ROG Ally, sau hơn 1 tháng thì mình đã được trải nghiệm một phiên bản hoàn thiện cả về mặt phần cứng cũng như phần mềm. Có thể nhận xét ngắn gọn, đây là một chiếc máy chơi game (cầm tay) đáng mua nhất ở thời điểm hiện tại. Nhưng lần này mình không chỉ có Ally mà có cả XG Mobile với RTX 4090 bên trong.
Về bản chất Ally là một chiếc máy tính, chạy Windows 11 đầy đủ, nên chúng ta có thể làm việc, học tập, chơi game…tuy nhiên cần có một chút tuỳ biến để Ally có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng như một chiếc máy tính thông thường. Trong chủ đề bài này, mình sẽ chỉ xét nó ở khía cạnh một chiếc handheld console và trải nghiệm nó với tâm thế một chiếc máy chơi game.
So với Steam Deck, mình thích Ally hơn rất nhiều, Ally có lợi thế rất lớn là Windows thay vì Linux có trên Steam Deck, cầm nắm tốt và màn hình cũng đẹp hơn, chơi được nhiều game hơn và tất nhiên hiệu năng cũng tốt hơn nữa. Bất cứ tựa game gì anh em có thể nghĩ ra và chơi được trên một chiếc PC hay một chiếc laptop gaming thì Ally cũng chơi được.
Về bản chất Ally là một chiếc máy tính, chạy Windows 11 đầy đủ, nên chúng ta có thể làm việc, học tập, chơi game…tuy nhiên cần có một chút tuỳ biến để Ally có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu sử dụng như một chiếc máy tính thông thường. Trong chủ đề bài này, mình sẽ chỉ xét nó ở khía cạnh một chiếc handheld console và trải nghiệm nó với tâm thế một chiếc máy chơi game.
Game PC chơi trên Ally như thế nào, đã tối ưu hết chưa?
So với Steam Deck, mình thích Ally hơn rất nhiều, Ally có lợi thế rất lớn là Windows thay vì Linux có trên Steam Deck, cầm nắm tốt và màn hình cũng đẹp hơn, chơi được nhiều game hơn và tất nhiên hiệu năng cũng tốt hơn nữa. Bất cứ tựa game gì anh em có thể nghĩ ra và chơi được trên một chiếc PC hay một chiếc laptop gaming thì Ally cũng chơi được.
Cấu hình cụ thể của ROG Ally:
- APU Ryzen Z1 Extreme 8 nhân 16 luồng, kiến trúc Zen4, xung boost 5.1GHz, 24MB L2+L3 cache.
- RAM 16GB LPDDR5.
- SSD 512GB PCIe 4.
- Màn hình 7-inch FullHD 120Hz, 400 nits, 100% sRGB, 7ms.
- Pin 40Whr, sạc 65W.
Xét trên kho game của Tinh tế
Tuy vậy, do cơ chế sử dụng tay cầm (controller) nên không phải tựa game nào cũng hỗ trợ 100%, ví dụ trong kho game của Tinh tế đang có, có những tựa game hỗ trợ đầy đủ cho tay cầm như CS:GO, Wild Hearts, Apex Legends, NFS Unbound, Forza 5, Spider-man Remastered, Elden Ring, Sons of the Forest…và cũng có những tựa game chỉ hỗ trợ 1 phần như Cyberpunk 2077, Naraka Bladepoint, RDR2, Diablo IV, Company of Heroes 2…
Hiệu năng
Trải nghiệm chơi game của mình với Ally nói chung là tuyệt, ngoại trừ Steam Deck thì Ally là thiết bị thứ hai mình từng được tiếp xúc mà có thể chơi được game PC ngay cả khi mình đang trong…toilet, dù không hoàn hảo như laptop gaming.
Ally cho người dùng 3 tuỳ chọn chế độ hiệu năng như Slient (10W), Performance (15W) và Turbo (25W, 30W khi cắm sạc) và anh em có thể xem bảng thống kê dưới đây về các tựa game mình chơi ở từng chế độ, settings và thiết lập như thế nào. Cụ thể thì các tựa game thử nghiệm đều đặt settings ở mức low, bật RSR (performance) nếu có và tắt VSync.
Ally cũng có một phần mềm quản lý đó là Armoury Crate SE, phiên bản tuỳ chỉnh dành riêng cho chiếc máy này, chúng ta có thể điều chỉnh nhanh về rất nhiều thứ: FPS, độ phân giải, mức hiệu năng, chụp màn hình, quay màn hình, xem thống kê…Đây là trải nghiệm mà ngay cả nhiều chiếc laptop gaming của ROG cũng không có, chỉ có điều nó hơi khó để nhớ vì 4 nút chức năng của Ally ngay cạnh màn hình thời gian đầu dễ bấm nhầm.
Quảng cáo
Nói về XG Mobile với RTX 4090 bên trong, đây là chiếc eGPU mới nhất ở thời điểm hiện tại của ROG, phiên bản trước đây là RTX 3080 đã cho hiệu năng rất tốt thì với RTX 4090 nó còn tốt hơn nữa. TGP 150W (thực tế là khoảng 120W), thấp hơn khi so với RTX 4090 TGP 175W trên ROG Strix Scar 18 nhưng hiệu năng không thua kém quá nhiều khi thử nghiệm qua các tựa game. Cũng phải nói đến rằng màn hình của ROG Strix Scar 18 là QHD+ 240Hz, còn Ally chỉ là 1080p FHD mà thôi.
Nhưng XG Mobile là một trường hợp rất đặc thù vì cá nhân mình nghĩ rằng, trong số những người mua Ally sẽ không nhiều người sẵn sàng chi số tiền ít nhất là gấp đôi chiếc máy này để mua XG Mobile. Tất nhiên hiệu năng sẽ không phải là vấn đề khi kết nối Ally với XG Mobile nhưng mà như mình đã nói, đó sẽ là một nhu cầu rất đặc biệt. Như chơi game AAA Max settings 2K, làm việc đồ hoạ ở mọi lúc mọi nơi với combo mang theo rất nhỏ gọn. Vấn đề là bạn cần có sẵn một màn hình ở nhà, ở công ty, hoặc ở khách sạn khi đi công tác, du lịch, kèm theo bộ phím chuột không dây.
ASUS vẫn cho anh em một tuỳ chọn khác để chơi game với màn hình lớn, hoặc làm việc cần có màn hình lớn, đó là ROG Charging Dock, nó có cổng USB-C để anh em sạc cho Ally, có một cổng USB-A để kết nối bàn phím và chuột cũng như cổng HDMI 2.0 để xuất ra màn hình ngoài.
Nhiệt độ
Nhiệt độ trên Ally vừa là vấn đề mà cũng vừa không phải là vấn đề khi mình sử dụng. Thứ nhất, vị trí nóng nhất trên Ally chính là vị trí ở hai tốc tản nhiệt, và ROG đã thiết kế thông minh khi mà hốc tản nhiệt như vậy sẽ không ảnh hưởng đến chúng ta khi chơi game, dù nằm hay đang ngồi, vì vị trí tay cầm hoàn toàn mát.
Thứ hai, ROG sử dụng công nghệ mà họ nói là Zero Gravity, tức là tản nhiệt không trọng lực, dù nằm hay ngồi thì hệ thống vẫn hoạt động tốt và luồng khí nóng vẫn được đẩy ra đúng vị trí. Tuy nhiên nhiệt độ bên trong thường xuyên ở mức cao (85 độ đến trên 90 độ C ở chế độ Turbo). Với các anh em quan ngại về nhiệt độ có thể chỉnh quạt nhanh hơn chút trong Manual Mode, hoặc cách khác là giảm một số settings không quá quan trọng trong game.
Quảng cáo
Windows 11 tối ưu ra sao trên ROG Ally?
Câu hỏi này chính xác hơn phải là Windows 11 tối ưu cho màn hình cảm ứng của Ally ra sao? Câu trả lời ngắn gọn vẫn là chưa tối ưu tốt 100%. Về cơ bản từ lâu hệ điều hành Windows không phù hợp với một màn hình cảm ứng và thao tác trên nó 100% như iPadOS hay Android. Giao diện đồ hoạ của Windows 11 nói riêng cũng không phù hợp dù Microsoft có cải tiến.
ROG cũng cho người dùng ba chế độ thao tác bao gồm Auto, Desktop mode và Gamepad mode, người dùng cũng có thể tuỳ biến lại về việc sử dụng các nút bấm trên Ally như thế nào, hoàn toàn chủ động trong việc đó. Nhưng nếu để sử dụng Ally như một chiếc máy tính mà không có bàn phím cũng như chuột hay màn hình rời thì đó không phải là ý hay. Mục đích chính của ROG vẫn là dùng Ally để chơi game, các mục đích còn lại là những giá trị cộng thêm mà khi cần, nó sẽ đáp ứng tốt.
Pin của ROG Ally có tốt không?
Dung lượng 40Whr trên Ally nghe có vẻ là con số lớn, nhưng nếu dùng để chơi game thì chỉ trong khoảng 1,5 giờ thì Ally đã cạn pin rồi, đây là con số chưa làm thoả mãn mình và nhiều anh em, đặc biệt nếu căng thẳng về pin. Với mình thì mình đã chuẩn bị tinh thần sẵn với việc này rồi nên không có gì quá bất ngờ. Xét trong thị trường handheld PC hiện tại thì thời lượng pin của Ally cũng tương tự các đối thủ khác, việc này không hẳn là yếu điểm của riêng Ally mà của cả thị trường nói chung, đặc biệt khi chơi game nặng.
Nếu dùng Ally để coi video, coi phim, lướt web và chế độ silent thì có thể tối đa được khoảng 4 tiếng, đây là con số khá ấn tượng.
Thiết kế của ROG Ally
Ally mang nét gaming, hầm hố đúng chất của ROG. Chiếc Ally mà anh em đang thấy đây đã qua rất nhiều phiên bản và mẫu thử trước khi có được hình dạng như bây giờ. Mình không tìm hiểu quá sâu vào khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm của ROG được, nhưng chia sẻ trước đây cho biết thì Ally được tối ưu cho người châu Á nói chung, rõ ràng nếu so với Steam Deck thì Ally cầm nắm tốt hơn.
ROG chọn màu trắng cho Ally là điểm mình thích, vì nhìn Ally từ xa rất nổi bật, nhưng màu này thì cũng dễ dơ lắm, phải giữ kỹ. Thứ hai nữa là cảm biến vân tay sẽ giúp mình mở khoá máy nhanh hơn, một chi tiết hiếm thấy trên máy chơi game cầm tay.
Độ hoàn thiện sản phẩm của ROG với Ally không khác biệt mấy phiên bản prototype trước đây, độ bền của phần joystick hay các nút bấm mình không thể trả lời vì thời gian sử dụng không được dài và với chiếc Ally mình có thì nút LB không có độ nảy tốt bằng nút RB, không biết có phải là lỗi hay không nhưng chiếc máy mình có đang có tình trạng đó.
Tạm kết về ROG Ally
Xét một cách tổng thể thì ROG Ally có nhiều điểm sáng và ở riêng thị trường Việt Nam thì nó đang một có lợi thế lớn hơn rất nhiều so với những chiếc máy chơi game cầm tay khác, kể cả Nintendo Switch hay Steam Deck, đó là việc được phân phối chính hãng. Điều này bảo đảm cho người dùng nếu có gặp bất kì lỗi gì về phần cứng hay phần mềm đều có thể dễ dàng tìm đến các trung tâm bảo hành, dù bảo hành là điều bất đắc dĩ và không ai mong muốn.
Thứ hai đó là dù phần mềm chưa thực sự được tối ưu cho Ally (Windows) nhưng nếu chỉ dùng để chơi game thuần tuý thì Ally làm rất tốt. Tốt ở đây là so với một thiết bị chơi game nhỏ gọn, nếu anh em chưa từng dùng qua một chiếc handheld PC nào trước đây thì chắc chắn sẽ ngỡ ngàng với những gì mà Ally làm được.
Ưu điểm:
- Chơi game PC mọi lúc mọi nơi.
- Thiết kế đẹp.
- Màn hình đẹp.
- Bảo hành chính hãng 2 năm.
- Đa năng vì chạy Windows.
Nhược điểm:
- Pin chưa thoả mãn nhu cầu chơi game kéo dài.
- Windows chưa hoàn toàn tối ưu cho màn hình cảm ứng của ROG Ally (thực ra tablet Windows nào cũng vậy).
- 18 triệu hoàn toàn có thể mua được laptop Windows gaming cấu hình mạnh hơn.
Mổ bụng Asus ROG Ally: Dễ tháo lắp sửa chữa hơn Steam Deck, mọi thứ đều cố định bằng ốc vít
Ngay sau khi chiếc máy Asus ROG Ally được bán chính thức ra thị trường, iFixit đã trên tay và mổ bụng chiếc PC handheld mới nhất từ Asus. Tiêu đề của iFixit có đoạn “nhưng”, rất dễ khiến mọi người lầm tưởng có vấn đề gì đó liên quan tới thiết kế…
tinhte.vn
Thử pin ASUS ROG Ally: game nặng 50 phút, game nhẹ gần 1 tiếng 30 phút | Viết bởi MinhTriND
Mình chơi thử 2 tựa game, một khá nặng và một tựa game nhẹ để xem thời gian sử dụng pin thực tế của máy như thế nào. ROG Ally được trang bị pin dung lượng 40Wh, nghe thì có vẻ cũng lớn đối với một thiết bị cầm tay…
tinhte.vn