TPM 2.0 đã bị bắt buộc từ Windows 10, CPU đời trước 2018 không thành vấn đề, cách bật TPM trong BIOS

bk9sw
28/6/2021 11:30Phản hồi: 100
TPM 2.0 đã bị bắt buộc từ Windows 10, CPU đời trước 2018 không thành vấn đề, cách bật TPM trong BIOS
PC Health Check đang khiến anh em lo lắng khi hiện thông báo máy tính của anh em không đủ điều kiện để cập nhật lên Windows 11. Ngay cả những anh em đang xài những chiếc máy với phần cứng mới nhất cũng gặp phải thông báo này. Đừng lo lắng, theo tìm hiểu của mình thì trừ khi anh em xài máy từ thời xa xưa mới phải lo, còn với máy về sau này thì hầu hết đều đã hỗ trợ TPM - thứ làm cái thông báo kia hiện lên.

Có 2 dữ kiện được Microsoft đưa ra khiến dân tình hoang mang là: TPM 2.0 và vi xử lý từ 2018 trở đi.

Windows 11 đòi TPM 2.0


Theo tìm hiểu của mình thì từ năm 2006, laptop đã bắt đầu được trang bị TPM, chuẩn TPM 1.2 có từ năm 2011 còn TPM 2.0 có từ năm 2014. Ban đầu trong yêu cầu cấu hình tối thiểu thì Windows 11 đòi TPM 1.2 nhưng chỉ qua hôm sau thì Microsoft đã nâng chuẩn lên TPM 2.0.

Microsoft chưa nói rõ là yêu cầu TPM 2.0 là dạng chip rời hay là giải pháp tích hợp, dùng firmware. TPM 2.0 có đến 5 cách ứng dụng:

  • Dạng chip rời dicrete TPM (dTPM) - nó là một con chip rời và là giải pháp bảo mật TPM tốt nhất bởi mọi thông tin bảo mật như dấu vân tay, mật khẩu hay khóa mã hóa ngẫu nhiên đều được lưu trong con chip này;
  • Dạng tích hợp integrated TPM (iTPM) - nó là một phần nằm trong một con chip khác có thể là chipset bo mạch chủ.
  • Dạng firmware TPM (fTPM) - như tên gọi dùng giải pháp firmware chạy trong môi trường bảo mật TEE của CPU.
  • Hypervisor TPM - (hTPM) là dạng TPM ảo hoạt động trên công nghệ hypervisor, chạy trong một môi trường cách ly ẩn trong máy ảo. Giải pháp này mang lại độ bảo mật tương đương với fTPM.
  • Software TPM (sTPM) - là một phần mềm mô phỏng TPM và cũng là giải pháp ít an toàn nhất.

ThinkPad P70 TPM.jpg
Theo tìm hiểu của mình thì giải pháp TPM rời dạng chip bảo mật thường có trên những chiếc bo mạch chủ máy hay mính dòng doanh nghiệp. Mình ví dụ như chiếc Lenovo ThinkPad P70 của mình, ra mắt năm 2016 với Windows 10 Pro cài sẵn, có chip TPM 1.2 rời, TPM 2.0 tích hợp trong chipset. Ngoài ra mình từng xài nhiều dòng máy ThinkPad khác và HP EliteBook thì nó cũng có chip TPM rời. Tuy nhiên, đã là chip rời thì đắt tiền, thế nên việc trang bị nó trên máy tính phổ thông sẽ khiến chiếc máy bị đội giá lên. Vậy là các hãng làm chip như Intel và AMD đã sử dụng giải pháp firmware TPM (fTPM), rẻ tiền hơn, không cần chip rời.

fTPM thì đối với Intel, hãng này đã tích hợp vào một vài dòng vi xử lý từ năm 2013 với tên gọi là PTT (Platform Trust Technology). Trong khi đó, với ARM thì hãng có TrustZone còn AMD thì có fTPM có từ 2016 tức trước khi Ryzen đời đầu ra mắt.

TPM 2.0 đã là yêu cầu bắt buộc từ Windows 10


TPM 2.0 là một yêu cầu bắt buộc với Windows 10. Trong tài liệu của Microsoft thì các thiết bị chạy Windows 10 cần phải được tích hợp công nghệ TPM 2.0, có thể là dạng chip rời hoặc giải pháp firmware tích hợp trên SoC.

Windows 10 ra mắt khi nào anh em nhớ không? Từ tháng 6 năm 2015! Như vậy mình nghĩ những chiếc máy được bán ra với Windows 10 cài sẵn chắc chắn có TPM 2.0, hoặc là dTPM chip rời hoặc fTPM giải pháp firmware. Như vậy nếu máy anh em khi mới mua về có Windows 10 thì có thể tự tin nâng cấp lên Windows 11 được. Vấn đề còn lại chỉ là bật TPM ở đâu để khi cài đặt thì chiếc máy được xác thực là hợp lệ.

CPU nào chạy được Windows 11?


Trong danh sách CPU được Windows 11 hỗ trợ thì Microsoft nói không hỗ trợ các vi xử lý ra mắt từ trước 2018. Tức là với Intel thì phải từ đời Coffee Lake hay Core thế hệ 8 trở đi còn với AMD thì từ Ryzen 2000 series trở đi. Tương tự với các dòng vi xử lý Atom, Xeon, Pentium, Celeron, AMD Threadripper và EPYC … phải từ 2018 trở đi.

Nói như vậy không có nghĩa là các vi xử lý ra mắt từ trước 2018 không chạy được Windows 11. Như mình đã nói ở trên, Windows 11 chỉ bị ràng buộc nhiều về TPM 2.0 là chính vì Microsoft muốn tăng tính bảo mật cho Windows 11.

Quảng cáo


Intel SGX.jpg
Intel thì đã tích hợp PTT vào vi xử lý sớm nhất là dòng Haswell (Core thế hệ 4) nhưng không hoàn toàn tức là dòng có dòng không. Thế hệ vi xử lý được tích hợp công nghệ TPM đồng loạt của Intel là dòng Skylake (Core thế hệ 6). Mình tìm hiểu được là kể từ thế hệ vi xử lý này thì Intel đã trang bị một công nghệ gọi là Intel SGX (Software Guard Extensions), là một thành phần của Intel ME (Management Engine) - nó cung cấp môi trường TEE và hỗ trợ firmware TPM. Như vậy, nếu anh em xài máy tính chạy chip Intel từ 2015 trở đi tức là từ đời Skylake thì có thể yên tâm là vi xử lý có hỗ trợ fTPM 2.0 và nó sẽ có thể đáp ứng được yêu cầu của Windows 11.

Như vậy, có thể tạm kết luận là TPM 2.0 đã có trên máy tính từ đời 2015, từ khi Windows 10 ra mắt vì đây là yêu cầu bắt buộc. Máy anh em có TPM, chỉ cần biết bật nó ở đâu.

Bật TPM trong BIOS


PC Health Checker.jpg
Trên máy bàn, mình đang xài 2 máy là Core i9-9900KS và Core i9-11900K, bo mạch chủ là Z390 Gaming Pro AC của MSI và ASUS Z590 ROG Maximus XIII HERO. Nếu TPM không được bật trong BIOS thì dù phần cứng anh em có mới tới đâu, PC Health Checker vẫn báo không thể chạy được Windows 11.

MSI TPM.jpg
Giờ vào BIOS, để bật TPM của nền tảng Intel thì anh em chỉ cần tìm cái tên PTT. Đây là trên BIOS của MSI Z390 Gaming Pro AC, anh em nhấn F7 chuyển sang chế độ Advanced, trong phần Settings mở > Security > Trusted Computing > Enabled cái Security Device Support > chọn PTT trong mục TPM Device Selection (nếu anh em chọn dTPM thì khi vào lại Win kiểm tra sẽ không được bởi đây là thiết lập cho chip TPM rời gắn thêm vào header trên bo). Chọn xong lưu lại và khởi động lại, vào dùng PC Health Checker sẽ thấy tick xanh.

Quảng cáo


ASUS TPM 1.jpg
Tương tự với bo mạch chủ ASUS Z590 ROG Maximus XIII HERO, anh em cũng vào mục Advanced nhưng với chiếc bo này, TPM nằm trong mục PCH-FW Configuration. Sẽ tùy dòng bo và phiên bản bo, thiết lập Trusted Computing có thể nằm ngay bên ngoài mục Advanced hoặc nằm trong một menu nữa.

ASUS TPM 2.jpg
PTT nằm tại đây, anh em Enable lên, khởi động lại máy là xong.

ASROCK TPM.jpg
Trên các bo mạch của hãng khác, thiết lập Trusted Computing cũng nằm ở mục Advanced, chẳng hạn như hình trên là ASRock Z590 Taichi.

Gigabyte AMD TPM 1.jpg
Với AMD thì anh em tìm thiết lập fTPM. Như hình trên là trong BIOS của Gigabyte AORUS.

TPM enabled .jpg
Một khi đã bật TPM, anh em có thể tìm Security processor trong Settings > nó sẽ báo như hình trên.

*Với những anh em đang xài chip đời trước 2015, chẳng hạn như dòng Z97, socket 1150 dành cho Haswell/Broadwell thì sẽ không có thiết lập TPM trong BIOS. Một số bo có header để người dùng mua thêm chip TPM gắn vào, một số hoàn toàn không hỗ trợ. Vì vậy khi xài PC Health Checker thì nó sẽ luôn báo thiếu TPM.

Windows 11 trên máy tính không có TPM, CPU quá cũ



Có thể với bản chính thức, Microsoft sẽ không cho cài nhưng vẫn có thể cài với vài thủ thuật được chia sẻ trong video trên. Anh này đã cài Windows 11 chạy ngon lành trên một chiếc HP Business Notebook 6510b - một chiếc máy mà mình từng xài luôn, nó đời 2007, chạy Core 2 Duo T7500, RAM DDR2 và ổ cứng 120 GB. Anh em có thể theo hướng dẫn trong video cài thử nhé.
100 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cũng đang bối rối
Phải nói MS có một pha truyền thông đáng nể, không cần mất nhiều công quảng bá sản phẩm mới mà dân tình cứ rần rần tuyên truyền
@hoanganhdung1106 Công nhận. Cái TPM này vốn không hề quan trọng. Chả thế mà Windows 10 không có vẫn chạy bình thường (trừ bitlocker). Thậm chí các NSX motherboard cũng mặc định không bật.

Chặn cho vui thôi chứ sau này kiểu gì chẳng cho cài.
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
Thấy win 11 hay ở chỗ nó nạp data trực tiếp vào gpu như mấy cái xbox hay Playstation khỏi phải qua cây ram sida
@traitay95 Nhưng phải là ổ NVME mới được.
@traitay95 Nvme và chính cái game hoặc apps đó phải tối ưu thì mới chạy ngon được . Không cũng vậy
donganh444
TÍCH CỰC
3 năm
@traitay95 @traitay95 Vẫn qua RAM mà, không qua CPU thôi.
Luồng nội dung xử lý khi sử dụng công nghệ DirectStorage trên Windows 11 .jpg
hikarikyou
ĐẠI BÀNG
3 năm
@donganh444 không qua CPU thì có lâu rồi, nó gọi là công nghệ DMA
donganh444
TÍCH CỰC
3 năm
Có vẻ Direct Storage (hay GPUDirect Storage) là công nghệ dựa trên DMA thì phải.
"...a new technology called GPUDirect Storage enables a direct data path between local or remote storage, like NVMe or NVMe over Fabric (NVMe-oF), and GPU memory."
"...một công nghệ mới được gọi là GPUDirect Storage cho phép một đường dẫn dữ liệu trực tiếp giữa bộ lưu trữ cục bộ hoặc từ xa, như NVMe hoặc NVMe-oF và bộ nhớ GPU. https://developer.nvidia.com/blog/gpudirect-storage/

GPUDirect Storage: A Direct Path Between Storage and GPU Memory | NVIDIA Technical Blog

As AI and HPC datasets continue to increase in size, the time spent loading data for a given application begins to place a strain on the total application’s performance. When considering end-to-end…
developer.nvidia.com
concuuduc
TÍCH CỰC
3 năm
Vậy khỏi xài win 11, cũng có sao đâu anh em, doanh nghiệp vn vẫn xài window 7 rầm rầm.
máy mình có tpm 12, vô bios bật lên, khi kiểm tra trong tpm.cpl cũng chả thấy nó ghì gì
Cám ơn mod. Mình đã làm được
Máy có TPM2.0 thấy bios bật rồi. Nhưng CPU đầu 7. Check ko lên đc win 11. 😔
@anfang Đăng nhập account trước đó là được
hoainam708
ĐẠI BÀNG
3 năm
@maithang215 CPU của mình đầu 7 là I9 7900X, vẫn ok nha bạn.
Untitled.png
Mrbaoacc
ĐẠI BÀNG
3 năm
@gatheringviolet Chính xác
@hoainam708 Làm sao để được vậy bác?
keite
TÍCH CỰC
3 năm
I5 6500 của mình vẫn chạy win 11 phà phà.
@keite Giống mình nè, mình đang có con case i5 6500T, PC Health toàn check do processor k đc hỗ trợ, thôi đợi bản chính thức thì coi cài thử
Mình không quan tâm lắm vì kiểu gì cũng có cách cài thôi 😁😁😁
Khiemauto
TÍCH CỰC
3 năm
@pntphong1810 Microsoft mà chơi chặt thì hết cách. Chủ yếu mic ko muốn mất thị phần nên dơ cao đánh khẽ.
Cài vậy chi cho mệt vậy trời. Dùng exe Dhh to Win chọn khôi phục windown
i5 4200m haswell từ 2014 có tpm ko các bác?
TT10
TÍCH CỰC
3 năm
@hiệp sĩ kanzaki Ko
@hiệp sĩ kanzaki K có. BÁc làm như cái video bên dưới là cài được
hohoangduy
ĐẠI BÀNG
3 năm
AE hướng dẫn mình cách bật TPM con Lenovo ThinkPad X230 ah. Xin cảm ơn
Cười vui vẻ
@hohoangduy T420 ké hahá
canhkhoai
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hohoangduy F1 vào Bios. Qua Tab Security, Nhấn vào Security Chip, Active Security lên là được.
Cơ mà chỉ có 1.2 thôi
Chờ bản Leak rồi cài =))
canhkhoai
ĐẠI BÀNG
3 năm
@hohoangduy Làm theo hướng dẫn ở đây để chuyển qua Dev Channel mà Update Qindao 11 nhé các bác 😁
https://mspoweruser.com/how-to-get-windows-11-dev-builds-if-your-pc-does-not-meet-minimum-hardware-criteria/
hohoangduy
ĐẠI BÀNG
3 năm
@canhkhoai vậy ah...cảm ơn Bạn nhiều nhé 😃
hohoangduy
ĐẠI BÀNG
3 năm
@canhkhoai ok Bạn..xin cảm ơn nhiều
Yêu quá
vào Asus, MSI check thì hơn phân nửa mainboard không có TPM, kể cả đời mới nhất. Ví dụ các board mini itx là thua.
@khoailangchien Thì tpm software như bài viết là đc thôi.
melody23
ĐẠI BÀNG
3 năm
bật được tpm 2.0 rồi thì thấy báo security boot không được, vào chỉnh vẫn chưa đc luôn 😔(
kidhitech
TÍCH CỰC
3 năm
Window 10 bắt buộc TPM 2.0 ở đâu vậy bạn :/ bắt buộc sao cả đống máy bây giờ mới phải mò đi bật hả ông tướng =)))
@kidhitech nó bắt buộc các nhà sản xuất máy tính như laptop cài sẵn win10.
TT10
TÍCH CỰC
3 năm
@kidhitech Thằng Microsoft nó muốn ng dùng lên Windows 10 thấy mẹ, thời đó Win 8 rồi 8.1 bom xịt, nó o bế đã đời mới có dc số ng dùng Win 10 như giờ, Win 10 ra mắt hè 2015 tới hè 2016 là ra bản Annivesary update, bản này Mic nó yêu cầu TPM 2.0 để dc update, có đăng thông tin đàng hoàng, mình đã đọc qua, mà chắc sợ Win 10 xịt nữa nên kiểu ngoài mặt thì nói vậy cho có tính bảo mật chứ nó cho lên hết. Tìm hiểu lại rõ lại đi bác trước khi ra vẻ tinh tướng với người viết bài, vì người ta đã tìm hiểu cả rồi người ta mới viết bài 😃
@kidhitech Các máy tính cài sẵn windows 10 từ khi xuất xưởng phải có TPM 2.0 rồi
@nghaimin Core i thế hệ 6 có cài sẵn win10 khi xuất xưởng có TPM 2.0 ko vậy bạn?
kidhitech
TÍCH CỰC
3 năm
@nghaimin Máy mình có bản quyền windows 10 xuất xưởng đây cũng ko có check vẫn ko đủ đk đây 😆
Thế I3 6100, I3 7100, Xeon đời 2017 có cài được không ?
TT10
TÍCH CỰC
3 năm
@bomduc Lên được hết, ko có update OTA thì tự cài bằng ISO, Core 2 duo còn cài dc nữa là
@TT10 Đấy là beta thôi bạn, bản chính thức thì không rõ, hóng vậy.
Máy tính của mình chạy được Win10, mấy hôm nay nghe nói nhiều về TPM 2.0 mà chưa có chạy test thử xem có đạt yêu cầu ko.😁😁😁
Nếu win 10 yêu cài tpm 2.0 là bắt buộc thì sao những con máy từ thời core dual vẫn chạy được. Ms thả lỏng chăng
FzeNix
TÍCH CỰC
3 năm
https://docs.microsoft.com/en-us/windows-hardware/design/device-experiences/oem-tpm Note: Since July 28, 2016, all new device models, lines or series (or if you are updating the hardware configuration of a existing model, line or series with a major update, such as CPU, graphic cards) must implement and enable by default TPM 2.0 (details in section 3.7 of the Minimum hardware requirements page). The requirement to enable TPM 2.0 only applies to the manufacturing of new devices.
Đây nhé
chắc mai có bản dev rồi 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019