Thiết bị lưu trữ mạng NAS DS220+ là một thiết bị có giá thành hấp dẫn hơn so với bộ NAS DS920+ mà mình sẽ có bải trải nghiệm với anh em sau. Vậy với giá thành rẻ hơn thì NAS DS220+ liệu có phù hợp và hấp dẫn để lựa chọn không hay khi nào thì nên lựa chọn DS220+ và khi nào thì lựa chọn DS920+.
NAS DS220+ vẫn giữ được sự đơn giản và dễ dàng trong việc thiết lập và cài đặt ban đầu như dòng DS920+ cao cấp hơn. Việc thiết lập đơn giản là rất quan trọng nếu như hướng đến những người dùng gia đình hay doanh nghiệp nhỏ, không có đội ngũ IT quá chuyên nghiệp. Nó sẽ giúp bớt thời gian và các công đoạn phức tạp để có thể khởi chạy NAS và Synology đã làm được điều đó. Rõ ràng DS220+ với giá thành rẻ hơn cũng như những trang bị vừa đủ sẽ phù hợp hơn với người dùng cá nhân hay một nhóm startup vừa và nhỏ.
Dòng DS220+ có thể nói là phiên bản thu nhỏ của DS920+ nên nó chỉ được trang bị hai khay 3.5" SATA HDD mà thôi. Nhưng tổng dung lượng có thể lưu trữ lên đến 108TB (cho mỗi khay). Mình sử dụng 2 ổ WD Red Plus có dung lượng 8TB mỗi ổ, tổng cộng 16TB và lắp đủ vào 2 khay của DS220+. Lần đầu khi mới thiết lập, người dùng sẽ phải truy cập vào địa chỉ được đi kèm với tài liệu hướng dẫn (trước đó phải tạo tài khoản Synology), sau đó hệ thống sẽ tự động tải và cài hệ điều hành cho NAS để có thể sử dụng. Tiếp đến người dùng sẽ phải thiết lập RAID, tuỳ vào số lượng ổ cứng và dung lượng sử dụng để chọn cấu hình RAID phù hợp, với mình mình thiết lập RAID 1. Kế tiếp người dùng sẽ chọn định dạng file, mình chọn mặc định là Btrfs.
NAS DS220+ vẫn giữ được sự đơn giản và dễ dàng trong việc thiết lập và cài đặt ban đầu như dòng DS920+ cao cấp hơn. Việc thiết lập đơn giản là rất quan trọng nếu như hướng đến những người dùng gia đình hay doanh nghiệp nhỏ, không có đội ngũ IT quá chuyên nghiệp. Nó sẽ giúp bớt thời gian và các công đoạn phức tạp để có thể khởi chạy NAS và Synology đã làm được điều đó. Rõ ràng DS220+ với giá thành rẻ hơn cũng như những trang bị vừa đủ sẽ phù hợp hơn với người dùng cá nhân hay một nhóm startup vừa và nhỏ.

Dòng DS220+ có thể nói là phiên bản thu nhỏ của DS920+ nên nó chỉ được trang bị hai khay 3.5" SATA HDD mà thôi. Nhưng tổng dung lượng có thể lưu trữ lên đến 108TB (cho mỗi khay). Mình sử dụng 2 ổ WD Red Plus có dung lượng 8TB mỗi ổ, tổng cộng 16TB và lắp đủ vào 2 khay của DS220+. Lần đầu khi mới thiết lập, người dùng sẽ phải truy cập vào địa chỉ được đi kèm với tài liệu hướng dẫn (trước đó phải tạo tài khoản Synology), sau đó hệ thống sẽ tự động tải và cài hệ điều hành cho NAS để có thể sử dụng. Tiếp đến người dùng sẽ phải thiết lập RAID, tuỳ vào số lượng ổ cứng và dung lượng sử dụng để chọn cấu hình RAID phù hợp, với mình mình thiết lập RAID 1. Kế tiếp người dùng sẽ chọn định dạng file, mình chọn mặc định là Btrfs.
Điểm sơ qua cho anh em về cấu hình của dòng NAS DS220+ mà mình đang dùng:
- CPU: Intel Celeron J4025 2 nhân 2.0GHz, 4MB cache.
- RAM: 2GB DDR4 non ECC, nâng cấp tối đa 6GB (2 + 4).
- 2 khay ổ cứng 3.5" 16TB (2x8TB), hỗ trợ tối đa mỗi khay 108TB.
- 2 cổng RJ45 1GbE hỗ trợ Link Aggregation.
- Cổng USB 3.0.

Lợi ích đầu tiên của NAS đó là nó luôn luôn hoạt động, 24/7 và người dùng có thể truy cập từ xa, mọi lúc mọi nơi mà vẫn có thể sử dụng, lưu trữ và sao lưu dữ liệu. Việc lưu trữ dữ liệu ở thời điểm hiện tại không còn gói gọn trong việc chỉ lưu trữ không, mà còn mang tính tức thời và có khả năng truy xuất ở mọi nơi. Mình thấy dòng ổ WD Red Plus này có hỗ trợ công nghệ NASware 3.0, nó sẽ giúp tối ưu cho sự ổn định, khả năng hoạt động bền bỉ trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất hoạt động tốt. WD Red Plus cũng là một dòng ổ cứng dành riêng cho hệ thống NAS, vì vậy nó phải sử dụng những linh kiện xịn và tốt để có thể đọc/ghi dữ liệu một cách liên tục.

Bên cạnh công nghệ NASware 3.0 thì ổ cứng WD Red Plus còn hỗ trợ công nghệ 3D Active Balance Plus, công nghệ này giúp cân bằng, giảm độ rung và tiếng ồn trong các hệ thống ổ đĩa. Rõ ràng với dòng ổ WD Red Plus chuyên dụng dành cho các hệ thống NAS, sự ổn định và tính liên tục là điều được ưu tiên hàng đầu và WD cung cấp những công nghệ đó để ổ cứng hoạt động bền bỉ trong thời gian dài, WD hiện tại bảo hành 3 năm cho dòng ổ cứng NAS này tại Việt Nam.

Trong bài trải nghiệm này, để kiểm tra tính bền bỉ và hiệu suất của dòng ổ cứng, cũng như sự ổn định của cả hệ thống NAS, trước tiên mình sẽ thử benchmark về tốc độ đọc ghi lý thuyết của dòng ổ WD Red Plus này, tiếp theo đó mình sẽ thử export một project Premiere Pro của Tinh tế trên dòng ổ này thông qua NAS, cũng như dựng và export trực tiếp trên NAS để xem hiệu năng thực tế của combo NAS DS220+ này cũng như dòng ổ WD Red Plus.
Quảng cáo

Kết quả thử nghiệm mà mình đã thực hiện cho thấy, với bài benchmark tốc độ đọc ghi của ổ cứng thì nó đạt mức 100MB/s cho cả ghi lẫn đọc, trên lý thuyết tốc độ đọc ghi nó sẽ rơi vào khoảng 200MB/s (mình đã thử cắm một ổ WD Red Plus 8TB vào máy tính dựng video của Tinh tế và test) nhưng vì hệ thống mạng mình đang có chỉ là LAN 1Gb nên tối đa chỉ là 100MB/s mà thôi. Tiếp đến với việc export project video của Tinh tế từ PC dựng cũng như trực tiếp trên NAS thì thời gian encoding time cũng có sự chênh lệch. Cụ thể, khi export trực tiép từ NAS thì encoding time là 17 phút, còn khi export bằng PC của Tinh tế (dùng cùng loại ổ cứng) thì nó rơi vào khoảng 13 phút.

Sự chênh lệch khoảng 4 phút là chấp nhận được cho một hệ thống NAS như DS220+, đủ để phục vụ cho nhu cầu lưu trữ, sao lưu cá nhân hoặc hộ gia đình, không yêu cầu quá cao về tốc độ, cũng như tốc độ đọc ghi của ổ cứng trên NAS cũng là vừa đủ để người dùng thông thường sử dụng.
Ngoài hiệu suất ổn định của ổ cứng WD Red Plus mang lại, hệ thống NAS Synology DS220+ còn có những tính năng vượt trội giúp người dùng quản lý và vận hành, sao lưu dữ liệu hơn so với các giải pháp đám mây hiện tại như Google Drive hay One Drive.

Tính năng đầu tiên đó là Synology Drive, đây là một hệ thống cơ sở dữ liệu đám mây cho chính người dùng NAS xây dựng, với cơ chế hoạt động tương tự như Google Drive hay OneDrive, nhưng đường truyền và tốc độ đồng bộ, sao lưu sẽ phần nào đó nhanh hơn và chia sẻ đến với những người dùng khác trong hệ thống NAS nhanh hơn.
Quảng cáo
Nếu hệ thống NAS chia sẻ trong gia đình của chúng ta, khi một file mới được upload lên Synogoly Drive, thì tất cả các thành viên còn lại cũng sẽ được đồng bộ lên mây và tới máy tính của những người khác. Thời gian đồng bộ khá nhanh và so với các giải pháp cloud khác, khi upload lên đôi khi còn phải qua bước nén nên khá lâu và đôi khi đường truyền bị ảnh hưởng khiến việc upload file thất bại.
Điểm cộng của hệ thống NAS so với các giải pháp cloud khác đó là nó cũng có ứng dụng cho những nền tảng khác nhau, từ máy tính cho tới smartphone, giúp truy cập và quản lý từ xa và từ mọi thiết bị nhanh chóng hơn.

Tiếp theo là Synology Office đóng vai trò thay thế cho bộ Office văn phòng của Microsoft, tức là người dùng có thể chỉnh sửa và làm việc với định dạng file văn phòng thông thường trên bộ công cụ mà Synology cung cấp với đầy đủ các tính năng cần thiết. Điểm mạnh đó là bộ công cụ này có thể cho phép nhiều người cùng vào làm việc trên cùng một file, ở cùng một thời điểm. Ngoài Synology Office thì chúng ta cũng có Synology Calendar, với công cụ lịch tích hợp sẵn, người dùng có thể quản lý các dự án, lên lịch hẹn hay tạo lời nhắc cho công việc một cách dễ dàng.
Đối với người dùng doanh nghiệp, ngoài các công cụ kể trên thì Synology còn cung cấp một giải pháp sao lưu toàn diện là Active Backup for Business với rất nhiều công cụ và giải pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý và sao lưu dữ liệu cho công ty của mình.

Vậy thì qua bài trải nghiệm lần này, mình thấy rằng DS220+ sẽ phù hợp hơn với những cá nhân, tổ chức startup vừa và nhỏ, mới làm quen và sử dụng NAS. DS20+ vẫn có những tính năng và công nghệ chủ chốt của Synology để phục vụ cho việc quản lý và sao lưu dữ liệu tốt như dòng cao cấp hơn là DS920+. Về NAS DS920+, nó sẽ phù hợp hơn với những ai cần nhiều khay SATA để nâng cấp, cần một sức mạnh xử lý từ NAS mạnh hơn.