Có một điều rất rõ ràng. Trong số những tập đoàn lớn nhất hành tinh, Alphabet, hay chủ quản của Google đang là tập đoàn định hình cuộc sống của rất nhiều người trên toàn thế giới, thông qua những dịch vụ, sản phẩm phần mềm, phần cứng, thậm chí cả hệ điều hành di động mà họ cung cấp. Cùng lúc, vì là một tập đoàn giao dịch trên sàn chứng khoán, Google luôn phải chịu áp lực đảm bảo doanh thu.
Đó chính là những gì bộ tư pháp Mỹ nghi ngờ. Vì áp lực doanh thu từ quảng cáo trực tuyến hay các nguồn thu khác, Google có lẽ đã thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để giữ vị thế độc tôn của họ, chí ít là trong ngành quảng cáo trực tuyến. Vậy là vụ kiện mang tính lịch sử giữa các nhà quản lý Mỹ với Google diễn ra.
Vụ kiện này đã chính thức bắt đầu từ ngày 12/9, và dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 10 tuần. Trong hai tháng rưỡi ấy, những quan điểm, tranh luận và phản bác sẽ được cả hai bên đưa ra, cùng với đó là những nhân chứng được gọi ra tuyên thệ trước tòa án, trong đó có cả vài vị giám đốc cấp cao của Apple nữa. Kết cục, tòa án và thẩm phán sẽ là người đi trả lời câu hỏi liệu Google có lợi dụng quyền lực ở vị trí dẫn đầu ngành quảng cáo trực tuyến, để thực hiện những hành vi cạnh tranh không công bằng hay không.
Và đây là toàn bộ những gì anh em nên biết về vụ kiện giữa bộ tư pháp Mỹ và Google.
Đó chính là những gì bộ tư pháp Mỹ nghi ngờ. Vì áp lực doanh thu từ quảng cáo trực tuyến hay các nguồn thu khác, Google có lẽ đã thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để giữ vị thế độc tôn của họ, chí ít là trong ngành quảng cáo trực tuyến. Vậy là vụ kiện mang tính lịch sử giữa các nhà quản lý Mỹ với Google diễn ra.
Vụ kiện này đã chính thức bắt đầu từ ngày 12/9, và dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 10 tuần. Trong hai tháng rưỡi ấy, những quan điểm, tranh luận và phản bác sẽ được cả hai bên đưa ra, cùng với đó là những nhân chứng được gọi ra tuyên thệ trước tòa án, trong đó có cả vài vị giám đốc cấp cao của Apple nữa. Kết cục, tòa án và thẩm phán sẽ là người đi trả lời câu hỏi liệu Google có lợi dụng quyền lực ở vị trí dẫn đầu ngành quảng cáo trực tuyến, để thực hiện những hành vi cạnh tranh không công bằng hay không.
Và đây là toàn bộ những gì anh em nên biết về vụ kiện giữa bộ tư pháp Mỹ và Google.
Chuyện gì đang xảy ra?
Những phiên xử sắp diễn ra là kết quả của đơn kiện chống độc quyền từ bộ tư pháp Mỹ khoảng 3 năm trước, khi tổng thống Donald Trump còn tại vị. Ở thời điểm ấy, phó chưởng lý Hoa Kỳ, Jeff Rosen trả lời phỏng vấn hãng tin AP, nói rằng Google là cánh cửa đưa mọi người đến với internet, và là một gã khổng lồ trong ngành quảng cáo trực tuyến. Họ đã giữ thứ quyền lực độc tôn này nhờ vào những hành vi có thể gây phương hại tới khả năng cạnh tranh của thị trường."
Cụ thể hơn, bộ tư pháp Mỹ đào sâu vào những thỏa thuận của Google với các tập đoàn và doanh nghiệp khác, biến nó trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của nhiều sản phẩm và nền tảng khác, ví dụ trình duyệt Mozilla Firefox hay bản thân hệ điều hành iOS. Google trả tiền, rất nhiều tiền cho các đơn vị ấy, hàng tỷ USD để đảm bảo vị thế cũng như độ phủ trên thị trường công nghệ. Con số này là thứ những công cụ tìm kiếm trực tuyến khác không bao giờ có được để thực hiện những thỏa thuận và giao kèo tương tự, nói cách khác là chẳng có cửa nào để cạnh tranh với Google. Ở một khía cạnh khác, vì Google chẳng cần phải chạy đua hoàn thiện công nghệ vì đang ở vị trí độc tôn, nên chất lượng dịch vụ đối với người dùng chúng ta có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Đến ngày hôm nay, những cáo buộc kể trên từ phía bộ tư pháp Mỹ đã được kết hợp với những lo ngại về cách Google phân phối hệ điều hành Android (xét riêng tại thị trường Mỹ), với Google Search cũng là công cụ tìm kiếm mặc định. Đó là một yêu cầu đối với mọi nhà sản xuất thiết bị di động muốn sử dụng HĐH Android và dịch vụ của Google, trong đó có cả cửa hàng ứng dụng Play Store.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chính quyền liên minh châu Âu đã có những quyết định và điều luật giải quyết vấn đề cạnh tranh công bằng từ rất sớm. Điện thoại Android bán ra tại thị trường này đều hiển thị màn hình cho người dùng tùy chọn công cụ tìm kiếm mặc định khi mới mua máy, cùng với đó là cho phép các nhà sản xuất điện thoại bán sản phẩm ra thị trường mà không phải tuân thủ quy định ép buộc máy phải để mặc định những dịch vụ của Google.
Vì sao lại đưa nhau ra tòa?
Google chiếm đâu đó chừng 90% tổng thị phần tìm kiếm trực tuyến. Nhiều mảng khác của ngành công nghệ, họ cũng đang đứng ở vị trí dẫn đầu, bao gồm cả tỉ trọng thị phần hệ điều hành di động. Cái quá khứ nơi các nhà quản lý Mỹ nhẹ tay trong việc kiểm soát các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ đang dần thay đổi. Những bước đi mạnh tay hơn đang được triển khai để kiểm soát sức mạnh của những tập đoàn ấy.
Với những tuyên bố gần đây, không chỉ của những nhà quản lý thuộc chính phủ Mỹ, mà còn từ cả các nhà lập pháp của lưỡng viện, vụ kiện với Google có thể sẽ là động thái đầu tiên để có những đạo luật kiểm soát thị trường công nghệ ở Mỹ nói riêng.
Quảng cáo
Hiện tại bên cạnh vụ kiện giữa bộ tư pháp Mỹ với Google, cũng có một vụ kiện khác tập trung vào việc khai thác thị trường quảng cáo trực tuyến của Google. Các nhà điều tra đang theo dõi cách Google sở hữu và vận hành toàn bộ hệ thống công nghệ quảng cáo trực tuyến, bao gồm cả phần mua lẫn phần bán. Từ đó, theo các nhà điều tra, Google có toàn quyền đưa ra những quy định mà họ muốn.
Với những động thái mạnh tay từ các nhà quản lý Mỹ, trong tương lai có thể Google sẽ phải đối mặt với nhiều soi xét từ phía chính phủ nước này. Mạnh tay cỡ nào, chỉ cần nhìn vào những biện pháp và bộ luật mà liên minh châu Âu đã áp dụng là sẽ thấy, phía Mỹ hoàn toàn có thể làm được điều tương tự.
Google tranh luận thế nào?
Đương nhiên Google luôn giữ quan điểm rằng họ không làm gì sai trái và cạnh tranh không lành mạnh. Trước khi những phiên xử diễn ra, Google đã đăng một bài viết dài để phủ nhận mọi cáo buộc từ phía bộ tư pháp Mỹ. Họ cho rằng, dù nắm tới 90% thị phần quảng cáo trực tuyến, các trình duyệt và các nhà sản xuất thiết bị di động vẫn có quyền lựa chọn, và họ “tự nguyện” chọn dịch vụ của Google làm công cụ tìm kiếm trực tuyến mặc định. Rồi họ dẫn lời CEO Apple, khi ông Tim Cook từng nói rằng Google “là tốt nhất.”
Quảng cáo
Về mặt cộng đồng người dùng, Google cho rằng mọi người đều tự nguyện chuyển từ Bing sang Google khi dùng máy tính cài HĐH Windows, ngay cả khi Microsoft giấu tính năng thay đổi tìm kiếm trực tuyến mặc định để làm khó người dùng. Còn về những thỏa thuận, họ dẫn lại việc Mozilla nhiều năm trước đã ký thỏa thuận với Yahoo! để biến nó trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Firefox.
Thêm nữa, theo Google, mọi người cũng đã thay đổi cách họ thu thập thông tin, dần dần chuyển sang dùng những dịch vụ trực tuyến khác, phụ thuộc vào nhu cầu của từng người, như TikTok, Amazon, Instagram, Spotify, v.v…
Vụ kiện này tác động tới Google ra sao?
Có một vụ kiện khác có thể đem ra so sánh trực tiếp với vụ kiện giữa bộ tư pháp Mỹ với Google hiện giờ, đó là vụ kiện chống độc quyền trình duyệt internet của Microsoft cuối thập niên 1990 đến đầu những năm 2000. Khi ấy, Microsoft bị cáo buộc đã lợi dụng vị thế độc quyền hệ điều hành máy tính cá nhân để chèn ép những trình duyệt internet khác, cài mặc định Internet Explorer trên Windows để người dùng không phải chọn những trình duyệt khác.
Vụ kiện mấy chục năm trước này kết thúc với phần thắng ở bản án sơ thẩm thuộc về chính quyền Mỹ. Bản án sơ thẩm khi ấy yêu cầu Microsoft phải chia mảng phát triển Windows và mảng phát triển Internet Explorer cũng như các giải pháp phần mềm khác ra làm hai phần độc lập. Chỉ sau khi kháng cáo và có những khoản phí dàn xếp, thì Microsoft mới thoát khỏi cảnh bị chia nhỏ thành những công ty khác nhau. Cùng với đó, bản án phúc thẩm cũng yêu cầu Microsoft cung cấp API Windows cho các công ty khác, để họ dễ dàng phát triển dịch vụ và phần mềm. Khi ấy, Internet Explorer tích hợp trực tiếp vào bộ cài Windows không còn là vấn đề nữa.
Rất có khả năng, vụ kiện này sẽ có kết quả ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ra quyết định và cạnh tranh của Google sau này.Nhiều người cho rằng, Microsoft thua cuộc chiến hệ điều hành di động nhiều năm trước vì họ mải tập trung vào vụ kiện chống độc quyền. Điều tương tự hoàn toàn có khả năng xảy ra với Google, nhất là khi họ đang bận rộn với cuộc đua AI tạo nội dung. Tệ nhất với Google có thể sẽ là phán quyết từ tòa án, ngăn chặn Google tiếp tục có những thỏa thuận độc quyền như với Apple và Mozilla hiện giờ.
Với người dùng chúng ta thì sao?
Trên lý thuyết thì việc chặn đứng bất kỳ thế lực độc quyền nào trên thị trường cũng sẽ đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Một ví dụ kinh điển là AT&T trước kia. Họ từng sở hữu toàn bộ hệ thống điện thoại và viễn thông ở Mỹ cho tới năm 1982, thậm chí có cả công ty con để sản xuất mọi trang thiết bị họ cần. Sau đó AT&T bị chia năm xẻ bảy như ngày hôm nay. Thị trường dễ cạnh tranh hơn luôn tạo điều kiện tích cực cho sự sáng tạo và chất lượng dịch vụ được cải thiện, đem những công nghệ mới đến với mọi người với mức giá dễ chịu hơn.
Cũng có người cho rằng, không cần chia năm xẻ bảy Google, những điều luật chống độc quyền và cạnh tranh lành mạnh hiện giờ cũng đã đủ để quản lý thị trường công nghệ.
Về mặt ngắn hạn, dù phán quyết từ tòa án là gì đi chăng nữa, thì tác động đối với người dùng cũng không đáng kể. Kể cả khi Google bị cấm thực hiện những thỏa thuận độc quyền như hiện giờ, để công cụ tìm kiếm trực tuyến của họ là công cụ mặc định trên nhiều trình duyệt và thiết bị công nghệ phổ biến, thì những người dùng các sản phẩm như Pixel hay Chrome cũng không có nhiều lựa chọn, vì chúng là sản phẩm Google tạo ra, muốn dùng search engine nào là quyền của họ.
Ở tầm dài hạn, có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu anh em muốn chọn một công cụ tìm kiếm trực tuyến khác. Ngay ngày hôm nay điều đó đã là hiện thực ở châu Âu.
Ở thời điểm phiên xử đầu tiên vẫn chưa diễn ra, rất khó để dự đoán kết quả. Có thể Google sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì, nhưng cũng có thể tập đoàn này sẽ là tấm gương mà những cái tên khác như Amazon hay Microsoft phải nhìn vào, khi các nhà quản lý Mỹ quyết định sở tới họ.
Theo Android Police