iPhone 16 Pro Max có giá khởi điểm 1.199 USD, nhưng tổng chi phí linh kiện để tạo nên chiếc smartphone này chỉ chiếm chưa đến một nửa giá bán.
Các mẫu smartphone cao cấp và được nhiều người yêu thích ngay sau khi bán ra thị trường sẽ nhanh chóng bị các chuyên gia công nghệ "mổ xẻ" để khám phá linh kiện bên trong nhằm đánh giá mức độ dễ sửa chữa, cũng như định giá tổng chi phí của toàn bộ linh kiện tạo nên sản phẩm.
Loạt iPhone 16 được bán ra thị trường cuối tháng 9 vừa qua của Apple cũng không ngoại lệ.
Theo đó, các chuyên gia của công ty tài chính TD Cowen đã "mổ xẻ" iPhone 16 Pro Max phiên bản bộ nhớ 256GB (có giá khởi điểm 1,199 USD) và ước tính tổng chi phí linh kiện để tạo nên chiếc smartphone này, bao gồm cả giá hộp đựng và quy trình lắp ráp… là 486 USD.
Số tiền này cao hơn 33 USD so với tổng chi phí linh kiện để tạo nên một chiếc iPhone 15 Pro Max bộ nhớ 256GB.
TD Cowen đã liệt kê, so sánh giá chi tiết của từng linh kiện trên iPhone 16 Pro Max với iPhone 15 Pro Max và kết quả cho thấy hầu như tất cả các linh kiện trên iPhone 16 Pro Max đều đắt hơn so với linh kiện của phiên bản "đàn anh".
Trong đó, 2 phần linh kiện có giá thành cao nhất trong iPhone 16 Pro Max đó là màn hình (trị giá 80 USD) và cụm camera ở mặt sau (80 USD), đều tương đương với 16% tổng chi phí linh kiện cấu thành sản phẩm. Cụm camera ở mặt sau cũng là phần linh kiện có giá tăng cao nhất trên iPhone 16 Pro Max so với iPhone 15 Pro Max.
TD Cowen cho biết chi phí của cụm camera ở mặt sau của iPhone 15 Pro Max là 70 USD, trong khi phần linh kiện tương ứng của iPhone 16 Pro Max có giá 80 USD. Đây là điều dễ hiểu khi Apple đã nâng cấp camera góc rộng trên iPhone 16 Pro Max lên 48 megapixel, thay vì 12 megapixel như phiên bản cũ.
Như vậy, tổng chi phí linh kiện của iPhone 16 Pro Max chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ của sản phẩm. iPhone 16 Pro Max cũng là chiếc iPhone có chi phí linh kiện cao nhất từ trước đến nay của Apple.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng con số do TD Cowen đưa ra chỉ là chi phí ước tính về linh kiện phần cứng và lắp ráp, trong khi tổng giá trị của một thiết bị còn phải tính đến chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển công nghệ, phát triển phần mềm, marketing, phân phối sản phẩm ra thị trường
Các mẫu smartphone cao cấp và được nhiều người yêu thích ngay sau khi bán ra thị trường sẽ nhanh chóng bị các chuyên gia công nghệ "mổ xẻ" để khám phá linh kiện bên trong nhằm đánh giá mức độ dễ sửa chữa, cũng như định giá tổng chi phí của toàn bộ linh kiện tạo nên sản phẩm.
Loạt iPhone 16 được bán ra thị trường cuối tháng 9 vừa qua của Apple cũng không ngoại lệ.
Theo đó, các chuyên gia của công ty tài chính TD Cowen đã "mổ xẻ" iPhone 16 Pro Max phiên bản bộ nhớ 256GB (có giá khởi điểm 1,199 USD) và ước tính tổng chi phí linh kiện để tạo nên chiếc smartphone này, bao gồm cả giá hộp đựng và quy trình lắp ráp… là 486 USD.
Số tiền này cao hơn 33 USD so với tổng chi phí linh kiện để tạo nên một chiếc iPhone 15 Pro Max bộ nhớ 256GB.
TD Cowen đã liệt kê, so sánh giá chi tiết của từng linh kiện trên iPhone 16 Pro Max với iPhone 15 Pro Max và kết quả cho thấy hầu như tất cả các linh kiện trên iPhone 16 Pro Max đều đắt hơn so với linh kiện của phiên bản "đàn anh".
Trong đó, 2 phần linh kiện có giá thành cao nhất trong iPhone 16 Pro Max đó là màn hình (trị giá 80 USD) và cụm camera ở mặt sau (80 USD), đều tương đương với 16% tổng chi phí linh kiện cấu thành sản phẩm. Cụm camera ở mặt sau cũng là phần linh kiện có giá tăng cao nhất trên iPhone 16 Pro Max so với iPhone 15 Pro Max.
TD Cowen cho biết chi phí của cụm camera ở mặt sau của iPhone 15 Pro Max là 70 USD, trong khi phần linh kiện tương ứng của iPhone 16 Pro Max có giá 80 USD. Đây là điều dễ hiểu khi Apple đã nâng cấp camera góc rộng trên iPhone 16 Pro Max lên 48 megapixel, thay vì 12 megapixel như phiên bản cũ.
Như vậy, tổng chi phí linh kiện của iPhone 16 Pro Max chỉ chiếm khoảng 40% giá bán lẻ của sản phẩm. iPhone 16 Pro Max cũng là chiếc iPhone có chi phí linh kiện cao nhất từ trước đến nay của Apple.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng con số do TD Cowen đưa ra chỉ là chi phí ước tính về linh kiện phần cứng và lắp ráp, trong khi tổng giá trị của một thiết bị còn phải tính đến chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển công nghệ, phát triển phần mềm, marketing, phân phối sản phẩm ra thị trường