Các nhà khoa học vừa phát hiện một mặt trăng thu nhỏ xoay quanh trái đất
Ngoài vệ tinh tự nhiên là Mặt trăng và các vật thể nhân tạo như trạm không gian ISS, Trái đất còn bị bao quanh bởi lượng lớn rác thải vũ trụ. Các thiên thạch khi tiến gần Trái đất thường hoặc bay qua, hoặc bị trọng lực của Trái đất hút và bốc cháy trong bầu khí quyển.
Hình ảnh dự đoán quỹ đạo của 2024 PT5. Nguồn: NYTimes
Tuy nhiên, vừa qua, các nhà khoa học đã phát hiện một thiên thạch nhỏ quay quanh Trái đất. Đây là trường hợp hiếm gặp, khi một thiên thạch thực sự thực hiện quỹ đạo quanh hành tinh chúng ta, được gọi là “mặt trăng thu nhỏ” (mini moon). Thiên thạch này, mang tên 2024 PT5, có đường kính khoảng 10 mét, được phát hiện vào ngày 7 tháng 8 nhờ kính thiên văn ALAS, được tài trợ bởi NASA. Dự kiến, 2024 PT5 sẽ thực hiện một cú “slingshot” kéo dài hai tháng từ 29 tháng 9 đến 25 tháng 11, trước khi thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất và quay trở lại không gian. Cú “slingshot” này được hiểu như là một cách các tàu vũ trụ, thiên thạch, tiểu hành tinh dành hai tháng ở trái đất, lợi dụng lực hấp dẫn của hành tinh cho tới khi đủ vận tốc cần thiết để tiếp tục cuộc hành trình của nó.
Điều đặc biệt là các nhà khoa học cho rằng 2024 PT5 có thể là một mảnh vỡ từ Mặt trăng, bị tách ra sau một vụ va chạm lớn. Sự xuất hiện của các tiểu hành tinh như 2024 PT5 thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu bởi họ tin rằng các thiên thạch này có thể chứa những kim loại và tài nguyên quý hiếm, có tiềm năng phục vụ cho sự phát triển của con người.
Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng sẽ có những sứ mệnh không gian nhằm đưa các tiểu hành tinh vào quỹ đạo để khai thác tài nguyên. Việc phát hiện 2024 PT5 là lời nhắc nhở về hệ thống “cao tốc” xung quanh Trái đất với khoảng 25.000 tiểu hành tinh đã được phát hiện, trong đó 11.000 đã được xác định.
Nguồn: NYTimes
Ngoài vệ tinh tự nhiên là Mặt trăng và các vật thể nhân tạo như trạm không gian ISS, Trái đất còn bị bao quanh bởi lượng lớn rác thải vũ trụ. Các thiên thạch khi tiến gần Trái đất thường hoặc bay qua, hoặc bị trọng lực của Trái đất hút và bốc cháy trong bầu khí quyển.
Hình ảnh dự đoán quỹ đạo của 2024 PT5. Nguồn: NYTimes
Tuy nhiên, vừa qua, các nhà khoa học đã phát hiện một thiên thạch nhỏ quay quanh Trái đất. Đây là trường hợp hiếm gặp, khi một thiên thạch thực sự thực hiện quỹ đạo quanh hành tinh chúng ta, được gọi là “mặt trăng thu nhỏ” (mini moon). Thiên thạch này, mang tên 2024 PT5, có đường kính khoảng 10 mét, được phát hiện vào ngày 7 tháng 8 nhờ kính thiên văn ALAS, được tài trợ bởi NASA. Dự kiến, 2024 PT5 sẽ thực hiện một cú “slingshot” kéo dài hai tháng từ 29 tháng 9 đến 25 tháng 11, trước khi thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất và quay trở lại không gian. Cú “slingshot” này được hiểu như là một cách các tàu vũ trụ, thiên thạch, tiểu hành tinh dành hai tháng ở trái đất, lợi dụng lực hấp dẫn của hành tinh cho tới khi đủ vận tốc cần thiết để tiếp tục cuộc hành trình của nó.
Điều đặc biệt là các nhà khoa học cho rằng 2024 PT5 có thể là một mảnh vỡ từ Mặt trăng, bị tách ra sau một vụ va chạm lớn. Sự xuất hiện của các tiểu hành tinh như 2024 PT5 thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu bởi họ tin rằng các thiên thạch này có thể chứa những kim loại và tài nguyên quý hiếm, có tiềm năng phục vụ cho sự phát triển của con người.
Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng sẽ có những sứ mệnh không gian nhằm đưa các tiểu hành tinh vào quỹ đạo để khai thác tài nguyên. Việc phát hiện 2024 PT5 là lời nhắc nhở về hệ thống “cao tốc” xung quanh Trái đất với khoảng 25.000 tiểu hành tinh đã được phát hiện, trong đó 11.000 đã được xác định.
Nguồn: NYTimes