So với thế hệ 2022, ASUS TUF Gaming F15 2023 đã có nhiều sự cải tiến theo hướng tích cực, đặc biệt là về mặt ngoại hình. Năm nay thực sự mà nói ASUS nâng cấp mạnh cho dòng TUF Gaming, từ màn hình, touchpad, hoàn thiện máy và cũng vì vậy mà giá nó cũng nhỉnh hơn so với năm ngoái.
Chiếc laptop mình dùng trong 1 tuần qua có cấu hình cao nhất của TUF Gaming F15, Core i9-13900H và RTX 4060, màn hình FHD 100% sRGB 144Hz, SSD PCIe 4.0 và RAM 16GB DDR4. Số tiền mà anh em phải bỏ ra cho chiếc máy này này là 38 triệu, đây không phải một con số nhỏ khi mà dòng TUF từ trước đến nay luôn là dòng laptop gaming phổ thông dành cho học sinh sinh viên.
Trong thời gian sử dụng TUF Gaming F15 2023, điểm mình thích và cảm thấy nâng cấp đã nhất chính là touchpad của máy, thay vì nhựa thì nay đã là kính, tracking tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó là nút click chuột trái/phải cũng êm và nhẹ hơn, ít dùng lực hơn. Điểm mình chưa thích là nó còn bập bênh và rõ ràng với mức giá 38 triệu thì mình cảm thấy chưa thoả mãn.
Điểm tiếp theo đó là mặt C, khu vực chiếu nghỉ thay vì nhựa nhám, sần sần trông máy khá kém sang thì bây giờ là nhựa mịn hơn, không còn sần, nhìn vào máy trông đẹp hơn một chút. Năm ngoái mình không thích cách hoàn thiện này của ASUS, từ TUF Gaming F cho đến dòng TUF Dash, rất may là bây giờ nó đã được khắc phục.
Chiếc laptop mình dùng trong 1 tuần qua có cấu hình cao nhất của TUF Gaming F15, Core i9-13900H và RTX 4060, màn hình FHD 100% sRGB 144Hz, SSD PCIe 4.0 và RAM 16GB DDR4. Số tiền mà anh em phải bỏ ra cho chiếc máy này này là 38 triệu, đây không phải một con số nhỏ khi mà dòng TUF từ trước đến nay luôn là dòng laptop gaming phổ thông dành cho học sinh sinh viên.
Thiết kế có nhiều điểm cải tiến
Trong thời gian sử dụng TUF Gaming F15 2023, điểm mình thích và cảm thấy nâng cấp đã nhất chính là touchpad của máy, thay vì nhựa thì nay đã là kính, tracking tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó là nút click chuột trái/phải cũng êm và nhẹ hơn, ít dùng lực hơn. Điểm mình chưa thích là nó còn bập bênh và rõ ràng với mức giá 38 triệu thì mình cảm thấy chưa thoả mãn.

Điểm tiếp theo đó là mặt C, khu vực chiếu nghỉ thay vì nhựa nhám, sần sần trông máy khá kém sang thì bây giờ là nhựa mịn hơn, không còn sần, nhìn vào máy trông đẹp hơn một chút. Năm ngoái mình không thích cách hoàn thiện này của ASUS, từ TUF Gaming F cho đến dòng TUF Dash, rất may là bây giờ nó đã được khắc phục.

Điểm thứ ba là sự có mặt của Thunderbolt 4, một nâng cấp đáng giá cho dòng TUF, không rõ những phiên bản giá thấp hơn có Thunderbolt 4 hay không. Bên cạnh Thunderbolt 4 là HDMI 2.1 FRL, nó có băng thông 48Gbps so với HDMI 2.1 TMDS, sẽ có hai loại HDMI 2.1 như vậy, anh em mua máy nhớ kiểm tra kỹ. Mình vẫn không thích khu vực cổng kết nối của dòng TUF Gaming vì trông nó khá rối và rời rạc.

Nhìn chung thiết kế của TUF Gaming F15 2023 không thay đổi về tổng thể so với phiên bản 2022, nhưng nó cải tiến một số chi tiết nhỏ, từ đó đem lại trải nghiệm sử dụng thực sự là tốt hơn và không dừng lại ở đó. Máy vẫn giữ trọng lượng là 2.2kg và thân hình khá mỏng thì liệu có thể chịu được nhiệt độ từ Core i9-13900H và RTX 4060 toả ra hay không.
Cổng kết nối vẫn đầy đủ nhưng phần này trên máy chưa đẹp.

Mặt A với logo TUF được dập nổi 3D hiện đại hơn, có điểm nhấn hơn

ASUS trang bị cho TUF Gaming F15 2023 tổng cộng 4 khe thoát nhiệt và 2 quạt tản nhiệt 84 cánh, nhưng có vẻ như không đi kèm keo tản nhiệt kim loại lỏng, cho nên nhiệt độ của TUF Gaming F15 nhìn chung là cao.

Máy cũng được trang bị 2 loa nhưng khả năng thể hiện dừng lại ở mức tạm ổn, không xuất sắc.
Quảng cáo

Màn hình cũng được cải thiện về hiển thị
Phần này cũng được nâng cấp lớn với tuỳ chọn QHD 165Hz 100% DCI-P3, còn phiên bản mình dùng là FHD 144Hz 100% sRGB và 75% Adobe RGB. Năm ngoái mình không thích màn hình của TUF Gaming F15 2022 vì chỉ có khoảng 67% sRGB thôi, màu sắc không được tươi và chắc chắn nó không phù hợp để làm việc đồ hoạ yêu cầu cao về màu sắc.

Năm nay với 100% sRGB thì không chỉ phù hợp để chơi game, màn hình của TUF đã có thể giúp anh em làm được những bài tập như dựng hình, làm một số project video nho nhỏ cho môn học mà không lo bị sai màu.
Chơi game trên màn hình này thì nói chung là ổn, 144Hz đủ để chơi AAA và phần nào đó là Esport, bên cạnh sự hỗ trợ của MUX Switch và NVIDIA Advanced Optimus.

Tỉ lệ 16:9 truyền thống của màn hình laptop từ 3-4 năm trước chơi game thì vẫn tốt nhưng để làm việc thì sẽ hơi chật một chút. Cũng khá đáng tiếc là độ sáng màn hình cũng chỉ tối đa khoảng 300 nits.
Quảng cáo
Hiệu năng tốt nhưng hơi nóng
Core i9-13900H 14 nhân 20 luồng, xung boost hơn 5GHz và TDP 55W nhưng thực tế trải nghiệm của mình thì nó không thể phát huy hết sức mạnh trong một thân hình khá mỏng manh của dòng TUF. Cũng phải nói đến yếu tố ASUS thường cung cấp cho người dùng cấu hình cao nhất và không giới hạn hiệu năng sử dụng của CPU và GPU, đó là con dao hai lưỡi với những dòng máy có hệ thống tản nhiệt “khiêm tốn” so với dòng flagship mà TUF là một ví dụ. Người dùng hoàn toàn có thể tuỳ chọn về mức tiêu thụ điện của CPU và GPU thông qua Armourcy Crate. Tuỳ chọn Core i9-13900H sẽ không dành cho tất cả mọi người, nhưng nếu muốn mạnh nhất trong tầm giá thì anh em có thể chọn option này,

Cụ thể, các bài thử nghiệm của mình cho thấy Core i9-13900H trên chiếc máy này ăn tối đa 115W điện mà thôi, ổn định ở 80W và nhiệt độ thường xuyên chạm ngưỡng 97 độ C, đây không phải mức độ lý tưởng cho một con CPU laptop, đặc biệt khi hệ thống tản nhiệt bị quá tải. Điểm số của Core i9-13900H cho ra vẫn cao nhưng nếu so với Core i7-12700H của phiên bản năm ngoái thì không chênh nhau là bao, thậm chí điểm đa nhân còn tương đương nhau.
Với cá nhân mình có lẽ mình sẽ chọn phiên bản Core i7-13700H, vừa có mức giá tốt hơn mà hiệu năng vẫn đảm bảo không thua kém nhiều.
CPU là vậy nhưng GPU lại ngược lại hoàn toàn. RTX 4060 140W trên TUF Gaming lại ở ngưỡng nhiệt độ mình cho là lý tưởng của GPU: 85 độ C, tất nhiên xét trong mức giá và hệ thống tản nhiệt của máy. Mặc định thì RTX 4060 sẽ có TGP 115W nhưng NVIDIA cho phép OC thêm khoảng 25W nữa, tổng là 140W. Đây cũng là dòng laptop gaming ở phân khúc phổ thông hiếm hoi có được RTX 4060 140W, mức cao nhất hiện tại theo ngưỡng cho phép của NVIDIA, so với các đối thủ khác trong phân khúc phổ thông thường lựa chọn 105W hoặc thấp hơn nữa là 80W, 45W.

Việc OC không đem lại nhiều giá trị khi benchmark nhưng nó lại đem lại giá trị khi anh em chơi game, đặc biệt là game AAA cũng như render.
RTX 4060 dư sức để anh em chơi game FHD ở mức High settings, lượng VRAM 8GB cộng với các công nghệ về AI của NVIDIA như DLSS hay Frame Gen sẽ giúp khung hình chơi game của anh em tăng lên thêm, trong khi việc render ở độ phân giải FHD cũng không làm cho GPU bị quá tải.

Để tối ưu nhất về nhiệt độ cũng như hiệu năng/giá tiền, mình vẫn nghĩ phiên bản Core i7-13700H hoặc thậm chí Core i5-13500H (nếu có) vẫn ổn. Nó vẫn sẽ đáp ứng các nhu cầu học tập của anh em trong thời gian trên giảng đường hoặc các nhu cầu khác.
Điểm nữa anh em cũng nên chú ý là nhiệt độ trên mặt C của máy, trong quá trình chơi game sẽ nóng nhẹ, khoảng 46 độ C, chủ yếu ở phần chính giữa bàn phím.

ASUS cũng hào phóng cho người dùng 2 khe M.2 NVMe cũng như 2 khe RAM nâng cấp, mình nghĩ để tối ưu mức giá nên ASUS lựa chọn RAM DDR4 nhưng sau này chúng ta hoàn toàn có thể nâng cấp lên RAM DDR5.
Sẵn nói về bàn phím thì mình cũng thích điểm này trên TUF gaming F15 của năm nay, nó có hành trình 1.7mm, gõ tốt hơn, nảy hơn, không còn cảm giác nông như phiên bản tiền nhiệm. Bàn phím vẫn chỉ hỗ trợ LED RGB 1 vùng, điều khiển qua Armoury Crate và tương thích AURA Sync.

Pin tốt hơn đời cũ
Năm nay ASUS cũng chỉ đưa ra một tuỳ chọn pin duy nhất là 90Whr, anh em không cần phải đắn đo suy nghĩ và thời gian mình sử dụng có thể lên đến gần 5 tiếng, trong điều kiện tắt dGPU, chuyển chế độhiệu năng về Silent. Ở chế độ này thì Core i9-13900H vẫn ăn khoảng dưới 30W điện nên về cơ bản nó ngang với những dòng ultrabook khác. Xét cách rộng ra thì nó không thua ultrabook nhiều về khoản pin đâu.

Xbox Game Pass
Đây là phần giá trị cộng thêm mà mình nghĩ sẽ đáng giá và đáng quan tâm cho anh em học sinh sinh viên. Đa số những chiếc laptop Windows anh em mua sau này đều sẽ được tặng 3 tháng miễn phí gói Xbox Game Pass. Trong gói dịch vụ này anh em sẽ thưởng thức được nhiều tựa game hay lắm, anh em mua máy nhớ tận dụng để có thêm game hay để chơi 😁.
Ai sẽ phù hợp với chiếc máy này?

38 triệu là một con số không nhỏ, có thể xét mức giá này là phân khúc laptop gaming tầm trung rồi, những gì mà TUF Gaming F15 2023 mang lại cho mình trong 1 tuần qua thì cá nhân mình thấy rằng mức giá này hơi cao cho anh em sinh viên. Thực ra cũng khó cho ASUS khi mà mặt bằng chung ngành laptop của các hãng khác, các model 2023 đa số cũng có giá cao hơn so với bản tiền nhiệm, đa phần vì chi phí linh kiện. Tuy vậy, ASUS vẫn có tuỳ chọn cấu hình RTX 4050 và Core i7-13700H mình nghĩ là sẽ hợp lý hơn với đa số anh em, nó vẫn đáp ứng được nhu cầu học tập và giải trí, chơi game Esport thì không có gì để chê luôn.