TTBC2024

TTBC2024


Trải nghiệm nhanh OpenAI SearchGPT: tìm như Google nhưng có thêm GenAI

ND Minh Đức
1/11/2024 3:46Phản hồi: 31
Trải nghiệm nhanh OpenAI SearchGPT: tìm như Google nhưng có thêm GenAI
Sau gần nửa năm thử nghiệm giới hạn, cuối cùng OpenAI hôm nay đã chính thức cho ra mắt tính năng tìm kiếm theo thời gian thực ngay trên cửa sổ chat của ChatGPT. Người dùng giờ đây đã có thể tìm kiếm hoặc hỏi đáp các thông tin mới, các tin thời sự,... ngay trong ChatGPT tương tự như thế mạnh của Perplexity trước giờ.

Ngay từ bây giờ, các bạn đang dùng ChatGPT có thể vào và sẽ thấy có thêm biểu tượng hình địa cầu ngay bên dưới khung chat. Khi bấm vào đó và truy vấn, chúng ta sẽ được sử dụng SearchGPT để tìm kiếm giống như Google thay vì chỉ truy vấn các thông tin trong model như truyền thống trước giờ.



Một trong những điểm hứa hẹn của tính năng SearchGPT chính là nó vận hành bằng GenAI, vì vậy prompt mà người dùng gõ vào để tìm kiếm sẽ phát huy tác dụng. Về lý thuyết, người dùng chỉ cần gõ những thứ muốn tìm bằng mô tả, bằng ngôn ngữ tự nhiên mà có thể không cần dính tới từ khóa muốn tìm, AI có thể sẽ hiểu hơn mục đích tìm kiếm của người dùng và trả về kết quả phù hợp sau khi nó đi tìm trên Internet.

Mình dùng thử tính năng SearchGPT này vài lần thì bên dưới là một số điểm rút ra:


Screenshot 2024-11-01 at 14.26.35.png

  • Nếu tìm kiếm bằng tư duy gõ câu tìm kiếm như Google: kết quả trả về sẽ là nội dung được AI sinh ra tương tự như ChatGPT, tuy nhiên được cái là có thêm nguồn mà AI trích dẫn bên dưới.
  • Nếu tìm bằng tiếng Việt, cú pháp đơn giản chỉ với vài từ theo kiểu search Google xưa giờ, AI sẽ đi kiếm 1-4 nguồn bằng tiếng Việt để đọc và nó sẽ trích nguồn ngay bên dưới. Mình đang có cảm giác rằng nó sẽ đi tóm tắt 1-4 nguồn này, sau đó sinh ra kết quả trả về cho người dùng.
  • Nếu tìm cũng nội dung đó bằng tiếng Anh, tương tự ChatGPT sẽ trả về kết quả sau khi nó đã đọc từ 1-4 nguồn đó.
  • Trong các nguồn mà SearchGPT trả về sẽ được chia thành 2 phần: Phần thứ nhất là Citations: các trang mà nó trích dẫn. Phần thứ 2 là Search Results - các trang khác có liên quan tới nội dung cần tìm kiếm. Hiển thị theo kiểu kết quả giống như tìm Google.

Nhờ có tìm kiếm theo thời gian thực trên internet nên giờ đây chúng at có thể hỏi chatGPT thêm những câu hỏi "thời sự" hơn, thí dụ như chiều nay có mưa không như trong thí dụ bên trên.

[​IMG]
Hoặc trong tình huống này mình hỏi thử tình hình bầu cử Mỹ ngày hôm nay có gì mới. Bên dưới là thông tin tổng hợp dựa trên các nguồn từ báo tiếng Việt ngày hôm nay 1/11.

Screenshot 2024-11-01 at 10.15.50.png

  • Do bản chất hoạt động vẫn dựa trên GenAI, nên prompt vẫn là yếu tố cần thiết kế tìm được kết quả đúng cái cần tìm. Thí dụ như mình thử tìm paper nghiên cứu của đội kỹ sư Apple (khoảng 1 tuần nay) nói về chuyện LLM không thể suy luận. Nếu tìm theo kiểu Google với vài từ khóa, kết quả sẽ trả về chỉ là các bảng tin của các trang web (kể cả tiếng Việt và tiếng Anh). Mình chỉnh lại một chút theo kiểu prompting chút thì kết quả trả về đúng ý mình, đúng báo cáo của nhóm kỹ sư Apple công bố trên Arxiv.
  • Cách ChatGPT trích nguồn mình thấy chủ yếu là sau mỗi đoạn lớn. Khía cạnh này, Perplexity trích dẫn luôn ở từng ý trong đoạn, số lượng nguồn trích mình thử ở cùng nội dung thì thấy nhiều hơn.

Trên đây là một số cảm nhận nhanh của mình, để mình đi tìm hiểu và thử nghiệm nhiều hơn rồi chia sẻ với các bạn tiếp nha.

Screenshot 2024-11-01 at 16.01.16.png

Quảng cáo


Một điểm khác nữa là bên cạnh có mở tính năng SearchGPT ra cho rộng rãi người dùng xài thì OpenAI cũng phát hành extension trên trình duyệt nhân Chrome. Extension này sẽ cho phép người dùng chuyển sang xài SearchGPT thay vì Google luôn. Người dùng khi gõ tìm kiếm ngay trên khung địa chỉ, mặc định nó sẽ tìm kiếm bằng SearchGPT và sẽ hiện kết quả ngay trong trang web ChatGPT thay vì Google như xưa giờ.
31 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xài thử cái search này rồi, về cơ bản thấy cũng tương tự chế độ chat bình thường.
Giao diện bố trí, cách trả lời cũng tương tự, khác cái là có cái link web thôi.
Và nhìn cách thiết kế khá giống perplexity
@magez Khác chứ. Có 2 thứ khác quan trọng là câu trả lời được cập nhật sát hiện tại hơn, và có dẫn nguồn. 2 thứ cực quan trọng vậy mà ông nói chỉ như bình thường
@Popx à, chắc do xài perplexity nhiều nên thấy bình thường.
Link web thì copilot & perplexity có lâu rồi
còn vụ cập nhật thì ko để ý lắm
@magez @magez Cho mình hỏi bạn cài search gpt thế nào ạ, kình vào chat gpt ko thấy hiện
@Hằng123#₫ Phải xài GPT Plus mới thấy.
Nó có cái icon search web như hình trong bài đó
Khá là mong chờ
Mình thì dùng Copilot từ lâu rồi, nó hoạt động tương tự.
@NguyễnXuânBằng Copilot mình thấy nó phản hồi khá chậm, và thấy nó nặng nề sao sao á, khựng khựng.
@darknessone Đúng đó bạn, Copilot phản hồi chậm hơn nhiều.
@NguyễnXuânBằng copilot thấy n không ổn lắm, vừa chậm mà nội dung lại còn ít
@Thần đồng IT Copilot là cho dân dev mà bạn 😁 xài với code là chính.
@Thần đồng IT đồng ý với bạn, nhưng trước đây khi chưa có OpenAI search thì Copilot có chức năng này. Nó trả lời và có link dẫn nguồn luôn. Ngoài ra thì nó cũng tiện khi tích hợp sẵn ở trình duyệt EDGE.
Gen AI là ưu tiên chứ k giống kiểu search google là tìm kụm chính xác rồi trả lại link chính xác, để người dùng tự chọn nội dung và xem. Túm lại là search xong cũng cần kiểm chứng, check nguồn đủ kiểu lại. Cái này giống perplexity. Mà perplexity khi bấm lệnh xong còn quan sát thấy nó dùng nguồn như nào, phân tích như nào nhìn hay hơn
@baotuan Google bây giờ không phải lúc nào cũng tìm cụm chính xác 😃 Nếu site mạnh thì trong content có các cụm từ rời rạc của từ khoá vẫn có khi được xếp hạng cao nhé.
@giacongthanhphat Nhưng vẫn thích hơn kiểu tự chọn lọc link mà xem. Chứ đây rỏ ràng là tổng hợp tin, xong tự suy diễn nhét chữ vào đầu người khác 😆. Hiện tại thì máy nó k thiên vị, nhưng ai biết đến khi thằng nào điều khiển lại nhồi sọ mình thì k ưng. Cơ mà đó là mềnh đánh giá thế. Còn ai tin cứ tin cũng k sao 😁
@baotuan Có 1 điểm khác biệt rất lớn của ChatGPT search mà mọi ng ko để ý là nó hiểu ngôn ngữ tự nhiên, nó đọc hiểu toàn bộ lệnh mình nhập vào rồi mới tìm kiếm, nên kết quả cho ra rất sát. Trong khi Google hay Perplexity vẫn là tìm theo kiểu truyền thống, đó là tìm theo từ khóa, bao gồm cả việc chia nhỏ nội dung mình nhập vào để tìm, thế nên kết quả có thể sẽ chẳng liên quan gì đến cái mình cần
Google không quan tâm
@hongphuc1992 Google quan tâm mạnh là đằng khác ấy chứ :v
@hongphuc1992 Ní nói nghe như giỡn chơi, công nghệ tụi nó đua nhau từng chút một mà kêu gg không quan tâm
cái này hỏi nhiều có bị limit như thằng ChatGPT 4o không anh em? chứ tôi bị cái bệnh là hay hỏi nhiều hỏi leo lắm
@keangoo Chắc từ từ cũng sẽ thu phí, chứ free ngta hít không khí sống quá
@keangoo tôi dùng free suốt, ko thấy bị thu phí
@Thần đồng IT Cho mình hỏi bạn cài search gpt thế nào ạ, mình vào chat gpt không thấy
Phải tìm kiếm đc cờ rắc, pỏn... thì mới cạnh tranh được.
Copilot (bing) có lâu rồi, dùng rất thích.
mình dùng edge toàn xài copilot 😆)
@69 người khác Mình thấy nó tìm kiếm ở việt nam tệ hơn google, mà đc cái google giờ đẩy sale lên hàng đầu. Lol
Bản 4o trước đây khi tìm mình cũng thấy nó để tìm kiếm ở vài sites. Links nó để có lúc bấm dc có lúc không. Cũng chưa hiểu cái đó khác gì với bản search gpt này
cập nhật kiểu gì các bác nhỉ? GPT của em chưa thấy có
Mình tìm với 1 prompt tiếng Việt (nhưng nội dung ko quá bản địa), nó vẫn tìm từ các nguồn tiếng Anh sau đó dịch lại cho mình. Đối với mình đây là 1 điểm cộng vì khi tìm 1 cái gì đó liên quan đến kĩ thuật thì nội dung tiếng Việt thường ít hơn, và hay bị chi phối bởi mấy ông SEO bẩn
AI giờ phát triển vượt bậc, không thua gì những tình huống hài hước trong phim ảnh! Tưởng tượng thôi, nếu AI biết nấu ăn, có lẽ bữa tối của bạn sẽ ngon hơn bao giờ hết. Nhưng không, bây giờ AI đang "mày mò" trong việc quản lý lớp học. Phải kể đến sản phẩm tuyệt vời tại eduspace.vn. Đây không chỉ là một phần mềm, mà giống như có một "trợ lý ảo" chuyên nghiệp bên cạnh, giúp ghi điểm danh, tra cứu thông tin, báo cáo và thu học phí mà không cần bạn phải lăn lộn qua lại.
Chưa hết, chăm sóc khách hàng hay bài học online cũng được tích hợp hết sức tiện ích. Thật tài tình! Chỉ cần vào https://eduspace.vn/, trung tâm nào cần thì cứ đi thẳng, tận hưởng sự tiện lợi mà không cần phải đau đầu suy nghĩ. Hãy để AI "phụ trách" công việc, bạn chỉ việc tận hưởng thành quả thôi nào!

Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo

Phần mềm quản lý trung tâm đào tạo, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tiếng anh, trung tâm bồi dưỡng văn hóa
eduspace.vn

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019