Cinematic mode có thể được dùng theo 2 cách đơn giản nhất: đầu tiên là quay video xoá phông, thứ hai là tạo ra video đá nét (rack focus). Phải nói là Cinematic Mode dễ sử dụng, tương tự như việc quay 1 video bình thường, tất cả thao tác, thông số bạn có thể hậu kì được. Việc hậu kì có thể diễn ra trên bất cứ thiết bị iDevice (có IOS 15 trở lên), iPhone thể hệ cũ, iPad đều được, tạo ra nhiều workflow thuận tiện cho nhiều đối tượng.
Có một mục riêng dành cho Cinematic Mode trong app camera mặc định trên iPhone, chế độ này sẽ có 2 phần để lưu ý là việc bạn chọn lấy nét vào đâu, khi nào đổi nét và độ mờ của backgroud.
Cinematic Mode hoạt động như thế nào?

Có một mục riêng dành cho Cinematic Mode trong app camera mặc định trên iPhone, chế độ này sẽ có 2 phần để lưu ý là việc bạn chọn lấy nét vào đâu, khi nào đổi nét và độ mờ của backgroud.
Sau khi bấm quay, bạn có thể chọn được nét vào đâu, để phần còn lại mờ đi, và khi đang quay mà chuyển nét từ người thứ 1 sáng người thứ 2 thì việc chuyển nét sẽ xảy ra mượt mà, hiệu ứng thị giác tốt hơn.

Bạn cũng có thể chọn độ mờ background bằng cách tuỳ chỉnh khẩu độ ảo của chế độ. Dải khẩu độ ảo sẽ chạy từ f/2.0 đến f/16, số f càng nhỏ background càng mờ.
Hậu kỳ

Trong phần hậu kì của Cinematic Mode sẽ có 2 phần chính đó là keyframe, điều chỉnh nét vào đâu, đá nét và độ mờ của background, các tuỳ chọn chỉnh sửa cơ bản vẫn sẽ giống với các chế độ video thường khác.

Độ mờ của background được thể hiện bằng thông số khẩu độ ảo, f/xx càng nhỏ thì background càng mờ và ngược lại. Sẽ có thể chỉnh f từ f/2.0 đến f/16. Mình nhận thấy chỉnh đến f/16 thì backgroud mờ rất ít, hiệu ứng ko đã, chỉnh f/2.0 thì mờ quá nhiều nhìn giả giả, khó chịu lắm, mình toàn để ở f/2.8 hoặc f/4 là nhìn ổn nhất. Bạn điều chỉnh f bao nhiêu thì từ đầu đến cuối f sẽ như vậy, không thay đổi.
Thanh timeline ở dưới sẽ có các chấm vàng to và chấm trắng nhỏ thể hiện thông số sau:
- Chấm vàng to to thể hiện tại điểm đó có một cú đá nét (rack focus), phía sau chấm vàng sẽ là timeline màu vàng thể hiện điểm nét vẫn được giữ như cũ cho đến điểm vàng tiếp theo.
- Chấm trắng là điểm có nhận dạng khuôn mặt.

Quảng cáo
Khi bạn tua timeline đến điểm vàng hoặc trắng, điện thoại sẽ rung 1 cái để báo hiệu cho bạn đã chọn đúng điểm, giữ lâu một tí thì timeline sẽ tự động zoom lên.
Bạn sẽ có thể chọn điểm nét vào bất cứ đâu, bất cứ chỗ nào trên timeline, mình rất thích điều này, có những điểm thú vị, đôi khi đến phần hậu kì mới phát hiện ra.
Có thể nói, phần hậu kì thì giúp bạn yên tâm hơn khi quay, cứ đưa điện thoại lên và quay, nó sẽ giúp bạn sửa chữa khá nhiều sai lầm ở phần tiền kỳ.

Tuyệt vời hơn nữa là việc hậu kì này có thể làm trên bất kì thiết bị iDevice (có IOS 15 trở lên), mình vừa có thể xem, dựng trên cả iPhone thế hệ cũ và iPad nữa, mình tin chắc rằng có nhiều bạn đang sử dụng iPad để dựng phim, cho nên Cinematic Mode sẽ có nhiều workflow khác nhau, không bị gò bó chỉ trên iPhone 13 mới.
Việc hậu kì tuỳ chỉnh Cinemaitc Mode hiện tại chỉ có thể làm được trên app Photos và iMovie trên IOS, iPadOS mà thôi, Apple nói rằng họ sẽ sớm cập nhật trên iMovie và Final Cut Pro X trên MacOS.
Trải nghiệm

Tâm lý mình cực kì thoải mái khi quay, mình hầu như không setup bất cứ thông số nào trước khi quay, mình sẽ để phần hậu kì rồi làm luôn, cực kì tiện, điểm cộng rất lớn.
Quảng cáo
Mình có thể tạo ra các cú máy đẹp, thú vị, mình rất thích, quay cho bạn gái, xem xong cũng rất vừa ý, độ chuyển nét vừa phải, rất mượt, nhận diện khuôn mặt chính xác và cực kì nhanh.
Chất lượng xoá phông tách nền thì ở mức trung bình, khi mình sử dụng f/2.0 thì thật sự có chút khó chịu, hơi giả giả, có phần tóc nếu hơi chỉa ra sẽ bị xoá luôn hơi khó chịu. Cho nên mình thường chỉ dùng f/2.8 hoặc f/4, background mờ vừa phải, các lỗi lầm cũng được giảm đi dịu mắt hơn.
Có thể nói chất lượng xoá phông của Cinematic Mode cũng giống như chế độ chụp chân dung lần đầu tiên ra mắt trên iPhone 7 Plus, còn nhiều lỗi, chưa thực sự hoàn hảo nhưng mà cũng đủ để tạo ra cái gì đó thú vị.
Cinematic Mode chỉ quay được chất lượng 1080p và 1080p thì không phải là thiếu, nhưng cũng chưa đủ. Không thiếu là vì mình vẫn thường dùng 1080p ở rất nhiều trường hợp khác nhau, ngay cả cho công việc, vlog, clip trên tay, reivew cũng có. Dùng để chia sẻ cho nên cơ bản là vẫn đáp ứng được nhu cầu của mình. Nhưng mà ở cái thời đại mà 4K đang dần trở nên phổ biến, và khi mình cần Cinematic Mode cho một shoot quay tâm đắc thì lại không có 4K, đôi khi sẽ làm mình cụt hứng và gây khó khăn cho công việc của mình nếu như đang ở workflow 4K.

Có dùng Cinematic Mode trong nhiều trường hợp không? Theo mình thì Cinematic Mode sẽ đáp ứng được nhiều trường hợp, thường ngày, kỉ niệm, vlog đều sẽ có trường hợp cần đến.
Ví dụ mình quay cảnh hoàng hôn cho bạn gái, dùng Cinematic Mode để đá nét vào hoàng hôn, nhìn thú vị hơn bình thường, chất lượng chia sẻ lên mạng xã hội thì 1080p mình thấy đủ rồi.

Một lưu ý khác về việc chia sẻ bằng Airdrop các cảnh quay bằng chế độ Cinematic Mode, bạn sẽ phải tuỳ chọn và lấy toàn bộ data cảnh quay trong tuỳ chọn gửi bằng Airdrop, mới có thể chỉnh sửa thông số Cinematic Mode trên thiết bị iDevice khác.
Kết

Cinematic Mode sẽ mang lại nhiều góc quay thú vị hơn một cách đơn giản nhất có thể theo cách mà Apple thường làm. Một người dùng bình thường không cần tìm hiểu gì về quay phim vẫn có thể dùng và kiểm soát tốt tính năng này. Tuy nhiên chất lượng xoá phông chưa hoàn toàn thuyết phục mình, vẫn có một số lỗi dễ nhận thấy, hi vọng trong các thế hệ tiếp theo Apple sẽ làm tốt hơn phần xoá phông và nâng chất lượng của Cinematic Mode lên 4K để mình có linh hoạt lựa chọn chất lượng video theo ý mình.