Samsung Odyssey G7 có 2 cỡ 27" và 32", phiên bản mình trên tay là 27", độ phân giải 2560 x 1440 px, tốc độ làm tươi 240 Hz và thời gian phản hồi chỉ 1 ms. Đây là những con số rất ấn tượng và lý tưởng đối với những ai muốn chơi game nghiêm túc.
Thiết kế của dòng Odyssey G7 và Odyssey nói chung của Samsung cùng một ngôn ngữ. Chiếc màn hình này vẫn có chân đế chữ Y quen thuộc của Samsung, chất liệu chế tạo bằng nhựa và hoàn thiện tốt. Tuy nhiên, sự khác biệt mà mình nhận ra giữa dòng Odyssey và các dòng màn hình gaming trước đó như GR lại rất rõ ràng ở cách hoàn thiện, sự linh hoạt, chưa tính đến chất lượng hiển thị.
Odyssey G7 là màn hình cong 1000R - một độ cong lớn, ít thấy trên màn hình chơi game vốn thường có độ cong ở 1800R. Nó có 2 phiên bản là 27" và 32", với phiên bản 32" thì cảm nhận về độ cong sẽ còn lớn hơn. Mình thì thích phiên bản 27" này hơn bởi kích cỡ cùng với độ phân giải 2560 x 1440 px cho mật độ điểm ảnh cao hơn và hình ảnh mịn hơn.
Thiết kế của dòng Odyssey G7 và Odyssey nói chung của Samsung cùng một ngôn ngữ. Chiếc màn hình này vẫn có chân đế chữ Y quen thuộc của Samsung, chất liệu chế tạo bằng nhựa và hoàn thiện tốt. Tuy nhiên, sự khác biệt mà mình nhận ra giữa dòng Odyssey và các dòng màn hình gaming trước đó như GR lại rất rõ ràng ở cách hoàn thiện, sự linh hoạt, chưa tính đến chất lượng hiển thị.

Odyssey G7 là màn hình cong 1000R - một độ cong lớn, ít thấy trên màn hình chơi game vốn thường có độ cong ở 1800R. Nó có 2 phiên bản là 27" và 32", với phiên bản 32" thì cảm nhận về độ cong sẽ còn lớn hơn. Mình thì thích phiên bản 27" này hơn bởi kích cỡ cùng với độ phân giải 2560 x 1440 px cho mật độ điểm ảnh cao hơn và hình ảnh mịn hơn.
Quảng cáo

Mặt trước của Odyssey G7 gọn gàng với viền màn hình khá mỏng, mình đo được khoảng 1 cm tại 3 viền, phần viền dưới dày hơn và ở 2 bên viền dưới có 2 hốc đèn rất hầm hố. Chiếc màn hình này cũng có những yếu tố đáp ứng sở thích của game thủ đó đèn RGB.

Điều mình thích là 2 chiếc đèn này phát ra ánh sáng không quá lớn và hắt xuống mặt bàn thay vì hướng về phía người dùng như một số mẫu màn hình gaming có đèn khác, chúng ta không bị phân tâm khi chơi game.

Kiểu thiết kế phần sau của màn hình rất cấu kỳ và viễn tưởng. Samsung tạo hình phần vỏ sau màn hình cong và dày, cùng các đường kẻ trông như tàu vũ trụ hay một cái kén ngoài hành tinh. Ở mặt sau này có rất nhiều thứ hay mà mình chia sẻ thêm dưới đây:

Đầu tiên là phần khớp màn hình nối với chân đế. Trước đây mình từng đánh giá một vài dòng màn hình gaming của Samsung nhưng phải đến chiếc Odyssey G7 này thì mình mới thật sự hài lòng về thiết kế chân đế. Phần khớp nối này là trục xoay đa hướng, anh em có thể xoay màn hình qua 2 bên trong khoảng từ -15 đến 15 độ và có thể ngửa lên/xuống trong khoảng từ -9 đến 13 độ. Mình đánh giá cao phần khớp này bởi với những chiếc màn hình cong của các hãng mình từng xài qua trước đây thì không hãng nào thiết kế phần màn hình xoay qua lại trên chân đế. Để sử dụng màn hình cong tốt nhất thì người dùng cần phải ngồi thẳng, trực diện với màn hình và ở chính giữa màn hình để có được cảm nhận hút mắt mà màn hình cong mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng có không gian ngồi sử dụng màn hình thoải mái theo đúng sách vở như vậy và việc cho phép cái màn hình xoay qua lại sẽ giúp anh em có thể ngồi ở các góc khác nhau mà vẫn có được trải nghiệm tốt.

Tiếp theo, phần khớp này có thể trượt lên xuống trên chân chống, như vậy chúng ta có thể điều chỉnh độ cao của màn hình tùy theo tư thế sử dụng. Mình thường kéo màn hình xuống thấp nên rất cần tính năng này. Khoảng độ cao mà anh em có thể điều chỉnh trên Odyssey G7 là 12 cm.

Quảng cáo
Một cái xịn nữa là dù rằng màn hình cong, Odyssey G7 vẫn có thể lật dọc. Thiết kế này thì mình thường thấy trên màn hình phẳng dùng làm văn phòng hơn là màn hình chơi game, càng ít thấy trên màn hình cong. Với việc có thể dựng đứng màn hình thì anh em có thể tận dụng chiều ngang của màn hình lúc này đã trở thành chiều dài để xem những nội dung kéo dài như trang web, bảng tính mà không cần phải cuộn chuột nhiều lần. Thực tế màn hình con thì không cho trải nghiệm tốt ở chiều dọc nhưng tính năng này vẫn là một điểm cộng. Ngoài ra việc đi cáp, quản lý dây nhợ cũng thuận tiện hơn khi lật dọc màn hình, anh em sẽ có thể dễ dàng truy xuất vào các cổng kết nối và có thế để luồng cáp.

Ngoài 2 đèn trước thì ở trung tâm mặt sau, nơi bắt màn hình với chân đế cũng có đèn và để ánh đèn này hắt ra đẹp thì Samsung thiết kế một cái ốp tròn, cắt làm 2 nửa ráp vào nhau. Ánh sáng đèn đi ra mờ mờ ảo ảo, khá là thích mắt nếu nhìn từ sau. Nhất là với đèn màu đỏ thì nó trông như họng xả của động cơ trên máy bay chiến đấu.

Hệ thống đèn RGB trên màn hình có thể tùy chỉnh theo các hiệu ứng và nhiều màu sắc, tiếc là Samsung Odyssey G7 không hỗ trợ đồng bộ đèn với các hệ sinh thái hiện có.

Các cổng kết nối được đặt bên dưới màn hình gồm 3 cổng trình xuất với 2 x DisplayPort và 1 x HDMI. 2 cổng USB-A (USB 3.0) kết nối dữ liệu với máy tính, thêm một jack 3,5 mm. Như vậy với các cổng này thì anh em có thể kết nối đủ chuột, bàn phím và tai nghe vào màn hình, không cần phải đi dây ra sau máy. Nếu anh em nhìn kỹ thì sẽ thấy chỗ khớp treo màn hình và chân đế có một cái khoen nhựa. Đây là phụ kiện để móc dây cáp lên từ đó khiến mớ cáp có thể đi nép sát với chân đế, ngồi trước màn hình sẽ không thấy cáp.

Quảng cáo
Khi đi dây nó sẽ như thế này, móc dây lên khoen nhựa rồi cho chạy vào bên trong chân đế, xong anh em chỉ cần gắn ốp bọc chân đế lại là không còn thấy dây nữa.

Sẽ có thêm một chiếc ốp nhựa để che lại toàn bộ cáp sau khi anh em đi dây xong, anh em lưu ý là những cái ngàm nhỏ trên miếng ốp khá mỏng manh, khi đóng lại cần cẩn thận kẻo gãy.

Đây là một cái khung để bắt với ngàm VESA treo tường. Trong tình huống không gian chật chội, anh em muốn tận dụng không gian trên mặt bàn hoặc bố trí theo thẩm mỹ trong phòng thì việc treo màn hình lên là giải pháp rất hay. Ốp đèn RGB mặt sau sẽ không lắp thêm vào được nhưng ánh đèn vẫn hắt lên tường rất sáng.

Chân đế cũng có mấu treo tai nghe, nói chung đủ món ăn chơi và gần như là trang bị bắt buộc trên một chiếc màn hình chơi game tầm giá này.
Ngoại hình và tính năng thì Odyssey G7 đối với mình quá đầy đủ còn về chất lượng hiển thị thì đây là những con số được Samsung công bố:
- Kích thước: 27", cong 1000R;
- Loại tấm nền: VA (Vertical Alignment);
- Độ phân giải: 2560 x 1440 px, tỉ lệ 16:9;
- Độ sáng tối đa 600 nit (HDR600), thông thường 350 nit;
- Độ tương phản tĩnh 2500:1, hỗ trợ Dynamic Contrast;
- Tần số quét 240 Hz, thời gian đáp ứng 1 ms (GtG), hỗ trợ AMD FreeSync + Nvidia G-Sync;
- Số bit màu: 10-bit, hỗ trợ 1,07 tỉ màu;

Màn hình tốc độ quét 240 Hz đang dần trở nên phổ biến hơn và sự xuất hiện của dòng GeForce RTX 30 series cũng như Radeon RX 6000 series thì việc chơi game ở độ phân giải 2K với tỉ lệ khung hình cao không còn quá khó khăn. Tuy nhiên, điểm khiến mình thấy đặc biệt trên Odyssey G7 là thời gian đáp ứng 1 ms - rất thấp đối với tấm nền VA. Tấm nền VA là giải pháp dành cho màn hình cong, tốc độ quét cao nhưng luôn có nhược điểm là tốc độ phản hồi hay tốc độ chuyển trạng thái của điểm ảnh không nhanh như IPS hay TN, thường ở mức 3 hay 5 ms và vì vậy tình trạng ghosting là điều thường thấy trên VA. Tuy nhiên, Samsung đã cải tiến và đưa thời gian này xuống còn 1 ms tức tương đương với IPS hay TN, như vậy tấm nền VA của Odyssey G7 có thể mang lại trải nghiệm tương đương với IPS về cả 2 khía cạnh tốc độ quét và thời gian đáp ứng.

Thêm vào đó, Odyssey G7 còn hỗ trợ HDR600 và mình nghĩ nếu anh em đang có ý định sắm màn hình chơi game ở phân khúc giá trên 10 triệu thì nên cân nhắc chọn màn hình có tính năng này. HDR mang lại trải nghiệm rất khác biệt, đặc biệt là cảm nhận về ánh sáng và chiều sâu của không gian khi anh em xem phim hay chơi game có hỗ trợ HDR. Trong OSD của Odyssey G7 thì anh em cũng có thể chỉnh được local dimming và dynamic contrast thủ công, đây là 2 tính năng chính tạo nên HDR.



Về màu sắc, với việc hỗ trợ 10-bit màu và trải nghiệm bằng mắt thường mình đã thấy màu sắc của Odyssey G7 rất tươi. Kèm theo đó là độ tương phản cao, một ưu điểm của tấm nền VA nên 2 thứ này sẽ đáp ứng tốt nhu cầu giải trí với phim và game. Mình có đo nhanh bằng Spyder4Elite và nhận thấy độ bao phủ các dải màu của màn hình rất cao với 87% Adobe RGB, 85% NTSC và 100% sRGB.
Ở preset mặc định, độ sáng tối đa mà mình đo được là 248 nit, vẫn thấp hơn so với độ sáng 350 nit thông thường sau khi đắt tắt local dimming. Khi đo ở chế độ High Bright thì độ sáng ở tầm 550 nit. Nếu để local dimming thì độ sáng sẽ tự động thay đổi theo nội dung đang được hiển thị trên màn hình và từ đó độ tương phản cũng thay đổi theo. Black level của màn hình ở các mức sáng đều dưới 0.4, trung bình 0.25 và con số này càng gần 0 càng tốt bởi nó thể hiện khả năng tái tạo màu đen. Trong số các công nghệ màn hình hiện tại thì OLED vẫn là công nghệ cho màu đen tốt nhất nhờ dùng bóng phát quang độc lập thay vì đèn nền như VA, IPS hay TN.

Samsung đã cân chỉnh sẵn màu sắc trên từng chiếc màn hình Odyssey G7 xuất xưởng. Trong menu OSD mình phát hiện nó cho chỉnh nhiều thứ từ nhiệt độ màu theo các preset như Warm, Cold, Normal và gamma với 3 chế độ. Đo ra thì mình thấy ở preset Normal, nhiệt độ màu đã tương đương với D65 với khoảng từ 6400 - 6600K. Như vậy anh em nếu muốn làm đồ họa liên quan tới in ấn thì có thể dùng chế độ Normal này mà không cần cân chỉnh thêm. Riêng về gamma thì mình thấy mode 3 là gần với gamma 2.1, 2 mode còn lại gần với gamma 2.0.

Ngoài ra Delta-E của màn hình cũng rất tốt khi các màu chính đều có độ lệch thấp, không có màu nào có độ lệch trên 4.0, Delta-E trung bình ở 1.30 và như vậy có thể khẳng định là Samsung đã cân màu sẵn cho màn hình. Mình nghĩ VA thì không thật sự lý tưởng cho những ai làm đồ họa chuyên nghiệp nhưng với người dùng không chuyên thì nó hoàn toàn đáp ứng được như trên chiếc Odyssey G7.

Còn về các tính năng trong game thì Samsung cho sẵn nhiều preset ứng với từng loại game khác nhau như FPS, RTS, AOS (MOBA) và các chế độ dành cho phim như Cinema và Dynamic Contrast, mặc định sẽ là Custom. Tuy nhiên theo mình thì anh em cứ để custom để có màu sắc hình ảnh đẹp nhất và tự chỉnh tay các thông số sẽ tối ưu hơn.

Với Response Time thì mình nhận thấy mức Faster của màn hình phù hợp nhất bởi:

Đây là ghosting ở mức Response Time Normal, anh em sẽ ít nhiều cảm nhận được phần bóng của vật thể di chuyển nhanh, chẳng hạn như cái UFO ở trên.

Khi mình bật Faster thì đuôi không còn, vật thể bị overshoot nhẹ ở phía trước nhưng không đáng kể. Nếu bật Fastest thì mình thấy phần bóng chạy trước đậm rõ hơn và nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chơi game của anh em bởi anh em nếu nhạy về chuyển động trong game FPS có thể shot quá sớm.
Còn lợi thế của tần số quét cao là gì thì mình có thể mô tả trong 2 tầm hình:

Đây là một cảnh game Dota2, nửa phía trên là game được chơi ở 60 fps, ở dưới là 240 fps tức mô phỏng màn hình 60 Hz và 240 Hz. Anh em có thể thấy vị tướng màu tím và thanh máu chỗ mũi tên mình chỉ, nó bị nhòe ra bởi tốc độ làm tươi thấp khiến chuyển động của chủ thể không mượt.

Còn đây là nửa trên 120 fps và nửa dưới 240 fps, vẫn là 2 vị trí mũi tên, vị tướng màu tím đã "chạy" kịp khung hình, thanh máu của con quái kia cũng không bị nhòe làm 2 như ở 60 fps nhưgn so với 240 fps thì vẫn chưa thể mượt bằng. Tuy nhiên, có thể thấy hình ảnh ở khung bên dưới dù mượt hơn nhưng vẫn có một sự nhòe nhất định và lúc này thì anh em nên bật FreeSync hay G-Sync lên.

FreeSync mặc định sẽ tắt trên Odyssey G7, anh em bật lên thì với card đồ họa của AMD, tính năng này cũng được bật cùng với driver. Riêng với Nvidia thì anh em cần phải mở thêm trong Nvidia Control Panel mà mình có nói trong bài này. Công nghệ G-Sync trên Odyssey G7 cũng như FreeSync dựa trên VRR (Variable Refresh Rate) nên nó không cần đến phần cứng xử lý riêng như G-Sync Ultimate, từ đó khiến giá thành của chiếc màn hình rẻ hơn. Khi bật lên thì tỉ lệ fps mà card đồ họa xuất được sẽ được đồng bộ với tốc độ làm tươi của màn hình từ đó khử được tình trạng nhòe cũng như giật hình khi chơi game, game cũng không bị chậm lag đi như kiểu V-Sync khi màn hình phải đợi card đồ họa xuất đủ khung hình.

Một tính năng khá hay nữa trên Odyssey G7 là PIP/PBP, anh em có thể dùng 1 màn hình với nhiều nguồn chẳng hạn như với 1 chiếc desktop và 1 chiếc laptop. Chiếc màn hình này có 3 cổng trình xuất, thông qua PIP thì anh em có thể chia không gian màn hình để 2 máy hiển thị cùng lúc.
Nhìn chung với những gì mà Odyssey G7 mang lại và trải nghiệm của mình trong 2 ngày nay thì mình rất ưng ý về cái màn hình này. Màn hình cong 1000R với thiết kế linh hoạt, đẹp mắt. Tấm nền chất lượng, những tính năng cho game đầy đủ, hỗ trợ HDR600 lẫn FreeSync/G-Sync và đặc biệt là màu sắc được cân chỉnh sẵn khiến mình nghĩ đến việc sẽ mua nó vào dịp cuối năm nay. Mức giá của nó tầm 16 triệu tùy cửa hàng, có thể cao hơn hoặc rẻ hơn và mình nghĩ sắp tới Samsung cũng có thể khuyến mãi nên đây là cơ hội để anh em sắm màn hình mới chơi qua mùa Tết.