Nếu anh em nghĩ bây giờ Tissot đang ngồi bơi trong đống tiền nhờ việc ra mắt lại thiết kế đồng hồ thập niên 70 mang tên PRX, thì anh em cũng không sai đâu. Những cỗ máy thời gian giá chỉ từ 375 USD cho bản quartz, và đã 650 USD cho bản máy cơ tự động trở thành cú hit của thương hiệu nổi tiếng Thụy Sỹ, đơn giản vì nó rẻ, nhưng lại sở hữu thiết kế hết hợp giữa cổ điển và hiện đại, giữa thời điểm nhiều người thích sở hữu những chiếc đồng hồ thể thao dây thép liền case, dáng vẻ giống Nautilus hay Royal Oak nhưng giá dễ tiếp cận.
Những người không biết Tissot sẽ nghĩ họ chỉ có PRX. Cũng may nhiều anh em Việt Nam biết và yêu mến thương hiệu này, nên cũng sẽ nhớ đến những thiết kế đồng hồ nổi danh trong quá khứ, trước cả khi chiếc PRX đầu tiên ra mắt năm 1978. Đấy chính là cảm hứng để hãng ra mắt chiếc đồng hồ chronograph mới nhất: Telemeter 1938 Chronograph.
Mặt số là cách triển khai chi tiết có phần rườm rà của thời cũ, mặt số nọ chồng lấn lên mặt số kia, miễn là người dùng nhìn được từng con số tương ứng khi kim giây chạy, cho phép người dùng đo tachymetre và telemeter. Tachymetre thì anh em không lạ rồi, ấn nút, chạy xe 1km rồi dừng kim giây sẽ hiện ra vận tốc trung bình tương ứng trên mặt số. Còn Telemeter thì lại gắn liền với hai cuộc thế chiến đẫm máu của con người. Nó là thước tính cho phép đo khoảng cách nhờ vào chênh lệch giữa vận tốc ánh sáng và vận tốc âm thanh. Nghe thấy tiếng chớp bắt đầu ấn nút, đến khi nghe thấy tiếng nổ thì dừng lại, sẽ biết khoảng cách địch tấn công. Dĩ nhiên thời này, Telemeter không tiện dụng như Tachymetre và Pulsometer đo nhịp tim của các bác sỹ. Nhưng thật ra chẳng mấy ai mua đồng hồ chronograph về để bấm giờ cả, vì điện thoại làm còn chính xác hơn, tính được đến cả phần nghìn giây.
Và trên chiếc Telemeter 1938 Chronograph, cả hai thước đo Tachymetre lẫn Telemeter đều hiện diện.
Những người không biết Tissot sẽ nghĩ họ chỉ có PRX. Cũng may nhiều anh em Việt Nam biết và yêu mến thương hiệu này, nên cũng sẽ nhớ đến những thiết kế đồng hồ nổi danh trong quá khứ, trước cả khi chiếc PRX đầu tiên ra mắt năm 1978. Đấy chính là cảm hứng để hãng ra mắt chiếc đồng hồ chronograph mới nhất: Telemeter 1938 Chronograph.
Mặt số là cách triển khai chi tiết có phần rườm rà của thời cũ, mặt số nọ chồng lấn lên mặt số kia, miễn là người dùng nhìn được từng con số tương ứng khi kim giây chạy, cho phép người dùng đo tachymetre và telemeter. Tachymetre thì anh em không lạ rồi, ấn nút, chạy xe 1km rồi dừng kim giây sẽ hiện ra vận tốc trung bình tương ứng trên mặt số. Còn Telemeter thì lại gắn liền với hai cuộc thế chiến đẫm máu của con người. Nó là thước tính cho phép đo khoảng cách nhờ vào chênh lệch giữa vận tốc ánh sáng và vận tốc âm thanh. Nghe thấy tiếng chớp bắt đầu ấn nút, đến khi nghe thấy tiếng nổ thì dừng lại, sẽ biết khoảng cách địch tấn công. Dĩ nhiên thời này, Telemeter không tiện dụng như Tachymetre và Pulsometer đo nhịp tim của các bác sỹ. Nhưng thật ra chẳng mấy ai mua đồng hồ chronograph về để bấm giờ cả, vì điện thoại làm còn chính xác hơn, tính được đến cả phần nghìn giây.
Và trên chiếc Telemeter 1938 Chronograph, cả hai thước đo Tachymetre lẫn Telemeter đều hiện diện.
Nếu có chi tiết khác biệt so với những chiếc đồng hồ đúng của thập niên 30, 40, thì đấy là kích thước. Telemeter 1938 Chronograph trang bị case thép không gỉ đánh xước đường kính 42mm, cộng với lug dài, thẳng, chiếc này không phải cổ tay nào đeo cũng vừa và đẹp. Điều đó không phủ nhận, mặt số rườm rà nhưng đầy quyến rũ, và là bố cục rất nhiều hãng trong nhiều năm qua vẫn ứng dụng hoặc thiết kế lại cho các sản phẩm mới, bất chấp sự lỗi thời về mặt công năng.
Có lẽ sẽ có những người thích cả hai cách triển khai màu sắc của Telemeter 1938 Chronograph. Một chiếc mặt số bạc, chi tiết kết hợp xanh của kim nung và đỏ của mặt số tachymetre. Chiếc còn lại thì đen tuyền với mọi chi tiết gilt vàng ánh kim nhìn rất cổ điển.
Bên trong chiếc này là cỗ máy cơ Valjoux A05.321, dựa trên bộ máy mấy chục năm qua không cũ, Valjoux 7750, nhưng được đổi dây tóc cân bằng Nivachron và cót chính mới để trữ được 68 giờ đồng hồ liên tục, và quan trọng nhất là có búa lên cót tự động, không phải kéo núm vặn hàng ngày. Hiện tại hai chiếc này đã bắt đầu được bán ra thị trường với giá 1.950 USD.
Theo Worn and Wound