#TinhTeLookback: Những con chuột chơi game đáng mua nhất năm qua

bk9sw
17/1/2021 13:12Phản hồi: 90
#TinhTeLookback: Những con chuột chơi game đáng mua nhất năm qua
Thị trường chuột chơi game cũng sôi động không kém thị trường bàn phím cơ hay các linh phụ kiện gaming khác. Năm qua các hãng làm chuột hàng đầu đều tích cực tung ra nhiều sản phẩm với nhiều nâng cấp sáng giá từ switch cho đến cảm biến và đặc biệt là cuộc đua không dây.

Logitech G102 LightSync


Logitech G102 LightSync (1).jpg Ở phân khúc chuột chơi game giá rẻ, chất lượng tốt, thương hiệu tốt và nhiều tính năng thì mình nghĩ Logitech G102 LightSync là ứng cử viên sáng giá nhất. Thực tế mẫu chuột này đã từng rất sốt kể từ những phiên bản đầu tiên là G102 Prodigy. Dòng chuột này có thiết kế ngộ nghĩnh, giống hòn sỏi, bo tròn rất ôm tay, trái ngược hoàn toàn với phong cách hầm hố thường thấy của chuột chơi game.

Logitech G102 LightSync (2).jpg
G102 LightSync dùng cảm biến quang với DPI tối đa 8000 dpi. Đây là một con cảm biến giá rẻ, thế hệ trước là dòng Mercury và với thế hệ này thì Logitech đã nâng cấp. Với những người dùng chơi game không thường xuyên hay chơi trải nghiệm là chính thì G102 LightSync là lựa chọn vừa túi tiền bởi giá bán chỉ tầm 600 ngàn.

Razer Viper Mini


Razer Viper Mini (1).jpg
Cũng ở tầm giá dưới 1 triệu đồng thì Razer Viper Mini là một mẫu chuột rất tốt của Razer bởi nó chỉ đơn thuần là phiên bản thu nhỏ của dòng Viper cao cấp, vẫn được trang bị cảm biến quang học chính xác cao, vẫn có đèn RGB Razer Chroma, vẫn được trang bị switch quang học Razer Optical và dây cáp ma sát thấp Speedflex.

Razer Viper Mini (2).jpg
Thiết kế của dòng Viper nói chung theo form đối xứng hợp với nhiều người dùng, tay to tay nhỏ gì đều xài tốt và với trọng lượng chỉ 61 g thì nó là một trong những mẫu chuột chơi game nhẹ nhất hiện tại. 2 phím chuột tách rời với lưng chuột và cảm biến quang học Razer Optical sẽ triệt tiêu tình trạng double click thường thấy với switch cơ học truyền thống.

Razer Viper Mini (3).jpg
Dù không được trang bị cảm biến cao cấp Razer Focus+ như các phiên bản Viper lớn hơn nhưng Viper Mini vẫn có cảm biến quang học PixArt PMW3359 - đây là một biến thể dành cho Razer của cảm biến PMW3331 tầm trung. Dòng cảm biến này có nhiều biến thể được các hãng khác sử dụng như Roccat Kain 100 AIMO RGB, SteelSeries Rival 3, hiệu năng có thể nói là tốt nhất trong phân khúc chuột dưới 40 USD. Mình từng trải nghiệm Viper Mini và rất hài lòng với những gì nó mang lại, giá của nó hiện tầm 800 ngàn.

Corsair Harpoon RGB Wireless


Corsair Harpoon RGB Wireless (1).jpg Dành cho tay nhỏ, dễ cầm dễ điều khiển, không dây, giá lại rẻ thì Harpoon RGB Wireless là con chuột đáng để mua nhất. Đây cũng là một con chuột được đánh giá rất cao trong thời gian gần đây vì những gì mà nó mang lại so với mức giá quá xứng đáng, dưới 1,2 triệu đồng.

Corsair Harpoon RGB Wireless (2).jpg
Harpoon RGB Wireless có thiết kế đơn giản và nó trông giống một con chuột văn phòng hơn là chuột chơi game, form hơi lai giữa đối xứng và công thái học, trọng lượng 99 g nên có thể hợp với nhiều kiểu cầm, đặc biệt là claw và fingertips. 2 phím chuột chính to và cho cảm giác nhấn tốt với switch Omron, 2 phím hông vị trí hợp lý, có nút chuyển DPI nhanh và lớp cao su 2 bên cũng mang lại cảm giác bám tốt hơn khi thao tác ở tốc độ cao.

Quảng cáo



Harpoon RGB Wireless dùng cảm biến quang học PixArrt PMW3325 với DPI tối đa 5000 DPI nhưng nó đủ để đáp ứng với nhu cầu chơi game của game thủ. Cá nhân mình sử dụng chuột chơi game chỉ thường ở các mức DPI 400, 800, 1200, DPI cao chỉ cần thiết với màn hình phân giải lớn. Harpoon RGB Wireless hỗ trợ kết nối không dây với công nghệ 2.4 GHz Slipstream của Corsair, thời lượng sử dụng liên tục 30 tiếng nếu để đèn RGB và 45 tiếng nếu tắt đèn. Ngoài ra nó cũng có cả Bluetooth và thời lượng sử dụng pin ở chế độ này sẽ dài hơn, tối đa 60 tiếng nếu tắt đèn.

SteelSeries Rival 600


SteelSeries Rival 600 (1).jpg
Đây là mẫu chuột cao cấp của SteelSeries, thiết kế độc đáo, khả năng tùy biến cao và cảm biến rất chính xác. Rival 600 phù hợp với những ai có bàn tay to, cầm chuột theo kiểu palm hoặc claw, trọng lượng của nó từ 96 g nhưng có thể gắn thêm các tạ tăng trọng để đưa lên 128 g. Hệ thống đèn của Rival 600 rất ấn tượng với đèn ở con lăn, trên lưng chuột và logo SteelSeries. 2 phím chuột chính thiết kế tách rời và cho cảm giác nhấn rất thích tay bởi hành trình vừa phải, âm thanh rõ và switch có độ nẩy tốt.

SteelSeries Rival 600 (2).jpg
Điểm đặc biệt nhất của Rival 600 là nó được trang bị đến 2 cảm biến, công nghệ này được SteelSeries gọi là TrueMove 3+ với một cảm biến đo độ sâu - phục vụ cho tính năng nhận dạng khoảng cách nhấc chuột (lift-off distance), hạn chế những chuyển động không chính xác của trỏ chuột khi nhấc và nhả chuột khi chơi game - thao tác thường thấy khi anh em chơi FPS với DPI thấp, cảm biến còn lại là TrueMove 3 - một cảm biến quang học độ chính xác cao với DPI tối đa 1200 DPI, tốc độ 350 IPS được PixArt phát triển riêng cho SteelSeries.

SteelSeries Rival 600 (3).jpg
Mình đã từng sử dụng mẫu chuột này một thời gian, trải nghiệm rất tốt ngoại trừ việc lớp cao su để tăng độ bám cho tay ở 2 bên chuột bị chảy khi trời quá nóng. Đây là điều mình đã gặp phải và hiện tại trên con chuột Rival 650 thì mình tình trạng này không xuất hiện. Có lẽ SteelSeries đã khắc phục được nhược điểm này bởi Rival 650 và Rival 600 y hệt nhau ngoại trừ Rival 650 là phiên bản không dây. Giá của Rival 600 hiện tại tầm 1,8 triệu đồng.

Quảng cáo



Logitech G903 LightSpeed


Logitech G903 LightSpeed.jpg Mình từng xài tới 2 con G903 của Logitech, một con đời đầu, một con thế hệ LightSpeed và giờ đây khi giá chỉ còn tầm 2,3 triệu đồng thì nó cực kỳ đáng để mua. G903 từng là flagship của Logitech ở phân khúc chuột chơi game không dây cao cấp, thiết kế đối xứng nhưng cầm thoải mái và 2 phím chuột chính có bản lề và lò xo giúp giữ cảm giác bấm và độ chính xác qua thời gian. Thêm vào đó con lăn của G903 cũng hỗ trợ cả 2 chế độ lăn là mượt hoặc theo nấc với nút khóa mở có từ thời G700/G700s. Ngoài ra 4 phím hông của chuột có thể che đi nếu không dùng, tránh bấm nhầm khi chơi game.

Logitech G903 LightSpeed (2).jpg
G903 LightSpeed là phiên bản cải tiến với cảm biến Logitech Hero, 25.600 DPI, tốc độ 400 IPS. Điểm ăn tiền của chuột Logitech vẫn là kết nối không dây, công nghệ LightSpeed cho độ ổn định cực cao, khử nhiễu tốt và mang lại sự tự tin khi chơi game ở chế độ không dây. Thời lượng pin của G903 LightSpeed tối đa 140 giờ liên tục với đèn RGB bật và 180 giờ nếu không bật đèn. Dưới đáy chuột G903 có một nắp tròn để gắn tạ tăng trọng lượng cho chuột hoặc gắn mạch sạc không dây trên tấm pad Logitech PowerPlay.

ASUS ROG Pugio II


ASUS ROG Pugio II (1).jpg
Những con chuột của ASUS thường rất hầm hố nhưng trong thời gian gần đây, mình nhận thấy hãng này đang bắt đầu nghĩ tới trải nghiệm sử dụng nhiều hơn là vẻ ngoài. Một ví dụ là con ROG Pugio II, nó trông y hệt con Logitech G Pro vì vẻ ngoài không có gì ấn tượng, chỉ có nhiều đèn hơn mà thôi.

Dòng Pugio đời đầu là chuột có dây được đánh giá khá cao và đến Pugio II thì ASUS lại cắt dây, cho lên không dây với kết nối 2.4 GHz cùng Bluetooth 5.0. Kết nối không dây của Pugio II thì mình đã có cơ hội trải nghiệm nhanh và nó tốt hơn nhiều so với công nghệ đời đầu như con ROG Spatha. Bluetooth 5.0 cũng là một điểm cộng để khiến ROG Pugio II trở nên linh hoạt hơn nhưng thứ mà mình thích nhất trên những con chuột ASUS đó là khả năng thay được switch.



Mình đã dùng Gladius II, Gladius II Wireless và luôn thích tính năng độc đáo này. Nếu anh em lo sợ xài lâu bị double click thì chuyện này không tồn tại trên chuột của ASUS bởi anh em có thể dễ dàng lên shopee hay Google tìm cửa hàng bán switch cơ học cho chuột là có thể mua một cặp switch mới thay vào. Mỗi con chuột đều đi với một cặp switch sơ cua, mỗi switch có tuổi thọ 50 triệu lần nhấn do Omron sản xuất nên anh em có khi không cần phải đi mua. Ngoài ra nếu thích cảm giác nhấn khác thì có thể tìm mua các loại switch độc lạ về gắn xài thử cũng hay.

ASUS ROG Pugio II (2).jpg
Pugio II được trang bị cảm biến quang học PixArt PWM3335, đây là một biến thể của dòng 3360 nổi tiếng nhưng cải tiến về điện năng tiêu thụ. Cảm biến này cũng cùng loại với cảm biến trên Roccat Kain 200 AIMO với cái tên mỹ miều hơn là Owl-Eye, HyperX Pulsefire Haste. Giá của ROG Pugio II vào khoảng 2,2 triệu.

Logitech G Pro


Logitech G Pro (1).jpg
Nếu chỉ cần đơn giản thì Logitech G Pro là một con chuột chơi game không dây rất đáng xài và đây cũng là con chuột mình đã dùng chủ lực trong hơn 1 năm qua. Con chuột này có thể nói không đẹp về hình thức bởi nó chỉ giống như một hòn sỏi bầu bầu, không có bất kỳ yếu tố gaming nào. Tuy nhiên, đây lại là mẫu chuột được Logitech thiết kế dành cho game thủ esport chuyên nghiệp và hình dáng của nó cũng được đình hình bởi những game chuyên nghiệp.

Logitech G Pro Pink.jpg
G Pro tối ưu cho nhu cầu chơi game lâu, trọng lượng chỉ 80 g rất nhẹ đối với chuột không dây trong khi thời lượng pin đến 60 tiếng nếu không bật đèn. Nếu cần tăng trọng lượng thì đáy của G Pro cũng có thể gắn thêm tạ hoặc mạch sạc không dây PowerPlay, các nút hông không xài có thể bít lại để tránh bấm nhầm.

Logitech G Pro (2).jpg
G Pro cũng dùng cảm biến HERO tương tự như G903 LightSpeed cho độ chính xác cao, kết nối không dây LightSpeed ổn định, 2 phím chuột có hệ thống lò xo để duy trì cảm giác nhấn, chống double click và feet rất bền. Vậy nên nếu anh em có nhu cầu chơi game nghiêm túc thì G Pro là một lựa chọn rất phù hợp, tốt hơn nhiều so với G903 LightSpeed. Giá bán của dòng G Pro tầm 2,7 triệu, nó có phiên bản màu trắng khá là hiếm giá tầm 3 triệu và bản màu hồng giới hạn siêu hiếm.

Logitech G502 LightSpeed


Logitech G502 LightSpeed.jpg
G502 LightSpeed lại là một biểu tượng của Logitech bởi dòng chuột G502 có dây khi xưa đã giúp Logitech tạo nên danh tiếng trong mảng chuột chơi game. Phiên bản LightSpeed được cải tiến với kết nối không dây, giảm trọng lượng và nhiều công nghệ mới trong khi vẫn giữ lại thiết kế nổi tiếng của G502.

Logitech G502 LightSpeed (2).jpg
G502 LightSpeed có form công thái học, trọng lượng của nó là 114 g và có thể gắn thêm nhiều tạ để tăng lên thành 120 g. Vị trí gắn tạ xung quanh cảm biến, theo bố cục đối xứng nên anh em có thể chọn vị trí gắn sao cho đạt độ cân bằng mong muốn. Nắp đáy của chuột có thể được thay bằng mạch sạc không dây PowerPlay tương tự như G903 hay G Pro. Thời lượng pin của chuột tối đa 60 tiếng liên tục nếu không bật đèn RGB.

Logitech G502 LightSpeed (3).jpg
Cảm giác cầm nắm G502 LightSpeed không khác nhiều so với G502 có dây trước đây nhưng các phím chuột cho cảm giác bấm khác nhờ các lò xo đối lực, có chức năng trả hành trình cho phím nhằm duy trì cảm giác bấm và độ chính xác. Cảm biến trang bị cho G502 LightSpeed cũng là HERO 25.600 DPI, tốc độ 400 IPS. Ngoài ra, hệ thống feet của G502 LightSpeed cũng được thiết kế lại, bền hơn và lớn hơn, không còn dễ bong tróc như phiên bản có dây khi xưa. Giá của dòng G502 LightSpeed vào khoảng 3 triệu đồng.

Razer DeathAdder V2 Pro


Razer DA V2 Pro (1).jpg
DeathAdder V2 Pro là một đối thủ rất xứng tầm với G502 LightSpeed ở phân khúc chuột chơi game không dây cao cấp. Con chuột này mình cũng đã từng chia sẻ về trải nghiệm sử dụng tại đây và nó cũng là một biểu tượng của Razer được "cắt dây". DeathAdder là thương hiệu chuột chơi game thiết kế công thái học lâu đời của Razer và nổi tiếng nhất của Razer. Phiên bản DA V2 Pro cũng không khác nhiều về thiết kế so với các phiên bản có dây như DA V2 hay DA Elite, trọng lượng của nó ở 88 g, nhẹ hơn đáng kể so với G502 LightSpeed và chỉ nặng hơn đôi chút so với G Pro.

Razer DA V2 Pro (2).jpg
Với thiết kế công thái học thì DA V2 Pro phù hợp với kiểu cầm palm hoặc claw. Trọng lượng nhẹ khiến thao tác tay của anh em nhẹ nhàng, nhanh và khả năng kiểm soát tốt hơn, chơi lâu đỡ mỏi hơn. Ở thế hệ DA V2 Pro thì Razer trang bị toàn bộ những gì tốt nhất mà hãng có cho nó như switch quang học Razer Optical, con lăn chất lượng cao cho cảm giác cuộn tốt, cảm biến Razer Focus+ được phát triển hợp tác với PixArt với DPI 20.000 và tốc độ đến 650 IPS cùng với kết nối không dây HyperSpeed song song với Bluetooth 5.0. Sợi cáp đi kèm cũng là cáp SpeedFlex ma sát thấp, dành cho sạc và dùng như chuột có dây.

Razer DA V2 Pro (3).jpg
Với những gì mình trải nghiệm với DA V2 Pro trong nhiều tháng qua thì chất lượng kết nối HyperSpeed của Razer đã có thể so sánh ngang ngửa với LightSpeed của Logitech. Thêm vào đó là việc có thêm Bluetooth 5.0 mang lại sự linh hoạt cao cho DA V2 Pro bởi nó cho thời lượng sử dụng pin lâu hơn so với kết nối 2.4 GHz, Razer nói tối đa 120 tiếng và cá nhân mình trải nghiệm cũng nhận thấy đúng là so với mấy con chuột Razer đời trước thì nó pin tốt hơn thật. Dù vậy, nếu có gì phải phàn này thì mình chỉ phàn nàn về cảm giác nhấn phím chuột của DA V2 Pro. Kiểu thiết kế phím liền lưng chuột với cùng một miếng nhựa vẫn không tối ưu bằng phím cắt rời bởi càng nhấn nhiều thì nó càng mềm, không còn tách bạch rõ ràng như lúc mới mua.

Razer Basilisk Ultimate


Razer Basilisk Ultimate (1).jpg
Đây cũng là mẫu chuột chơi game đắt nhất trong danh sách này với mức giá đến 4 triệu và cũng là flagship của Razer. Basilisk Ultimate là phiên bản cao cấp nhất trong dòng Basilisk với đầy đủ công nghệ. Thiết kế của dòng Basilisk có thể nói quá tốt nhưng nhiều anh em sẽ nhận ra nó có nét gì đó tựa tựa như G502 LightSpeed của Logitech 😁.

Razer Basilisk Ultimate (2).jpg
Basilisk Ultimate phù hợp với kiểu cầm palm grip, 2 phím chuột chính được làm hơi lõm ôm với đầu ngón tay, bệ để ngón cái êm và vị trí 2 phím hông thuận tiện. Ngoài ra Basilisk Ultimate cũng giữ lại nút cò đặc trưng có từ thế hệ Basilisk đầu tiên. Nút cò này được làm bằng kim loại với 2 kích thước dài ngắn, thay thế được và chức năng chính là để giảm DPI tạm thời, rất cần thiết khi chơi các game FPS với 2 hay nhiều loại vũ khí với độ giật và phong cách bắn khác nhau. Ngoài ra con lăn của Basilisk Ultimate cũng có thể chỉnh được độ ma sát với nhiều mức.



Hệ thống đèn Chroma đẹp mắt nằm dưới 2 phím chuột và logo Razer, thậm chí chiếc dock sạc cũng có đèn. Basilisk Ultimate dùng cảm biến Razer Focus+ tương tự DA V2 Pro và switch Razer Optical. Chi tiết về nó thì mình đã từng chia sẻ trong bài này.

Tinhte LookBack sẽ nhìn lại sự kiện, sản phẩm đáng chú trong năm qua, cung cấp những nhận định chuyên sâu, các phân tích đậm chất công nghệ. Nhân dịp cuối năm, mời anh em thưởng thức các bài LookBack rất hay nhé.

90 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thấy g102 đáng mua nhất
@wormwon Mình Sài mấy năm rồi chưa bị gì chỉ có mòn lơp sơn thôi
thanhsangc5
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Tuat Phan đúng là g102 hay dòng chuột của logitech hầu hết đều bị lỗi DB click, mấy con cao cấp bị lỗi thì đáng trách thật nhưng con g102 này ae có thể đầu tư thêm ít tiền, tầm 50k đổ lại thay SWITCH "hịn" và là bao phê, bao bền, xét về giá cả và độ phê em nó mang lại thì rất đáng đồng tiền
đang dùng 1 con g102 cũ, đã thay switch, vẫn vivavivu
@Legion-Royal chắc mình ko có duyên logi hay sao mx master gãy nút chiếu nghỉ do cao su lão hóa với hỏng wheel, g603 bị db nhẹ lúc bị lúc không, wheel cũng bị lỗi lăn 1 nấc tự nhảy 2 3 nấc.
@Tuat Phan mua về thay nút lại là ngon, ít con nào rẻ mà có remap phím như con này
Con chuột hồng nhìn đẹp thật
makeitmine
TÍCH CỰC
3 năm
Mình thích chơi game xếp hình và muốn làm chuột bạch với những em gái ngây thơ hồn nhiên trong sáng
cautru123
ĐẠI BÀNG
3 năm
@makeitmine Chắc hàng của bạn nhỏ như chuột nhắt chứ gì.
Toàn dùng chuột 500k
Cười vô mặt
Chọn chuột của hãng Coọc-sê, (phút thứ 2:51), cha nào xoá comment của mình thế nhỉ 🤐
| Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using BlackBerry Athena |

Minhcou
ĐẠI BÀNG
3 năm
mảng wireless rẻ mà ngon thì g304 vẫn best choice
thua hết fuhlen 100k
@RF Hiến Nguyễn Fulhen dùng switch quang học độ bền lên đến 100 triệu lần nhấn .
Đã dùng 4 ,5 năm nay trông hơi tã rồi , nút cuộn giật giật , chắc thay mới .
@ricky0090 mình dùng mới được có 2 năm, đánh đế chế mượt lắm
huynhnhusg
ĐẠI BÀNG
2 năm
@tranhieu.ksxd 100k là đăt rồi , mình có 40k 1 con thôi
geniusbmt
TÍCH CỰC
3 năm
Chuột thì vote logitech 😉
hungtomtest
ĐẠI BÀNG
3 năm
@geniusbmt giờ cũng hay hỏng lắm. ko còn trâu bò như xưa nữa rồi.
Thích thì mua thôi
138062533_1327144650981962_8371087637392749735_o.jpg
@TranThienTy Sao ông toàn mua màu hồng 😆
Obj 430u
ĐẠI BÀNG
3 năm
Năm nay có thêm con G Pro X Superlight ngon hơn nữa, đang dùng con G403 Hero thấy khá ngon rồi.
Logitech-G-PRO-X-SUPERLIGHT.jpg
Đã dùng nhiều chuột xịn đến rẻ, có cùng kết luận: trừ khi bạn là người chơi game hardcore cần một con chuột hoàn hảo thì hãy bỏ tiền túi mua những con chuột trên 1tr. Còn không thì thậm chí những con chuột 500k vẫn có những con chuột rất chất lượng. Vì tuổi thọ con chuột không dài, thường tối đa là 2 năm sẽ bị tình trạng đơ lag vì hao mòn nút bấm trong lúc sử dụng dù nó đắt và xịn cỡ nào đi nữa.
@Masterbee Xài con xiaomi ko daay 3 năm chỉ bị pin hết điện
anhtu.gratia
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Masterbee Đồng ý về chuyện này :v mà 1 tr trở lên đắt vì chắc nó có thêm nhiều cục tạ
@Jojolonelycat Muốn biết chuột dưới 500k ngon hay không đem ra test game FPS. Xiaomi vẫn chưa được xem là chuột ngon, chỉ dùng tạm phù hợp dân văn phòng..
HTC206
TÍCH CỰC
3 năm
Con nào cũng đẹp nhưng mình thích Logitech.
Bạn mod này có trãi nghiệm sử dụng nên bài viết rất hay.
Hun cái nè
platini09
ĐẠI BÀNG
3 năm
zowie EC2???
@platini09 e đang xài ZA11, Zowie đời giờ chưa đc xài con nào 😔
Đang dùng Rival 650 Wireless và Corsair Dark Core Wireless với cả logitech Anywhere 3
Mình hi vọng sang năm 2021, các hãng sẽ có thêm receiver xài cổng usb-c để cho các laptop có thể dùng cổng usb-c cắm receiver đc luôn
HamDzui
CAO CẤP
3 năm
Có con chuột G900... ko biết có lên G903 ko nhỉ
voe
TÍCH CỰC
3 năm
vẫn thiếu ví dụ như
glorious model o-
hyperx haste
mouse bg phải nhẹ hơn 70 với hồng có dây và 80g cho wireless ! trong mấy con này thích nhất razer viper mini glorious o-
chưa bao h đánh giá cao asus trong mảng mouse! còn 1 con huyền thoại của logitech là mx 518 , nhưng nặng không phù hợp cho 2021 nữa !!!
5D540EFD-4E0A-40CC-BE61-6DE86BEDC4D6.jpeg
4EE0E7CD-2310-4395-A365-57076C2E29C7.jpeg

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019