Đầu tư 10 triệu đô la Mỹ vào công ty Sea Machines Robotics, Toyota cho thấy họ không chỉ quan tâm đến các phương tiện lưu thông trên bộ mà còn muốn thúc đẩy phát triển các phương tiện vận hành dưới nước. Sea Machines Robotics có trụ sở tại Boston và được dẫn dắt bởi Michael Johnson, một kỹ sư hàng hải có nhiều năm kinh nghiệm.
Tương tự như giao thông đường bộ và kể cả hàng không, đa phần các vụ tai nạn xảy ra xuất phát từ lỗi của con người. Chính vì lẽ đó, công nghệ tự hành chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Với suy nghĩ này, năm 2013, Johnson thành lập Sea Machines và bắt đầu nghiên cứu phát triển một loạt các hệ thống giúp việc di chuyển trên mặt nước trên nên an toàn và hiệu quả hơn. Hiện tại, Sea Machines đang nghiên cứu các hệ thống tự động vận hành trên những con tàu nhỏ, nơi tiền công trả cho con người có thể chiếm hơn 1/2 chi phí.
Cũng giống như xe tự lái, các cảm biến được trang bị sẽ giúp con tàu có thể cảm nhận được môi trường xung quanh và phần mềm sẽ chịu trách nhiệm điều hướng con tàu. Tháng 9 năm ngoái, công ty từng cho ra mắt sản phẩm đầu tiên với tên gọi SM300, cho phép điều khiển từ xa cũng như giúp con tàu có thể hoạt động độc lập mà không cần con người. Ngoài ra, thông qua hệ thống này, kết hợp với dữ liệu thời tiết, người ta có thể biết được đâu sẽ lộ trình tối ưu nhất cho các chuyến đi dài.
Ý tưởng trên được cho là có nét tương đồng với cách mà Toyota tiếp cận với công nghệ tự hành ở xe hơi. Thay vì đầu tư phát triển các hệ thống đảm đương mọi thứ trong khi con người làm nhiệm vụ giám sát, nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản lại nghĩ ngược lại. Họ tạo ra những hệ thống giám sát con người và can thiệp vào quá trình vận hành khi cần thiết.
Tương tự như giao thông đường bộ và kể cả hàng không, đa phần các vụ tai nạn xảy ra xuất phát từ lỗi của con người. Chính vì lẽ đó, công nghệ tự hành chính là giải pháp hữu hiệu nhất. Với suy nghĩ này, năm 2013, Johnson thành lập Sea Machines và bắt đầu nghiên cứu phát triển một loạt các hệ thống giúp việc di chuyển trên mặt nước trên nên an toàn và hiệu quả hơn. Hiện tại, Sea Machines đang nghiên cứu các hệ thống tự động vận hành trên những con tàu nhỏ, nơi tiền công trả cho con người có thể chiếm hơn 1/2 chi phí.

Cũng giống như xe tự lái, các cảm biến được trang bị sẽ giúp con tàu có thể cảm nhận được môi trường xung quanh và phần mềm sẽ chịu trách nhiệm điều hướng con tàu. Tháng 9 năm ngoái, công ty từng cho ra mắt sản phẩm đầu tiên với tên gọi SM300, cho phép điều khiển từ xa cũng như giúp con tàu có thể hoạt động độc lập mà không cần con người. Ngoài ra, thông qua hệ thống này, kết hợp với dữ liệu thời tiết, người ta có thể biết được đâu sẽ lộ trình tối ưu nhất cho các chuyến đi dài.
Ý tưởng trên được cho là có nét tương đồng với cách mà Toyota tiếp cận với công nghệ tự hành ở xe hơi. Thay vì đầu tư phát triển các hệ thống đảm đương mọi thứ trong khi con người làm nhiệm vụ giám sát, nhà sản xuất ô tô hàng đầu Nhật Bản lại nghĩ ngược lại. Họ tạo ra những hệ thống giám sát con người và can thiệp vào quá trình vận hành khi cần thiết.
Nguồn: Wired