Tổng hợp một số sự cố hạt nhân dân sự

9/8/2020 9:17Phản hồi: 80
Tổng hợp một số sự cố hạt nhân dân sự
Nhân dịp mod bk9sw chia sẻ Những vụ nổ khủng khiếp do amoni nitrat trong lịch sử, mình xin chia sẽ một số sự cố hạt nhân dân sự đã xảy ra.

Các tiêu chí sau đây được xem xét khi kể đến các sự cố hạt nhân dân sự:
  • (1) Nhất thiết phải có sự hủy hoại sức khỏe con người đáng kể, có sự hủy hoại tài sản hoặc nhiễm bẩn phóng xạ.
  • (2) Sự hủy hoại đó có liên quan trực tiếp đến các vật liệu phóng xạ, ví dụ ở nhà máy điện hạt nhân.
  • (3) Điều kiện được xem xét là sự cố hạt nhân dân sự khi hoạt động hạt nhân hay vật liệu hạt nhân về nguyên tắc không liên quan gì đến mục đích quân sự.
  • (4) Sự kiện xảy ra có liên quan đến vật liệu hạt nhân phân hạch hoặc lò phản ứng hạt nhân.

· Ngày 12 tháng 12 năm 1952 vùng hoạt lò phản ứng hạt nhân ở sông Chalk, Ontario, Canada bị phá hủy. Lò phản ứng NRX (National Research Experimental) đi vào hoạt động vào ngày 22/8/1947, là lò dùng nước nặng làm chất làm chậm với công suất thiết kế ban đầu 10 MW nhiệt và tăng lên 42 MW nhiệt năm 1954. Do hỏng các thanh dập lò (an toàn) kết hợp với một vài sai sót của nhân viên vận hành dẫn đến vùng hoạt bị hỏng, các thanh nhiên liệu bị quá nhiệt và nóng chảy. Lò phản ứng và tòa nhà lò bị phá hủy nặng nề bởi nổ khí hydro. Để giải phóng nhiệt lượng, nước làm mát vẫn tiếp tục được bổ sung, kết quả khoảng 4000 m3 nước phóng xạ rò rỉ xuống sàn và tầng hầm. Lượng nước phóng xạ này chảy theo kênh, mương ra sông Ottawa. Tai nạn đã giải phóng 10,000 Curies (370 TBq) chất phóng xạ ra môi trường. Công việc tẩy xạ và khắc phục sự cố diễn ra sau đó và vào năm 1954 lò lại tiếp tục hoạt động.

· Ngày 5 tháng 10 năm 1966 ở Monroe, Michigan, Mỹ, một phần vùng hoạt lò phản ứng bị nóng chảy. Enrico Fermi 1 là loại lò phản ứng neutron nhanh làm mát bằng natri lỏng. Lò thiết kế với công suất 200 MW nhiệt (69 MW điện) sử dụng nhiên liệu uranium làm giàu 26%. Hỏng hệ thống tải nhiệt bằng natri đã gây ra nóng chảy một phần vùng hoạt đối với lò phản ứng. Sự cố xảy ra do một mảnh kẽm làm tắc nghẽn dòng chảy của hệ thống tải nhiệt natri. Kết quả là 2/92 thanh nhiên liệu bị nóng chảy (các thanh này bị nung nóng đến 700 độ F) nhưng không có sự nhiễm bẩn phóng xạ ở ngoài thùng lò. Lò được dừng để sữa chữa và tiếp tục hoạt động cho đến năm 1972 (chưa bao giờ hoạt động hết công suất trong thời gian đó) và chính thức tháo dỡ năm 1975.

· Mùa Đông năm 1966 – 1967, ở Liên xô (cũ) xảy ra sự cố mất chất tải nhiệt lò phản ứng. Con tàu thủy chạy bằng điện hạt nhân của Liên xô (cũ) đã bị một sự cố rất nghiêm trọng (có thể nó bị nóng chảy – nhưng nguyên nhân chính xác của nó vẫn là điều phải bàn cãi đối với phương Tây) xảy ra ở một trong 3 lò phản ứng hạt nhân. Để tìm ra lối thoát, toàn bộ thủy thủ đã đập vỡ bức che chắn phóng xạ bằng bêton và cốt thép bằng búa gây ra hư hỏng không thể sửa chữa lại được. Theo tin đồn rằng khoảng 30 thủy thủ đã chết trong vụ này. Con tàu đã bị bỏ rơi một năm để mức độ phóng xạ giảm đi trước khi tháo gỡ.


· Ngày 28 tháng 3 năm 1979, ở Mỹ nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island đã bị nóng chảy một phần vùng hoạt lò phản ứng tại tổ máy số 2 khi đang vận hành tại 97% công suất. Đây là sự cố nhà máy hạt nhân thương mại nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island thuộc loại lò phản ứng nước áp lực, có hai lò phản ứng với công suất 905 MW điện. Trong khi lò phản ứng bị hỏng nặng, lượng phóng xạ thoát ra môi trường vào cỡ 1,1×107 Bq, chỉ bằng 1/100 lượng phóng xạ thoát ra từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Sự cố này gây tác hại tới đời sống của dân chúng không nhiều vì các chất phóng xạ thoát ra phần lớn bị giam giữ lại bởi tòa nhà lò. Cư dân trong vùng nhận một liều cỡ 0.01 mSv. Không ai bị chết trong sự cố hạt nhân này. Các khảo sát thực hiện sau đó cũng chứng tỏ tỷ lệ ung thư trong quần cư quanh khu vực nhà máy không tăng. Nguyên nhân chính của sự cố nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island là do lỗi thao tác của vận hành viên (quên không mở van phía sau máy bơm cấp nước cho bình sinh hơi, cắt hệ thống làm nguội khẩn cấp vùng hoạt và các máy bơm tuần hoàn vòng 1) và hỏng hóc thiết bị (hỏng van xả áp và dụng cụ đo mức nước ở bình điều áp).
image.jpeg
Nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island.

· Ngày 13 tháng 3 năm 1980, tại Pháp có sự rò rỉ phóng xạ. Ở nhà máy điện hạt nhân Saint Laurent gồm: 2 tổ máy sử dụng lò phản ứng kiểu Uranium Naturel Graphite Gaz (UNGG) và 2 tổ máy sử dụng lò nước áp lực Pressurized water reactor (PWR), công suất mỗi tổ máy sử dụng lò PWR là 965 MW, đi vào vận hành năm 1983. Sự tăng nhanh công suất của lò phản ứng đã dẫn đến gãy bó nhiên liệu và nóng chảy 20 kg uranium và một ít các chất phóng xạ thoát ra ngoài (oidine phóng xạ trong thời gian 22-26/3/1980). Nguyên nhân làm nóng chảy bó nhiên liệu do hệ thống máy móc, không phải lỗi của con người. Lò phản ứng được sửa chữa và tiếp tục hoạt động cho đến khi được tháo gỡ vào năm 1992.

· Tháng 3 năm 1981, ở Tsuruga, Nhật Bản xảy ra sự phơi nhiễm phóng xạ đối với các nhân viên. Hơn 100 nhân viên bị phơi nhiễm phóng xạ với liều chiếu đến 1,55 mSv/ngày trong thời gian sửa chữa nhà máy điện hạt nhân, vi phạm giới hạn của công ty hàng 1mSv/ngày.

· Ngày 23 tháng 9 năm 1983 tại Buenos Aires, Arhentina, xảy ra sự cố tới hạn. Một sai sót của người vận hành trong khi sắp xếp lại nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân thí nghiệm đã dẫn đến tăng quá công suất danh định. Một nhân viên vận hành bị chiếu 2000 rad (20Gy) bức xạ gamma và 1700 rad (17 Gy) bức xạ nơtron và ông ta bị chết 2 ngày sau đó. 17 người khác ở ngoài phòng lò phản ứng bị chiếu xạ từ 35 đến 1 rad.

· Ngày 26 tháng 4 năm 1986, ở Ukraina (Liên xô cũ) xảy ra sự cố tăng công suất, nổ lò và vùng hoạt bị phá hủy hoàn toàn. Việc thử nghiệm an toàn lò phản ứng sai quy tắc dẫn đến tăng công suất không kiểm soát được, gây ra vụ nổ hơi nghiêm trọng, vùng hoạt bị phá hủy và chất phóng xạ phát ra. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở cách xa khoảng 100 km về phía tây – bắc Kiev. Đây là nhà máy điện hạt nhân RBMK-1000 (RBMK- Реактор Большой Мощности Канальный - Lò phản ứng hạt nhân kênh công suất lớn) công suất 32000 MW nhiệt được làm chậm bằng graphit và tải nhiệt bằng các kênh nước sôi.
image.jpeg
Một nhân viên trong phòng điều khiển nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine, 20/4/2018.

Quảng cáo


image.jpeg
Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl được chụp 2 hoặc 3 ngày sau thảm họa (Volodymir Repik / AP).

Nguyên nhân chính của sự cố nhà máy điện hạt nhân Chernobyl thuộc loại sự cố độ phản ứng dương. Gần 50 người chết (đa số là nhân viên vệ sinh) ngay sau thảm họa này. Sau đó, thêm 9 trẻ em chết do ung thư tuyến giáp vì sự cố hạt nhân này. Vụ nổ và cháy vùng hoạt có chất làm chậm bằng graphit đã vung vãi chất phóng xạ ra khắp châu Âu. Khoảng 135.000 người đã phải sơ tán khỏi vùng sát xung quanh Chernobyl cộng với khoảng 300.000 người ra khỏi vùng nhiễm xạ nặng ở Ukraina, Belarus và Nga. Một vùng cấm được thiết lập xung quanh vùng khoảng 3.000 km2 và cấm cư trú trong thời gian không hạn định. Các nhà khoa học Ukraine nhận định rằng con người sẽ không thể sống trong vùng cách ly trong ít nhất 20.000 năm nữa.

· Ngày 6 tháng 4 năm 1993 ở Nga đã xảy ra vụ nổ hạt nhân. Sự tích tụ áp suất dẫn đến nổ thùng phản ứng bằng thép không gỉ thể tích 30 m3 đặt trong một boongke bêton dưới một tòa nhà (là nơi làm việc của bộ phân hóa phóng xạ) ở thiết bị tái chế plutoni thuộc nhà máy hóa chất Tomsk, Siberi. Thùng chứa hợp chất axit nitơric đậm đặc, uranium (8757 kg), plutonium (449 g) cùng với một hợp chất thải phóng xạ và hữu cơ từ một chu trình chiết suất trước đó. Vụ nổ làm bật nắp bêton của boongke thổi bung mái tòa nhà thành một lỗ hổng rất rộng, thải nhiều chất phóng xạ ra ngoài.

· Tháng 6 năm 1999 ở Nhật bản đã xảy ra sự cố hỏng thanh điều khiển. Các nhân viên vận hành thử nghiệm đưa vào một thanh điều khiển thay cho 3 thanh được rút ra ngoài đã gây ra cho phản ứng tự duy trì không kiểm soát được trong vòng 15 phút ở lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Shika. Công ty điện Hokuriku đã không thông báo sự cố này và đã làm sai lệch hồ sơ và che giấu sự kiện cho đến tháng 3 năm 2007.

· Ngày 30 tháng 9 năm 1999 ở Ibaraki prefecture, Nhật Bản đã xảy ra sự cố tới hạn. Công nhân đã cho dung dịch nitrat urani chứa 16,6 kg uranium, vượt khối lượng tới hạn vào trong bể kết tủa của thiết bị tái chế uranium ở Tukai-mura, phía đông bắc Tokio. Bể đó đã không được thiết kế để hòa tan dung dịch như vậy và không được định hình để ngăn cản trạng thái tới hạn. 3 công nhân đã bị chiếu phóng xạ nơtron vượt quá liều cho phép. Một trong số 3 người đó đã bị chết. 116 người khác đã bị chiếu liều phóng xạ trên dưới 1 mSv những không vượt quá liều cho phép (giới hạn liều phóng xạ cho phép không vượt quá 1 mSv/năm đối với dân chúng và không vượt quá 20 mSv/năm đối với nhân viên bức xạ.)

· Fukushima I, Nhật Bản do hậu quả của trận động đất và sóng thần ngày 11/3/2011. Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi thuộc quận Futaba, tỉnh Fukushima do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) điều hành. Fukushima I có tổng công suất điện đạt 4,7 GW và là một trong 25 nhà máy điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Fukushima I gồm 6 lò phản ứng nước sôi (BWR) đang hoạt động. Các lò phản ứng số 1, 2, 6 do Công ty General Electric (Mỹ) cung cấp, các lò số 3, 5 của Công ty Toshiba và lò số 4 của Công ty Hitachi (Nhật Bản). Lò phản ứng số 1 của Fukushima I thuộc đời đầu thế hệ II, có công suất khoảng 440 MW, bắt đầu hoạt động từ ngày 26/3/1971. Lò phản ứng số 3 của Fukushima I có công suất khoảng 784 MW bắt đầu hoạt động từ ngày 27/3/1976.

Quảng cáo



- Đối với nhà máy Fukushima II, tất cả 4 tổ máy của nhà máy đã tự động ngừng hoạt động khi có động đất ngày 11/3. Tất cả các tổ máy này đều có nguồn điện ngoài nhà máy cung cấp điện bơm nước ổn định làm mát các lò phản ứng, không phải dùng biện pháp xả khí ở bất kỳ tổ máy nào. Hiện nay tất cả 4 tổ máy của nhà máy Fukushima II đang ở trong trạng thái dừng lò nguội. Điều này có nghĩa là áp suất của vòng nước làm mát đang ở mức khí quyển và nhiệt độ dưới 100oC. Trong các điều kiện này, các lò phản ứng được coi là đã được kiểm soát ở mức an toàn.
image.jpeg
Nguyên nhân vụ nổ tại các tổ máy số 1 và số 3 là do oxy trong không khí kết hợp với hydro sinh ra trong vùng hoạt do hiện tượng oxy hóa zirconi (vỏ thanh nhiên liệu), vụ nổ đã phá vỡ phần tường và mái bê tông của nhà lò phản ứng. Đây là các vụ nổ khí hydro. Nguyên nhân nổ ở tổ máy số 2 và số 4 còn đang được điều tra. Các vụ nổ và cháy này chưa ảnh hưởng đến kết cấu các lớp bảo vệ an toàn của lò.

Trong báo cáo “Đánh giá sự rò rỉ phóng xạ vào Thái Bình Dương do sự cố hạt nhân Fukushima” được tạp chí Springer xuất bản online vào 04/5/2013, trên cơ sở phân tích hàng loạt báo cáo của các cơ quan chức năng, nghiên cứu Nhật Bản và quốc tế (IAEA, IRSN), nhóm nghiên cứu đánh giá môi trường của Trung tâm Nghiên cứu nguyên tử Bhubha, Ấn Độ, đã đưa ra các kết luận đánh giá về mức độ rò rỉ phóng xạ như sau:

Hàng loạt các nhân phóng xạ có nồng độ cao đã được báo cáo là hiện diện trong vùng biển gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Nguồn chủ yếu của các nhân phóng xạ này là do sự rò rỉ của chất lỏng nhiễm phóng xạ cao từ một hầm trong tòa nhà tuốc bin gần với kênh lấy nước vào lò số 2 xuyên qua một vết nứt trên tường bê tông. Vào thời điểm đầu tháng 4/2011, trong vùng lân cận sát nhà máy, nồng độ phóng xạ trong nước biển đã đạt tới 68 MBq m−3 đối với 134--Cs và 137Cs, và > 100 MBq m−3 đối với 131-I. Nồng độ này bắt đầu hạ xuống từ 11/4/2011 và đến cuối tháng tư giá trị chỉ còn khoảng 0,1 MBq m−3 đối với 137-Cs.

Ngay sau sự cố hạt nhân, TEPCO đã bắt đầu rất tích cực công tác đo đạc môi trường gồm cả Thái Bình Dương. Các mẫu nước biển đã được thu thập trên một phạm vi thời gian và không gian lớn. Trong nghiên cứunày, nồng độ của các nhân phóng xạ khác nhau đo được ở vị trí gần kênh thải phía nam của nhà máy đã được dùng để đánh đánh giá sự rò rỉ của chúng vào Thái Bình Dương. Mức độ rò rỉ đã được đánh giá là 5.68 PBq đối với 131-I, 2.24 PBq đối với 134-Cs và 2.25 PBq đối với 137-Cs. Các nhân khác như 99--mTc, 136Cs, 140--Ba và 140La cũng được đánh giá mức độ rò rỉ nằm trong dải giữa 0.02 PBq (99-mTc) và 0.53 PBq (140-Ba). Khoảng 11.28 PBq tổng hoạt độ phóng xạ đã bị rò rỉ vào Thái Bình Dương. Trong số đó 131-I chiếm 50.3 %; 134-Cs - 20 %; 137--s - 20 %; 140-Ba - 4.6 %; 136-Cs - 2.6 %; 140-La - 2.3 % và 99-mTc - 0.2 %.

Về phơi nhiễm phóng xạ, 96% công nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị phơi nhiễm phóng xạ ít hơn 50 mSv. Tất cả những người nhận liều phóng xạ lớn hơn 100 mSv bị phơi nhiễm rất ngắn sau vụ tai nạn. 9 công nhân nhận liều phóng xạ tổng cộng lớn hơn 200 mSv. Trong số này, hai công nhân bị chiếu liều lớn hơn 600 mSv, với 679 mSv là liều cao nhất (phơi nhiễm bên ngoài 89 mSv; phơi nhiễm bên trong 590 mSv). Những công nhân có liều lớn hơn 100 mSv là nhân viên thường xuyên được thuê bởi Công ty điện lực Tokyo. Hầu hết những người có liều phóng xạ dưới 20 mSv được thuê bởi các công ty khác. May mắn, không có hội chứng phóng xạ cấp tính nào được quan sát thấy trong số những người bị ảnh hưởng trong vụ tai nạn Fukushima cho đến nay.

Hậu quả về sức khỏe cộng đồng, WHO báo cáo như sau “Sự đánh giá nguy hiểm đối với sức khỏe từ sự cố hạt nhân sau thảm họa sóng thấn và động đất tại phía bắc Nhật Bản năm 2011 đã dựa trên sự ước lượng liều chiếu xạ sơ bộ”, tuy nhiên báo cáo cũng lưu ý rằng sự rủi ro được đánh giá đối với các bệnh ung thư đặc trưng trong bộ phận dân chúng nhất định tại quận Fukushima đang tăng lên và như vậy, đòi hỏi có sự quan trắc dài hạn và chương trình sức khỏe cho bộ phận dân cư này.
80 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tất cả đều rất nguy hiểm.
tieutu911
TÍCH CỰC
4 năm
@hongphuc1992 Phải chi bài viết chỉ là hình ảnh và kèm theo vài chữ thì hay hơn. Còn đằng này chữ không chỉ vài ba hình. Nhìn thoi cũng ngán rồi khỏi đọc
Cu_Hải
ĐẠI BÀNG
4 năm
đại dịch hiện tại mới là thứ nguy hiểm nhất đấy nhé mấy cậu.
Toán Cono
ĐẠI BÀNG
4 năm
Có khi nào bị nhiễm chất phóng xạ rồi bị biến đổi gen không ta. Và trở thành 1 siêu anh hùng hoặc 1 siêu quái vật nào đó.
Toán Cono
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Chế Ba Thực tế kiểu gì cũng có ng bị biến đổi gen, hoặc một vài loài động vật nào đấy. Chắc là đang trong phòng thí nghiệm
@Toán Cono những đột biến này xảy ra ngẫu nhiên và chủ yếu là đột biến xấu. muốn đột biến có lợi thì phải nguyên cứu chính xác liều lượng, thời gian và vị trí.
@Toán Cono Có lẻ mua vé số vietlott dù khó nhưng vẫn dễ thành công hơn ;)
@Toán Cono Ung thư đó
Tính ra các nước cũng xêm xêm nhau thôi nhỉ. Vụ chernobyl trông có vẻ ko nghiêm trọng như truyền thông vẫn luôn nói.
SPL
TÍCH CỰC
4 năm
@Blitzwaffen Vụ đó do U cà làm sai chứ Liên Xô chỉ đặt nhà máy tại đó còn vận hành là do U cà, làm sai quy trình khi tăng công suất dẫn đến nổ
techmen
TÍCH CỰC
4 năm
@SPL Ucraina lúc đó vẫn thuộc LX mà?
TuanHanu
TÍCH CỰC
4 năm
@Blitzwaffen Chưa nói đến số người chết và nhiễm xạ, chỉ riêng một vùng đất chết rộng lớn mà hàng chục nghìn năm con người không thể sinh sống bình thường được mà bạn bảo không nghiêm trọng như truyền thông vẫn nói?
SPL
TÍCH CỰC
4 năm
@techmen Mình có nói không thuộc đâu, vấn đề là toàn đổ cho liên Xô chứ có nói U cà làm sai gây tai hoạ đâu, kiểu như thằng con làm sai thì túm cổ thằng bố vậy
Namgmail
ĐẠI BÀNG
4 năm
Giả sử tương lai VN có một nhà máy điện hạt nhân cỡ Chernobyl nằm sát biển và xảy ra xung đột với Trung Quốc thì đáng để bàn đấy vì Trung Quốc có khả năng sản xuất tên lửa rất nhanh không có hệ thống phòng thủ nào chặn cho thấu cả mà chỉ cần một quả bắn trúng vào lò là cũng ăn đủ
@Namgmail chứ bạn không biết TQ nó xây 2 nhà máy điện hạt nhân gần biên giới VN à, nó vừa có điện bán cho VN vừa lỡ có chuyện gì thì rủ VN đi chung cho vui.
VnStarOne
ĐẠI BÀNG
4 năm
@kingcobra84 Chiến tranh kinh tế và tranh chấp lãnh thổ quy mô nhỏ khác hoàn toàn với việc đối địch và thách thức nguy hiểm của thế giới bằng Hạt nhân bạn nhé. Không có nước nào dám đâu, sau 2 quả bom ném xuống Nhật Bản thì mình nhớ chẳng có trường hợp nào dùng hạt nhân nữa cả, tất cả chỉ để hù dọa nhau thôi. Đến như thằng Mỹ cũng có dám tự phá hủy lò hạt nhân của Triều Tiên hay là Iran đâu, toàn phá cho dừng hoạt động hoặc là phá hạ tầng liên quan thôi
@Namgmail Không có nước nào dám làm thế đâu bác kể cả Mỹ và Nga
TuanHanu
TÍCH CỰC
4 năm
@Namgmail Công ước chiến tranh không được phép đánh vào công trình dân sự và dân thường nhé bạn, TQ bắn VN thì 2 thằng đầu tàu hạt nhân Mỹ Nga để yên cho đấy 😁
adsene
TÍCH CỰC
4 năm
Vn nghĩ xây điện hạn nhân thôi. Phát triển kinh tế mà thiếu điện thì =0
@aiglove Không làm thì tụi TQ cũng làm
TuanHanu
TÍCH CỰC
4 năm
@adsene Đến hiện tại điện hạt nhân vẫn là nguồn đảm bảo nhất một khi dầu hỏa than đá cạn kiệt, thủy điện trông vậy chứ phá hoại môi trường quá lớn, gió với mặt trời chưa ăn thua.
adsene
TÍCH CỰC
4 năm
@HyH Tính ra cách vn mấy trăm km thôi , vn xây là thiệt
@adsene Mấy trăm km làm sao mà thoát, không chịu làm để giờ phải mua điện của tụi nó.
không xây nhà máy điện hạt nhân thì chả bao giờ mong có đủ điện để dùng :|
aiglove
CAO CẤP
4 năm
@nnkjsc Xây ở đâu thì tốt đây bạn @@! Chứ mình ghét EVN lắm rồi.
kunsubin
TÍCH CỰC
4 năm
@nnkjsc Chuẩn luôn, điện hạt nhân là nguồn năng lượng vô cùng lớn. Nghỉ đến viễn cảnh đất nước đi mua điện nước ngoài mà thấy hơi hoang mang. một ngày nào đó cúp cái chìm trong bóng tối luôn
@aiglove 3200km bờ biển, đầy nơi xây được. EVN mà xây (có thể) lại thành hố lầy à.
Mọi thứ đều nguy hiểm, máy móc hay con người đều có sai sót
Nhật nhiều vụ quá
Rev
CAO CẤP
4 năm
quá nguy hiểm
Nhật dính nhiều phốt nhỷ.
Thien Quoc
TÍCH CỰC
4 năm
Ngày xưa bên diễn đàn TTVNOL có cuộc tranh cãi dữ dội về vụ Chernobyl, đại ý là sự cố xảy ra trước hay sau khi thanh khống chế đi vào, thời gian chênh lệch khoảng 1/10 giây gì đó nhưng sẽ làm thay đổi bản chất nguyên nhân vụ tai nạn. Nghe cãi nhau, biểu đồ, giải thích khoa học hoa cả mắt và đíu hiểu con mịa gì hết. Cuối năm ngoái, trên Netflix chiếu phim Chernobyl, lúc ở tòa án ông chuyên gia giải thích sao mà nó dễ hiểu đến thế, rành mạch, đơn giản...
hoangnam1284
ĐẠI BÀNG
4 năm
@VnStarOne bạn nghĩ mấy ông ấy sẽ cho bạn biết sự thật ah?
VnStarOne
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hoangnam1284 à uh, thế mới nói là xem cho biết thế thôi chứ cũng không quá tin tưởng vào nguyên nhân mà phim đưa ra
@VnStarOne Nga và phương Tây luôn có lý lẽ riêng.
Thien Quoc
TÍCH CỰC
4 năm
@VnStarOne Mấy cái chi tiết về con người các thứ thì đồng ý với bạn. Nhưng cái đoạn lý giải nguyên nhân vì sao phản ứng lại tăng vọt ngay khi các thanh điều kiển đi vào trong khi lẽ ra nó phải chặn phản ứng lại là đúng đấy bạn.
run9
TÍCH CỰC
4 năm
Nghia NV
ĐẠI BÀNG
4 năm
Kinh khủng
Chả thấy dân sự nào
sắp có S.T.A.L.K.E.R 2 rồi đó mấy chế 😍
Từ nhưng năm 4 đã có hn rồi mình thì ngày đó ngeo so
Hay, cám ơn mod
làm trong môi trường công việc nguy hiểm

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019