công nghệ đèn AURA, đèn trên từng phím, trong logo ROG và cả viền trước bàn phím với phiên bản TKL. Hệ thống đèn này cũng được tùy chỉnh và đồng bộ với các phần cứng thuộc hệ sinh thái AURA của ASUS. Giá bán của dòng ROG Strix Scope khoảng 3 triệu đồng,
45 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Không có corsair k100 mới nhỉ
Lưu ý là coi chừng bị giựt tê tê khi chơi rắn xanh
@soigiatremang e xài nè, nối thêm sợi dây xuống bàn, từng có kinh nghiệm với CMStorm Mech nên xử lý dễ 😁
aiglove
CAO CẤP
3 năm
@bk9sw Nối sao vật bạn. Quấn dây vào chỗ nào của phím thì đẹp bạn
@aiglove bộ lắp ghép lớp 5 có cái dây điện kẹp 2 đầu đấy bác :v
aiglove
CAO CẤP
3 năm
@trunghoang1203 Rồi kẹp vào đâu bạn
Thích apex pro nhất. đang dùng k68 của corsair nên chưa muốn mua thêm =))
tanakakb
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mình chỉ kết 2 hãng Leopold với Filco nhập liệu với chơi game cũng ok 😆
Cái nào cũng chất
Kinh vãi
@Võ Thành Quân đúng là cái nào cũng chất thiệt, thích nhất cái logitech ko dây, vì m ko chơi game mấy 😃
Obj 430u
ĐẠI BÀNG
3 năm
Lúc đầu rất thích mấy con phím led các thứ nhưng sau này lại thích loại k led như này.
techzones-asus-rog-strix-scope-pbt-1.jpg
combo chuột phím Mitsumi vẫn chất 😁
Trước mình cũng tốn mấy củ mua phím cơ với chuột về cuối cùng chỉ chơi mỗi CS:GO
Giờ thì chỉ chơi game nào hỗ trợ tay cầm !
CQTran
ĐẠI BÀNG
3 năm
Em dùng fuhlen destroyer, rẻ ngon
duc2304
ĐẠI BÀNG
3 năm
đang dùng Fnatic Gear Rush mua dc nửa giá khi đi Gamescom và khá là hài lòng
baden009
TÍCH CỰC
3 năm
Mình đang dùng con Razer optical clicky, phải nói là nó nhanh kinh. từ con corsair phải làm quen nếu ko muốn bị bấm quá sớm😁
zaypoo
ĐẠI BÀNG
3 năm
Trừ Razer ra thì đều ổn.
Cho_Chet
TÍCH CỰC
3 năm
Mình lại đang sài k70, và khá chim ưng :d
Gõ sướng
làm thêm bài các loại cơ nhưng không chơi game mà để gõ văn bản thôi đi mod 😁
xadieu92
ĐẠI BÀNG
3 năm
K95, k100 giả cơ rồi
Bút xanh
TÍCH CỰC
3 năm
Nhìn cái nào cũng thèm mà chỉ biết tặc lưỡi.
Ko có sản phẩm nước nhà nhỉ, hơn 800k dùng ngon chán, sự khởi đầu hoàn hảo cho sự nghiệp tập tành với phím cơ ;)
@ADUMEN Hàng TQ chứ nước nhà gì
@Huy †rần Mượn nước khác sản xuất thôi chứ vẫn có chát xám người Việt trong đó bác ơi, chủ đề gia công sản xuất đến giờ vẫn còn mang ra bình phẩm thì em cũng chiu thôi. Sắp tới họ sẽ ra mắt nhiều mẫu sản phẩm xịn xò lắm, bác đợi vài tháng nữa sẽ biết... em thấy trước rồi... hihi ;)
@ADUMEN Mới biết hãng này của VN luôn, có dịp sẽ ủng hộ
Linh kiện cũng của TQ cả ông ơi như keycap otemu hay gateron, bo mạch cũng do TQ làm cả. VN không biết có gì trong đó, kể cả thiết kế bên ngoài luôn, thiết kế đại trà ở mọi hãng giá rẻ đều 1 khuôn như nhau cả.
@Huy †rần Đợi thêm vài tháng nữa... nó ra mẫu mới phong cách rất Việt Nam ;)
Ko có K70 huyền cmn thoại của Corsair thì là thiếu sót quá lớn .
Cười vô mặt

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019