Trung Quốc vừa tiết lộ các kế hoạch xây dựng căn cứ trên Mặt trăng tại Hội nghị thám hiểm không gian quốc tế lần 2 được tổ chức ở tỉnh An Huy. Tại hội nghị, Wu Yanhua, nhà thiết kế chính trong dự án thám hiểm không gian sâu của TQ, cho biết kế hoạch xây dựng Trạm Nghiên cứu Mặt trăng Quốc tế (ILRS) sẽ được triển khai theo hai giai đoạn riêng biệt.
Được công bố từ năm 2021, Trạm ILRS do TQ và Nga cùng sáng lập và điều hành, nhưng TQ là nước hiện dẫn đầu dự án. Hai nước đã đề ra kế hoạch xây dựng một căn cứ Mặt trăng cơ bản. Tất cả vật liệu sẽ được đưa lên Mặt trăng thông qua 5 lần phóng tên lửa hạng nặng từ năm 2030 đến 2035.
Theo ông Wu, giai đoạn đầu là một trạm sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2035 ở gần cực nam Mặt trăng và giai đoạn hai là xây dựng “mô hình mở rộng” vào năm 2050. Mô hình mở rộng này sẽ là một mạng lưới các trạm Mặt trăng toàn diện và kết nối với nhau.
Cụ thể sẽ có 2 trung tâm, gồm một trên quỹ đạo và một ở cực nam. Trạm quỹ đạo Mặt trăng sẽ đóng vai trò là trung tâm thông tin, đảm nhiệm việc liên lạc và phối hợp giữa các căn cứ khác nhau trên Mặt trăng lẫn Trái đất. Còn trạm đã xây từ năm 2035 sẽ là căn cứ mặt đất chính, cực nam được chọn vì chứa nhiều nước đá, nên sẽ là nơi thuận tiện nhất trên Mặt trăng có thể hỗ trợ sự sống và điều chế nhiên liệu.
Được công bố từ năm 2021, Trạm ILRS do TQ và Nga cùng sáng lập và điều hành, nhưng TQ là nước hiện dẫn đầu dự án. Hai nước đã đề ra kế hoạch xây dựng một căn cứ Mặt trăng cơ bản. Tất cả vật liệu sẽ được đưa lên Mặt trăng thông qua 5 lần phóng tên lửa hạng nặng từ năm 2030 đến 2035.
Theo ông Wu, giai đoạn đầu là một trạm sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2035 ở gần cực nam Mặt trăng và giai đoạn hai là xây dựng “mô hình mở rộng” vào năm 2050. Mô hình mở rộng này sẽ là một mạng lưới các trạm Mặt trăng toàn diện và kết nối với nhau.
Cụ thể sẽ có 2 trung tâm, gồm một trên quỹ đạo và một ở cực nam. Trạm quỹ đạo Mặt trăng sẽ đóng vai trò là trung tâm thông tin, đảm nhiệm việc liên lạc và phối hợp giữa các căn cứ khác nhau trên Mặt trăng lẫn Trái đất. Còn trạm đã xây từ năm 2035 sẽ là căn cứ mặt đất chính, cực nam được chọn vì chứa nhiều nước đá, nên sẽ là nơi thuận tiện nhất trên Mặt trăng có thể hỗ trợ sự sống và điều chế nhiên liệu.
Ngoài ra, nhiều trạm phụ trợ sẽ được thiết lập dọc theo xích đạo và ở phía tối của Mặt trăng, nhằm hỗ trợ việc đi lại thám hiểm và khai thác tài nguyên. Mục đích chính của giai đoạn 2 là tạo ra một cơ sở hạ tầng Mặt trăng bền vững và có tính kết nối cao, không chỉ hỗ trợ việc thám hiểm Mặt trăng mà còn đặt nền móng cho các sứ mệnh có phi hành đoàn tới sao Hỏa.
Để có năng lượng, ILRS sẽ dùng các máy phát điện năng lượng Mặt trời, thứ sẽ rất hữu ích ở những khu vực có nhiều ánh Mặt trời trên Mặt trăng. Ngoài ra còn có máy phát điện đồng vị phóng xạ, giúp chuyển đổi nhiệt từ quá trình phân rã tự nhiên của chất phóng xạ thành điện, cấp điện ngay cả khi không có ánh Mặt trời. Trong khi để đáp ứng các hoạt động dài hạn, máy phát điện hạt nhân có nguồn điện mạnh mẽ và liên tục hơn sẽ được sử dụng.
Về mạng lưới, đường truyền mạng tốc độ cao sẽ đảm bảo liên lạc liền mạch giữa Mặt trăng và Trái đất. Còn trên bề mặt Mặt trăng, các mạng tốc độ cao sẽ kết nối giữa các trạm và phương tiện với nhau.
Phương tiện di chuyển cũng là một hạng mục quan trọng. Chúng sẽ bao gồm “hopper”, một loại xe được thiết kế để "nhảy cóc" trên bề mặt, giúp chuyển hàng nhanh trong những quãng đường ngắn. Tiếp theo là phương tiện tầm xa không người lái được dùng cho các nhiệm vụ thám hiểm không cần con người hiện diện, có thể di chuyển trên khoảng cách lớn. Cuối cùng là xe tự hành có người lái, gồm xe có khoang điều áp để các phi hành gia đi lại mà không cần mặc bộ đồ vũ trụ, còn xe không điều áp sẽ dùng cho những chuyến đi ngắn.
Trạm ILRS không chỉ được TQ và Nga triển khai, mà đến nay họ đã thu hút hơn 10 đối tác là các nước có nền kinh tế mới nổi như Thái Lan, Ai Cập, Pakistan và Nam Phi. Trong hội nghị, Senegal đã trở thành nước thứ 13 đăng ký tham gia dự án.
Theo [1], [2].