Trái đất hôm nay sẽ như thế nào nếu điện hạt nhân thay thế nhiên liệu hóa thạch những năm 1970?

P.W
6/7/2020 5:6Phản hồi: 206
Trái đất hôm nay sẽ như thế nào nếu điện hạt nhân thay thế nhiên liệu hóa thạch những năm 1970?
Ngày 6/3/1974, đối với nhiều người không phải là một ngày mang tính lịch sử. Nhưng trên thực tế, đối với các khoa học gia, ngày hôm ấy đánh dấu một bước ngoặt rất lớn đối với lịch sử loài người. Đó là ngày mà tuyên bố của thủ tướng Pháp lúc bấy giờ, Pierre Messmer, có lẽ đã góp phần nào đó cứu trái đất khỏi biến đổi khí hậu. Tuyên bố của ông Messmer khi ấy là đưa ra kế hoạch xây dựng 80 nhà máy điện hạt nhân ở Pháp trong thập niên 80, và đến đầu thế kỷ XXI là 170 nhà máy điện hạt nhân. Hiện giờ 75% lượng điện năng tiêu thụ ở Pháp đến từ các nhà máy điện hạt nhân. Họ muốn đến năm 2035, con số này sẽ giảm còn 50%, bù lại bằng năng lượng tái tạo, như điện mặt trời và điện gió.

Tinhte_Hatnhan1.jpeg

Thực tế thì quyết định của thủ tướng Pháp lúc ấy được đưa ra để giải quyết trực tiếp tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Ả Rập thực hiện những hành động đồng loạt khiến giá dầu thô tăng gấp 4 lần. Khi ấy, hầu hết các nhà máy điện ở Pháp đều là nhiệt điện vận hành bằng năng lượng hóa thạch, nhưng Pháp lại không có giếng dầu nào hết. Thủ tướng Messmer và tổng thống thời ấy là Georges Pompidou đã quyết định nước Pháp phải tách khỏi sự phụ thuộc của dầu mỏ bằng cách chuyển sang sử dụng năng lượng hạt nhân.

Gần 50 năm sau nhìn lại, có lẽ quyết định đó là một trong những điều chứng minh mạnh mẽ nhất tham vọng muốn khác biệt và tạo ra sự khác biệt của người Pháp. Dù rằng năng lượng hạt nhân là thứ đầy tiềm năng trong những năm 1950, và hầu hết các nước phát triển đều có cho mình lò phản ứng hạt nhân phục vụ mục đích thử nghiệm, những tiến bộ trong quá trình nghiên cứu biến nguồn tài nguyên gần như vô tận này trở thành thứ phục vụ vào mục đích hòa bình của con người lại không ổn định chút nào, vì thời ấy, hễ nhắc đến “hạt nhân” hay “phóng xạ”, con người mặc định nghĩ đến những quả bom nguyên tử với sức công phá hủy diệt.

Tinhte_Hatnhan2.jpg

Chỉ trước hôm thủ tướng Messmer đưa ra tuyên bố trên hai ngày, người đồng cấp ở Anh, Edward Heath suýt chút nữa thì mất ghế thủ tướng vì những người thợ mỏ than đình công, khiến nền kinh tế nước Anh rơi vào trạng thái đình đốn. Thủ tướng Anh cố gắng tìm kiếm giải pháp thay thế cho than, cùng lúc phải cứu vãn chương trình phát triển lò phản ứng hạt nhân thất bại của Anh, phải nhờ đến người hàng xóm phía bên kia eo biển Manche để tìm sự giúp đỡ. Hai quốc gia láng giềng hồi sinh tổ chức Euratom, và từ đó việc hạt nhân hóa ngành điện Tây Âu được khởi động.


Nhưng sự kiện diễn ra ở châu Âu khiến ứng cử viên tổng thống Mỹ Jimmy Carter khuyến khích việc hợp nhất ngành năng lượng ở Mỹ. Những công ty lớn có mảng nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân bắt đầu vận động hành lang để người Mỹ từ bỏ dùng than sản xuất điện. Một trong những nhà vận động hành lang ở nước này nghĩ ra cụm từ nghe rất kêu: “nu-power”. Và đến năm 1978, sự cố nhỏ, được kiểm soát thành công ở lò phản ứng số 2 nhà máy điện Three Mile Island tại bang Pennsylvania ngày 28/3/1979 đã thuyết phục được công chúng rằng, điện hạt nhân là công nghệ an toàn với con người.

Tinhte_hatnhan3.jpg

Dần dần, mọi người bắt đầu ngừng lo lắng rằng các quốc gia lấy điện hạt nhân làm lý do che đậy việc mua plutonium về làm giàu để sản xuất bom nguyên tử. Điều bất ngờ là, không phải Anh, không phải Mỹ, cũng không phải Pháp, mà Ấn Độ mới là quốc gia khiến định kiến nói trên của con người thời bấy giờ biến mất. Năm 1985, Trung tâm nghiên cứu hạt nhân Bhabha (BARC) ở Mumbai phát triển thành công lò phản ứng thorium. Thorium không chỉ có trữ lượng lớn, phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất điện của thế giới, mà nguyên tố này cũng khó làm giàu đến mức sử dụng được trong bom nguyên tử như uranium. Không chỉ tạo ra được bước nhảy mang tính cách mạng cho ngành điện hạt nhân, mà người Ấn Độ còn chuyển dịch được cả cán cân kinh tế thế giới, ganh đua được cả với Trung Quốc.

Bước ngoặt mà BARC tạo ra vào năm 1985 đã giúp kích thước những lò phản ứng hạt nhân trở nên nhỏ hơn, an toàn hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Điện hạt nhân không chỉ khiến điện than trở nên lỗi thời, nó còn đang thay thế khí tự nhiên để sưởi ấm con người vào mùa đông, cũng như phần nào thúc đẩy tốc độ phát triển chóng mặt của những chiếc ô tô điện, khi những phương tiện giao thông chẳng cần dùng tới xăng dầu nữa.

Tinhte_Hatnhan4.jpg

Tất cả những thành tựu ấy khiến Gustaf Arrhenius, một nhà nghiên cứu đã nghỉ hưu ở đại học California, Mỹ thực hiện một thí nghiệm giả tưởng, nghĩ ra một giả thuyết về tác động của điện hạt nhân với môi trường. Gustaf chính là cháu nội của Svante Arrhenius, nhà hóa học Thụy Điển lỗi lạc, người đã khai sinh ra ngành điện hóa vào cuối thế kỷ XIX. Ngay từ thời điểm cách mạng công nghiệp vẫn còn ở thời kỳ đỉnh cao, Svante Arrhenius đã nhận ra rằng, khí thải tạo ra từ việc đốt than có thể giữ nhiệt từ mặt trời trong bầu khí quyển, khiến khí hậu trái đất nóng lên. Theo tính toán trong đầu Gustaf Arrhenius, nếu không có những bước ngoặt trong nghiên cứu điện hạt nhân, con người vẫn đốt than, đốt dầu và khí tự nhiên để sản xuất điện từ thập niên 70 đến nay, thì trái đất hiện giờ sẽ nóng hơn 0.5 độ C so với con số hiện giờ. Đến năm 2050, khí hậu trái đất trung bình sẽ nóng hơn 2 độ C, và đến năm 2100 sẽ là 6 độ C, nếu con người cứ tiếp tục xài thả ga nhiên liệu hóa thạch.

Chưa cần đến mức ấy, chúng ta đã thấy băng ở hai cực tan với tốc độ đáng sợ, thời tiết thì năm sau nóng hơn năm trước, còn nếu trung bình nóng hơn 6 độ, thì tuyệt đại đa số bề mặt đất liền trên trái đất sẽ trở thành sa mạc. Khi ấy chúng ta mới thấy kế hoạch của thủ tướng Pháp gần 50 năm về trước có ích đến đâu. Dù rằng con người còn rất nhiều việc phải làm để chống lại những hậu quả của biến đổi khí hậu, nhưng nền tảng điện hạt nhân với lượng khí thải nhà kính gần như bằng 0 là một trong những nền tảng quan trọng nhất, chí ít là cho đến khi con người được thuyết phục bởi mức độ an toàn của điện hạt nhân, sau những thảm họa từng xảy ra trước đó ở Chernobyl năm 1986 hay Fukushima năm 2011.

206 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hppl
TÍCH CỰC
4 năm
thì bây giờ thằng nào cũng có vũ khí hạt nhân chứ sao
@hackpeace Mình đâu biết.. Mình tin Đảng.. Báo Đảng đăng mà.. Với VN bây giờ cũng là thành viên ko tt rồi.. Bạn nói thế khác nào nói ban tuyên giáo mình nói dóc nói xạo lừa dân.. Vậy Bạn tuyên giáo nói xạo hả bạn??
hackpeace
ĐẠI BÀNG
4 năm
@tjmban8phuong Ý bạn là toàn bộ báo VN đều là báo Đảng ? và bạn 100% tin vào tất cả báo VN ???
@hackpeace Vậy bạn có tin hay ko?? 2 báo từ ttxvn và Việt Nam nét là báo đảng
Nói gì thì nói chứ mình thích điện hạt nhân hơn thuỷ điện.
[Gửi từ Iphone Xs 64, Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm! 🐧]
@dktran01 giá điện hạt nhân rẻ hơn nhé nhưng vốn đầu tư ban đầu lớn nên thành ra thu hồi vốn chậm! Chưa kể điện hạt nhân thiết bị yêu cầu chất lượng cao nên khó ăn bớt đc. Ăn bớt là ăn đạn ngay. Trong khi làm thủy điện, nguyên khai thác rừng đã đủ thu hồi vốn xừ rồi, chứ chưa nói đến vận hành nhé
@gentlemanpro102 mình dùng từ rẻ là "vốn + thời gian thu hồi đấy bạn"

Thủy điện dưới 5 năm đã thu hồi, còn hạt nhân toàn trên 10 năm mới thu rồi. Khi hạt nhân thu rồi thì lời gấp 3 4 lần thủy.
@dktran01 vài ngàn tỷ sẽ xây đc thủy điện, trong khi phải vài tỷ đô mới xây đc điện hạt nhân. Thủy điện thì nguyên phá rừng đã đúc túi không ít rồi lại cắt xén ở công trình thủy điện. Chứ điện hạt nhân thì rừng đâu mà phá, cắt xén bớt thì không đạt chất lượng, ko đi vào vận hành đc là toi ngay.
@dktran01 mình ko làm điện nên ko rõ thủy điện thu hồi vốn sau bao lâu nhưng thấy một điều, các nước có điện hạt nhân sẽ thúc đẩy công nghiệp phát triển rất tốt. Cái vốn thu về nó rơi vào điện ít nhưng rơi vào kinh tế chung rất nhiều
Thì tình trạng hạn hán thiếu nước ngọt ở đbscl sẻ không đến mức như hiện nay.
@Siêu nhân gầy Bạn viết sai chính tả "hạn hán" sang "hạn háng" dẫn đến một nghĩa hoàn toàn khác, sao không chịu sai mà còn cãi vả chi vậy?
@locthuyforever Cố chấp thế đọc cả câu còn cố nói thế thì biết thông minh cỡ nào rồi. Vào soi mói bị nói đâm ra bí đường à.
@Siêu nhân gầy Không có gì là bí đường, nếu cần em sẽ gửi tặng bác cuốn từ điển tiếng Việt về chịu khó học lại đừng viết sai chính tả người ta cười! Đó là cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hồi đi học cô giáo đã dạy cái sơ đẳng này rồi, hay là bác không có đi học nên không biết?
@locthuyforever Haha vãi thật. Cố đấm ăn xôi đây mà.
2 cái ống lớn đó nhớ đến phim dark trên netflix vãi
TPQUANG
TÍCH CỰC
4 năm
@Ngothien123 Hồi ss1 ss2 cực khổ nhớ tên họ nhân vật theo 3 timeline, qua ss3 nó thanh 5 timeline mà nhân cho 2 world nữa 😆)) mà bạn có đồng ý với mình là phim chọn diễn viên hoặc hoá trang quá xịn không, nhân vật lúc bé, lớn và già nhìn là có thể nhận ra ngay
@TPQUANG Coi đến ss3 còn phải ráng nhớ nhân vật mà. Nhớ cái năm còn ác nữa
leemindjan
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Ngothien123 Mình đã phải tải về sơ đồ các mối quan hệ gia đình trong phim để mỗi lần nhắc đến tên ai đó là mở ra xem. Chứ ko thì ko thể nhớ nổi.
TPQUANG
TÍCH CỰC
4 năm
@Ngothien123 May là phim hay nên coi bỏ công bỏ sức nhớ 😆
Diệt vong
vừa có điện hạt nhân vừa có bom nguyên tử
Cái hay và cái dở đan xen
Thôi thì cứ hy vọng những thứ tốt đẹp, Mong là Việt Nam sớm có nhà máy điện hạt nhân
senfall
TÍCH CỰC
4 năm
@nguyenloioutlook Đừng chỉ tập trung vào trung quốc bạn ạ. nhiều nước k muốn vn có công nghệ hạt nhân lắm, đặc biệt là mỹ, các cường quốc khu vực hay đối thủ cạnh tranh kt. Có điện hạt nhân là k lo thiếu điện, mà k thiếu thì k nhập máy móc. K nhập dầu, khí....có cơ hội phát triển hạt nhân. Là thành tiểu bá khu vực.
Nhà máy điện hạt nhân đà lạt thừa vài cân uranium nguyên liệu qua sử dụng. Đích thân mỹ đến giám sát yêu cầu đưa ra khỏi vn. Muốn làm điện hạt nhân thì phải đáp ứng yêu cầu vô cùng lớn về lợi ích của họ. Nên ta mới bỏ k làm chứ k phải vì thiếu tiền, hay liên quan đến tàu, tất nhiên là tàu cũng nằm trong số nước tích cực phản đối và gây sức ép. Cũng k liên quan gì đến chế độ. Ảo tưởng quá về niềm tin, bỏ qua các mối nguy hiểm ngoài tàu, nước lớn đều nguy hiểm và khốn nạnn.
senfall
TÍCH CỰC
4 năm
@HpDellIBM Tranh luận chủ đề chứ có phải thù ghét cá nhân đâu. Mấy sự việc công kích chửi bới chỉ diễn ra với vài gương mặt thân quen thôi.
Phuong_Vo
TÍCH CỰC
4 năm
@HpDellIBM dân nghe đến hạt nhân là auto ko đc xây blah blah blah rồi...hoà vào lòng đất ko biết có chưa nữa :v
Điện hạt nhân là một cái gì đó xa với với chúng ta
princez
CAO CẤP
4 năm
@huyngoc192 Ok, trước khi gửi, mình hỏi bạn một vài thứ: Bạn có phải là người làm trong viên nghiên cứu hạt nhân không hay chỉ là độc giả? Bạn đã bao giờ liên hệ qua email được với 2 bác kia và được họ trả lời về vấn đề này không?
@princez Mình làm ở viện
princez
CAO CẤP
4 năm
@huyngoc192 Vậy bạn có tài liệu gì chứng minh cho lời bạn nói đúng không, vậy bạn đưa ra cho mọi người cùng xem đi chứ làm mình nãy giờ mất công gửi email làm gì 😃
@princez Mình chưa thuộc đối tượng được tiếp xúc với những loại văn bản đó.
hanvt67
ĐẠI BÀNG
4 năm
Việt Nam 1 thời quảng cáo dự án điện hạt nhân. Tuyên truyền cho hs thời mình thi ngành hạt nhân giờ có thấy cái nhà máy điện hạt nhân nào đâu?
@anhmk95 Điện mặt trời cũng một đống phóng xạ đấy, để xem 20 năm nữa giải quyết cái đống tấm năng lượng hết thời ra sao.
@anhmk95 "rác" ? nếu là nhà máy của nga thì nó thu về nhé, nhiên liệu gồm U8 và U5 ( 3%), chỉ đốt U5, thừa U8 và sẩn phẩm phụ. Nga nó nhập U8 về, biến thành Pu9 dùng tiếp.

bổ sung: nếu rác hạt nhận 1 ký thì rác THAN là 14 TẤN hoặc hơn.
phthinh
ĐẠI BÀNG
4 năm
@anhmk95 Bộ tưởng có chữ "rác" là muốn đem chôn đâu thì chôn hả bạn 😆
QuangTKHD
ĐẠI BÀNG
4 năm
@hanvt67 Có dự án rồi mà lại bỏ
sx điện từ những thứ đào dưới đất lên là thảm họa vs thiên nhiên và loài người. thế nhưng ở đâu đó, phát triển được điện gió, nhưng lại bị ép giảm sản lượng xuống dành chỗ cho mấy thứ đào dưới đất lên. cuộc đời này còn gì oái oăm hơn đc nữa 😆
@rualg Mày tưởng Điện Gió và Điện mặt trời không ô nhiễm à.
@Thích Đá Xéo Nó tưởng điện mt không ô nhiễm
@Thích Đá Xéo ở nhà mày vẫn xưng hô với bố mẹ mày vậy hả 😃
@rualg Bố mẹ mày làm Xỏ Lá à Ngẹo Con 😏
Ở gần nhà máy điện hạt nhân là auto hoang mang style 😁
Bên Đức người ta đang dần bỏ điện hạt nhân rồi !
@rualg Nhiệt hạch còn xa vời lắm.
@rualg Nhiệt hạch tinh vi thế thôi nhưng còn xa lắm .Con có khi nó không khả thi và chỉ trong lý thuyết thôi ấy.
phthinh
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Vuong Hua Đức nó đi mua điện hạt nhân của Pháp nha bạn =))
@phthinh Ờ, đi mua nước khác vẫn tốt hơn tự vận hành bạn ah, rủi ro hạt nhân Pháp chịu 😁
Freenday
TÍCH CỰC
4 năm
công nghệ giờ dư sức chế tạo nhà máy điện hạt nhân an toàn rồi, điện than và thủy điện tàn phá môi trường rất khủng khiếp, so với cái giá phải trả cho điện hạt nhân nếu ko có chiến tranh thì điện hạt nhân vẫn luôn rẻ và an toàn cho môi trường. đáng tiếc tham nhũng quá nhiều, làm ra cũng sợ bị ăn sml :-<
Đà Lạt - miền Nam, từng có Viện Nghiên cứu Hạt nhân. Thật là văn minh.
@from team b with love hình như vẫn còn mà
@from team b with love Lò 500kW nhiệt rất khác lò 1200 MW điện.
Chờ mặt trời nhân tạo, làm to từ 1970 ai biết được sẽ có bao nhiêu cái Chernobyl với Fukushima. Rồi lại có bao nhiêu Triều Tiên với Iran. Ví dụ Mỹ không kích Lybia nó nhồi cho ít đầu đạn hạt nhân, mỹ xây tường với Mexico nó cũng dọa tăng đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc ra luật an ninh Hongkong sẽ tăng đầu đạn hạt nhân, kiểu kiểu vậy
hàng xóm không thích điều nầy
itslevi
ĐẠI BÀNG
4 năm
Hôm trước mình có đi xem FUKUSHIMA 50: THẢM HỌA KÉP nói về việc người Nhật Bản đối phó với sóng thần kéo theo nổ nhà máy điện hạt nhân, dựa trên sự kiện có thật, phim khá nhân văn, nếu bạn nào thích thể loại phim này có thể xem thử, cuối phim có 1 thông tin khá bất ngờ, như 1 cái twist vậy
Nhìn thảm hoạ hạt Nhân ở Nhật mà nước nào củng ngại.
@Thi Eat Apple Vì quá ngại nên Nhật khởi động lại cho bớt ngại đây mà 😁 https://nhandan.org.vn/tin-tuc-the-gioi/nhat-ban-cho-phep-khoi-dong-lai-lo-phan-ung-hat-nhan-gan-sat-tam-chan-tham-hoa-kep-2011-378243/
Freenday
TÍCH CỰC
4 năm
@Thi Eat Apple bên nó hay động đất mà lâu lâu mới thảm hoạ 1 lần. vn thì cả năm chắc 1 2 lần dư chấn. ngại tham nhũng ăn bớt quản lý ko đc chứ hột nhận vịt cũng lợi thế lắm
@Freenday Ngại ko có tiền để chi đó bác 😂
Điện tái tạo là tuyệt vời nhất thời điểm hiện tại, dù sản lượng chưa được như nhu cầu.
Bọn "Dân Tuý" đéo thích VN sài điện Hạt Nhân.
Thế cho vuông.
lqthanh85bl
ĐẠI BÀNG
4 năm
@Thích Đá Xéo Xài làm gì lỡ có rò rỉ thì ăn cho hết
@Thích Đá Xéo Bạn nghĩ sao về bài này? https://devi-renewable.com/news/ien-hat-nhan-at-hon-ien-tu-nang-luong/
@copthuy Bài viết của một "Dân Tuý" mà thôi.
@copthuy bài viết dựa trên tư liệu đã cũ và rất cũ, công nghệ điện hạt nhân bây giờ mới bắt đầu đi vào hoàn thiện, các lò trở nên nhỏ hơn rất nhiều (1/3 công suất), modular, có thể tăng công suất (bài ô này có bảo khi xây thì khó tăng công suất nhưng lò SMR có thể tăng chỉ bằng thêm các module), và có thể hoàn toàn tắt đi nhanh chóng. Những chi phí ô này đưa ra đều là chi phí đầu tư và dỡ bỏ(? nếu làm bền vững thì 100 năm sau ai dỡ bỏ chỉ có nâng cấp thôi), chi phí xử lí chất thải đính kèm trong chi phí dỡ bỏ nữa ngụy cũng vừa phải thôi, bây giờ chất thải điện hạt nhân dùng xong vẫn còn tái sd được chứ ko có vứt đi
canhtung203
ĐẠI BÀNG
4 năm
@copthuy Bài viết chả có dẫn chứng gì cả, tất cả là tự kể ra
cyan.1618
TÍCH CỰC
4 năm
như này nhé 😆))
CT-lMY3h8zyZxxDTW9S9lycVFyrXQ3Ywqf6TBNQk9Ow_390x400_1x-0.jpeg

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019