TP HCM ngăn virus tay chân miệng trước nguy cơ bùng dịch <ACE Tinh tế cẩn thận nhé>
.
UBND TP HCM yêu cầu các đơn vị phòng chống bệnh tay chân miệng trong bối cảnh ca nhiễm tăng nhanh, xuất hiện virus độc lực cao, một trường hợp tử vong do căn bệnh.

Chiều 6/6, trong văn bản khẩn gửi đến các sở ngành và UBND quận, huyện, TP Thủ Đức, lãnh đạo thành phố nhắc đến tình hình tay chân miệng đang tăng. Theo thống kê từ Sở Y tế TP HCM, số ca bệnh trong đầu tháng 6 cao gấp hơn hai lần so với hai tuần trước đó. Sự xuất hiện trở lại của chủng virus EV71 gây bệnh nặng khiến tình hình "thực sự đáng lo ngại".

Trước nguy cơ dịch có thể lây lan, UBND thành phố đề nghị các đơn vị triển khai các biện pháp phòng, chống tay chân miệng, theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó. Cần chú ý đến các khu vực có nguy cơ cao như điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học, khu dân cư, khu nhà trọ có nhiều trẻ em.

Sở Y tế chuẩn bị thu dung, điều trị bệnh tay chân miệng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chủ động ứng phó khi tình hình dịch diễn biến phức tạp. Đặc biệt, trong hôm qua, Bộ Y tế cho biết đã hỗ trợ về nguồn cung thuốc điều trị cho TP HCM. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo đủ thuốc khám, chữa bệnh. Các bệnh viện cũng chủ động dự trù, đặt hàng, mua sắm và dự trữ thuốc.

Người dân được khuyến cáo thường xuyên rửa tay, coi đây là là biện pháp phòng chống quan trọng nhất. Vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch Javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường.

Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ như nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan. Trẻ bệnh tay chân miệng cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng như sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với, run tay chân.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Một số trường hợp, bệnh diễn biến nặng và biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Bệnh cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

https://vnexpress.net/tp-hcm-ngan-virus-tay-chan-mieng-truoc-nguy-co-bung-dich-4614388.html
22
40
đang có dịch cẩn thận thôi Anh
13
Tay nhớ rửa xà phòng.
Miệng nhớ oánh răng.
Chân nhớ đi bao
11
take care
10
Cảm ơn bác sĩ
13
cảm ơn anh đã chia sẻ
12
nhà anh em có trẻ nhỏ nên cẩn thận đừng để bị như thế này
10
Cẩn thận vẫn hơn
3
ô cê bác sĩ
2
NTD1980
TÍCH CỰC
nguy cơ quá, phải cẩn thận, nhất là cho sắp nhỏ
4
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019