Cách đây ít lâu, hai phi hành gia người Mỹ là Bob Behnken và Doug Hurley đã được đưa lên không gian và sau đó trở về Trái Đất thành công nhờ tàu Crew Dragon của SpaceX. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên sau 9 năm, NASA lại đưa người Mỹ lên vũ trụ và đặc biệt hơn, đây còn là một tên lửa thương mại đang trong quá trình kiểm tra để được công nhận là phương tiện vũ trụ an toàn.
Không giống như trước đây, khi mà các sứ mệnh chinh phục vũ trụ mang tính phô diễn, khẳng định vị thế hay củng cố quyền lực của các nước mạnh, cuộc đua ngoài không gian giờ đây đem lại một ý nghĩa lớn lao hơn, giúp con người khám phá nhiều hơn về khoảng không vô tận trên kia, và cũng tìm kiếm các giải pháp khai thác tài nguyên để phục vụ nhu cầu sống ngày một lớn của loài người.
Chín năm không đưa người lên không gian cũng có thể nói là chín năm nước Mỹ không tập trung nhiều vào lĩnh vực rộng lớn này. Dưới thời của tổng thống Obama, vị tổng thống này đã đánh giá các dự án vũ trụ quá tốn kém và ông muốn tập trung vào những khía cạnh khác của xã hội hơn. Obama chính là người đã bỏ dự án Constellation được đưa ra bởi tổng thống tiền nhiệm George W. Bush. (Không thể nói rằng Obama khước từ toàn bộ dự án vũ trụ, ông vẫn muốn Mỹ đưa người lên vũ trụ, nhưng đơn giản là không chú trọng vào đó, và đẩy các dự án này vào một thời điểm xa hơn mà thôi)

Không giống như trước đây, khi mà các sứ mệnh chinh phục vũ trụ mang tính phô diễn, khẳng định vị thế hay củng cố quyền lực của các nước mạnh, cuộc đua ngoài không gian giờ đây đem lại một ý nghĩa lớn lao hơn, giúp con người khám phá nhiều hơn về khoảng không vô tận trên kia, và cũng tìm kiếm các giải pháp khai thác tài nguyên để phục vụ nhu cầu sống ngày một lớn của loài người.

Chín năm không đưa người lên không gian cũng có thể nói là chín năm nước Mỹ không tập trung nhiều vào lĩnh vực rộng lớn này. Dưới thời của tổng thống Obama, vị tổng thống này đã đánh giá các dự án vũ trụ quá tốn kém và ông muốn tập trung vào những khía cạnh khác của xã hội hơn. Obama chính là người đã bỏ dự án Constellation được đưa ra bởi tổng thống tiền nhiệm George W. Bush. (Không thể nói rằng Obama khước từ toàn bộ dự án vũ trụ, ông vẫn muốn Mỹ đưa người lên vũ trụ, nhưng đơn giản là không chú trọng vào đó, và đẩy các dự án này vào một thời điểm xa hơn mà thôi)
Quảng cáo

Tính ra cũng đã gần 50 năm kể từ khi con người lần cuối đặt chân lên Mặt Trăng cho tới nay. Sau khi Obama rời chức, ông Trump đã đưa ra yêu cầu NASA khởi động lại các sứ mệnh và mục tiêu không gian. Tầm nhìn của Trump lúc bấy giờ là không chỉ lên vũ trụ để thăm thú cho vui, lấy tiếng. Ông muốn con người ở lại đó, nghiên cứu chúng với mục đích cuối cùng là hướng tới sự hiện diện vững chắc của nền văn minh loài người trên khắp Thái Dương Hệ.

Trump cho hợp tác với các công ty tư nhân làm việc ở lĩnh vực vũ trụ như SpaceX của Elon Musk hay Blue Origin của Jeff Bezos. Sự bắt tay giữa chính phủ và các công ty tư nhân này đã giúp thúc đẩy sự phát triển của công nghệ tên lửa cũng như các tên lửa thương mại hơn bao giờ hết, và cho phép các tổ chức phi chính phủ có thể tham gia và công cuộc thám hiểm không gian. Như đã đề cập ở đầu bài viết, SpaceX đang gặt hái được rất nhiều thành tựu, trở thành đối tác của NASA và đang chờ cấp phép an toàn cho tàu vũ trụ của họ. Việc tận dụng nguồn lực từ các công ty của Mỹ cũng giúp ngân sách của họ tiết kiệm được kha khá, không cần phụ thuộc công nghệ của những nước bạn.

Nước Mỹ khởi động “cuộc đua vũ trụ”, vô hình trung cũng làm cho nhưng quốc gia khác tham gia vào công cuộc khai phá này. Hãy nhìn xem trong giai đoạn từ năm 2019 trở đi, cả Trung Quốc, Nhật Bản hay Dubai đã làm được những gì đối với việc phóng tàu vũ trụ. Với tư tưởng của một người ham thích vũ trụ, sự phát triển của cái lĩnh vực được xem là “xa vời” và “viễn vông” này chính là nền tảng của nền văn minh chúng ta trong tương lai.

Trump cũng đã cấp phép cho dự án Artemis, mục tiêu là đưa người phụ nữ đầu tiên lên mặt trăng vào năm 2024 sắp tới. Tại sao chúng ta lại phải đến mặt trăng nhiều lần đến thế? Sự hiện hiện diện của loài người trên mặt trăng chính là câu trả lời rõ ràng nhất về trình độ khoa học kỹ thuật, từ đó giúp phát triển thêm và tạo tiền đề cho mục tiêu tiếp theo: Đưa người lên Sao Hoả.
Quảng cáo

Trump từng tuyên bố sẽ cấp thêm ngân sách cho thám hiểm không gian và đến ngày 30 tháng 7 vừa rồi, NASA đã khởi động sứ mệnh Mars 2020, với việc để tàu thám hiểm Perseverance tiếp tục khai phá và tìm kiếm sự sống trên Sao Hoả. Nhiều chương trình khám phá Sao Hoả trước đây đã cho thấy nhiều khả năng, trên hành tinh này đang chứa nhiều tài nguyên cần thiết cho sự hiện diện lâu dài của con người, hay thậm chí là sự sống ngoài Trái Đất.
Chính phủ Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Trump cũng đã hợp lý hoá các quy định và quy trình về việc mua sắm và sử dụng các nguồn lực của chính phủ. Chính phủ sẽ phải là một khách hàng đáng tin cậy cho các công ty tư nhân đang hoạt động trong lĩnh vực này nếu muốn thương mại hoá chúng.

Nói về các sứ mệnh Mặt Trăng và Sao Hoả thế chắc là đủ rồi. Quay trở lại gần thực tế một chút, đó chính là khả năng tự vệ không gian. Trong những năm gần đây, cả Trung Quốc và Nga - Hai quốc gia cũng có ngành công nghiệp vũ trụ phát triển, đang tiến hành vũ khí hoá không gian của họ bằng việc xây dựng các kho vũ khí chống vệ tinh, có khả năng đánh phá các tàu vũ trụ trên quỹ đạo. Với các “mối đe doạ” từ nước ngoài, Trump đã cho phép thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ U.S. Space Force.

Quảng cáo
Mục tiêu của lực lượng này là bảo vệ tài sản ngoài không gian thuộc tài sản và sự quản lý của nước Mỹ. Đây là một nhánh mới và lần đầu tiên được thành lập từ Lực lượng Không quân Hoa Kỳ kể từ năm 1947. Lực lượng này sẽ tổ chức, đào tạo các chiến binh không gian và trở thành lực lượng vũ trang thứ 6 của Mỹ.
Người ta cho rằng, dưới thời của Trump, nước Mỹ đã quay trở lại dẫn đầu lĩnh vực không gian như là cách mà họ đã làm được trong quá khứ.
Theo floridatoday, CNN, BI, Wiki