Sau khi mượn được 2 chiếc Dell Precision 5550 và 5750 thì mình cũng đã tranh thủ benchmark, trải nghiệm gấp rút để mang lại cho anh em cái nhìn chi tiết hơn chút về hiệu năng của 2 chiếc máy này.
Tuy nhiên nếu chỉ nhìn qua vẻ ngoài thì khó mà đoán biết được hiệu năng của nó ra sao. Nhiều anh em hỏi mình rằng là dòng Precision mới này có bị Throttle không? Một tình trạng thường gặp của những chiếc laptop mỏng nhẹ khi mà hệ thống tản nhiệt hạn chế khiến phần cứng như CPU không thể phát huy tối đa hiệu năng mà phải cắt điện, cắt xung để hoạt động mát mẻ hơn, bảo vệ chính CPU và kéo dài tuổi thọ của máy. Qua trải nghiệm nhanh của mình thì mình có thể khẳng định con Precision 5550 vẫn throttle khá nặng nhưng con 5750 lại đỡ hơn.
- Trên tay Dell Precision 5550: Workstation mà sexy hơn máy văn phòng
- Trên tay Dell Precision 5750: máy trạm di động mỏng nhẹ 17", hoàn thiện rất tốt
Precision 5550 nhìn từ bên cạnh phải có 1 cổng USB-C.
Tuy nhiên nếu chỉ nhìn qua vẻ ngoài thì khó mà đoán biết được hiệu năng của nó ra sao. Nhiều anh em hỏi mình rằng là dòng Precision mới này có bị Throttle không? Một tình trạng thường gặp của những chiếc laptop mỏng nhẹ khi mà hệ thống tản nhiệt hạn chế khiến phần cứng như CPU không thể phát huy tối đa hiệu năng mà phải cắt điện, cắt xung để hoạt động mát mẻ hơn, bảo vệ chính CPU và kéo dài tuổi thọ của máy. Qua trải nghiệm nhanh của mình thì mình có thể khẳng định con Precision 5550 vẫn throttle khá nặng nhưng con 5750 lại đỡ hơn.
Precision 5750 tại cạnh phải có 2 cổng USB-C.
Cấu hình của 2 chiếc máy mình mượn được khá tương đồng, đều dùng chung 1 con CPU, đều có cùng dung lượng RAM lẫn SSD, chỉ khác về GPU Quadro T1000 và Quadro RTX 3000 Max-Q. GPU Nvidia Quadro cũng là một thứ rất đắt tiền trên những chiếc máy trạm di động, chúng đắt hơn cả con CPU và hiệu năng mà nó mang lại cũng rất khác biệt nên khi mua dòng máy trạm di động về làm CAD/CAM thì anh em sẽ cần để ý đến phiên bản Quadro nhiều hơn. Nhìn qua một chút về cấu hình của 2 chiếc Dell Precision:
Nội thất của Precision 5550 rất gọn gàng, 2 dải loa 2 bên hẹp hơn so với Precision 5750, bàn rê và bàn phím kích thước không đổi.
CPU Core i7-10750H là một con vi xử lý rất phổ biến trên những chiếc laptop gaming hay laptop hiệu năng cao trong năm nay. Core i7-10750H (Comet Lake-H) thay thế trực tiếp cho Core i7-9750H (Coffe Lake-H Refresh) năm ngoái với sự thay đổi chủ yếu đến từ xung nhịp. Đây là vi xử lý 6 nhân 12 luồng, vẫn dùng tiến trình 14nm của Intel và cho xung nhịp từ 2,6 GHz cơ bản đến 5 GHz nhưng qua công nghệ Thermal Velocity Boost (TVB). Điều này có nghĩa hệ thống tản nhiệt cho CPU phải đủ tốt để tạo điều kiện vận hành lý tưởng cho nó thì nó mới có thể đạt được mức xung tối đa này. Trong khi đó mức xung Turbo Boost Max 3.0 của Core i7-10750H là 4,8 GHz đơn nhân và 6 nhân ở 4,2 GHz. Trong khi đó Core i7-9750H đời trước có mức xung tối đa 4,5 GHz đơn nhân. Cả 2 con CPU này đều có cùng TDP 45 W.
Trong tất cả các tình huống sử dụng trên cả 2 chiếc máy Precision 5550 và 5750 thì mình chưa từng thấy con Core i7-10750H leo lên mức xung 5 GHz, nó chỉ có thể đạt mức xung 4,8 GHz Turbo Boost Max 3.0 bởi không dễ để hệ thống tản nhiệt "mỏng manh" trên Precision 5550/5750 giữ cho con CPU ở mức nhiệt độ dưới 70 độ C khi tải từ đó kích hoạt được xung TVB.
Precision 5750 có không gian thoáng hơn.
Dù đều dùng kiến trúc Turing nhưng T1000 là tầm trung trong khi RTX 3000 thì cao cấp nó cũng hỗ trợ nhiều tính năng hơn như xử lý Ray Tracing bằng phần cứng nhờ nhân RT và khử răng cưa DLSS nhờ nhân Tensor.
Phần còn lại của chiếc máy như nhau như 32 GB DDR4-2933 MHz và cùng một loại SSD M.2 PCIe NVMe 512 GB. Vậy nên đây là điều kiện lý tưởng để so hiệu năng giữa 2 chiếc máy này. Qua đây thì anh em sẽ thấy được con Core i7-10750H trên chiếc máy nào thể hiện sức mạnh tốt hơn và Quadro RTX 3000 cao cấp sẽ mạnh hơn Quadro T1000 bình dân ra sao. Dell có cài sẵn phần mềm quản lý điện năng/hiệu năng và mình cho cả 2 chiếc máy này chạy ở chế độ Ultra Performance - cho phép con CPU hoạt động ở xung thiết kế cũng như quạt tản nhiệt max vòng quay.
Quảng cáo
Cùng là Core i7-10750H nhưng hiệu năng mỗi máy mỗi khác:
Đầu tiên mình cho chạy thử với Cinebench R15 và R20. Điều dễ dàng nhận thấy là với cùng Core i7-10750H thì trên Precision 5550, nó sớm chạm ngưỡng nhiệt độ 100 độ C và lúc này nó buộc phải cắt xung toàn nhân xuống, giảm điện để giảm nhiệt. Chiếc Precision 5750 cũng không khá hơn là mấy, cũng lên 100 độ C nhưng lại giữ được xung toàn nhân cao hơn từ đó khiến Core i7-10750H đạt hiệu năng cao hơn từ 5 - 7% so với Precision 5550 với 2 bài test Cinebench R15 và R20 đa nhân. Trong khi đó mức xung đơn nhân của 2 Core i7-10750H trên cả 2 chiếc máy này đều tương đương nhau, ở tầm 4,7 - 4,8 GHz đơn nhân.
Cinebench để benchmark cho biết hành vi của con CPU là chính còn mình nghĩ anh em làm đồ họa sẽ thường dùng các phần mềm như Corona, Blender hay V-RAY hơn. Với các bài test này thì điều tương tự cũng xảy ra, xung toàn nhân của Core i7-10750H trên Precision 5750 giữ ở mức 4,2 GHz khi chạy Corona Render trong giai đoạn đầu của bài test sau đó cắt xuống còn 4 GHz để đưa nhiệt độ CPU xuống dưới 100 độ C và mức xung đa nhân thấp nhất mình ghi nhận là 3,7 GHz. Con Core i7-10750H trên Precision 5550 cũng có hành vi tương tự nhưng mức xung đa nhân cắt rất sâu xuống còn 3 - 3,1 GHz. Thành ra thời gian hoàn tất các bài test của Precision 5550 lâu hơn đáng kể so với Precision 5750.
Precision 5550 khi chạy bài test Blender Classroom, xung phải cắt xuống còn 3 GHz để đưa CPU package xuống mức nhiệt 84 độ C.
Tương tự với V-RAY, Core i7-10750H trên Precision 5550 cho hiệu năng thấp hơn 5% so với Precision 5750. Riêng phần GPU thì con T1000 trên Precision 5550 cho hiệu năng xử lý thấp hơn gần 25% so với RTX 3000.
Quảng cáo
Còn đây là Precision 5750 khi chạy bài test Blender Classroom, xung toàn nhân được giữ ở gần 3,8 GHz, nhiệt được kiểm soát tốt hơn.
Như vậy tới khi thực hiện xong các bài test này thì mình kết luận hiện tượng throttle xảy ra trên cả 2 chiếc máy này với cùng một chế độ hiệu năng. Tuy nhiên, Precision 5750 cho hiệu năng tốt hơn đáng kể trên cùng CPU. Luôn có ít nhất là 1 nhân xấp xỉ ngưỡng 100 độ C nhưng các nhân còn lại ở mức chấp nhận được, 85 - 90 độ C trong khi trên Precision 5550, các nhân thường bị kéo lên mức nhiệt trên 90 độ C liên tục. Điều này cũng giải thích cho việc Core i7-10750H trên Precision 5750 giữ được xung cao hơn, nhân nào quá nóng tự cắt xung xuống nhưng các nhân mát hơn vẫn giữ được xung cao, trái với Core i7-10750H trên Precision 5550, nó nóng đều các nhân và khi cắt xung thì cắt đều luôn.
Khác biệt chính nằm ở hệ thống tản nhiệt mà Dell trang bị cho 2 chiếc máy này. Phiên bản Precision 5550 vẫn dùng tản nhiệt ống đồng thông thường với 2 quạt. 2 ống đồng đi cắt giữa CPU và GPU, nó sẽ không tản nhiệt tập trung cho 1 linh kiện riêng lẻ. Anh em có thể xem cụ thể hơn về ruột máy Precision 5550 tại trang service manual của Dell.
Còn đây là hệ thống tản nhiệt buồng hơi (vapor chamber) của Precsion 5750 - một hệ thống tản nhiệt rất giống với những chiếc Razer Blade. Giải pháp tản nhiệt buồng hơi trên Precison 5750 được áp dụng cho CPU và nó cho thấy hiệu quả tản nhiệt tốt hơn đáng kể so với giải pháp ống đồng thông thường. Anh em vào đây để xem thêm về ruột con 5750 này.
Cũng qua đây thì mình thấy bộ đôi Precision mới của Dell không lý tưởng để render. Chạy thì chạy được không crash gì nhưng CPU cứ 100 độ C như vậy về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ bán dẫn, nó có thể giảm hiệu năng vĩnh viễn tức không bao giờ đạt được mức xung cao theo thiết kế nữa hoặc tệ hơn là hỏng.
Quadro T1000 vs Quadro RTX 3000 Max-Q:
Chuyển sang hiệu năng của Quadro T1000 và Quadro RTX 3000 Max-Q qua công cụ benchmark Specviewperf 13. Đây có thể xem là "game" của Quadro bởi bộ công cụ Specviewperf 13 bao gồm một loạt các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp mà anh em hay xài như 3dsmax, Maya, Solidworks, Creo … và các bài test nhằm tìm kiếm tỉ lệ khung hình trung bình khi chạy các project đồ họa trong viewport. Specviewperf 13 là công cụ đánh giá hiệu năng hệ thống công nghiệp nên nó cũng là thước đo để chuẩn hóa hiệu năng của những chiếc máy tính workstation.
Sự chênh lệch về hiệu năng của Quadro RTX 3000 Max-Q với Quadro T1000 rất lớn, đa phần là từ 33% đến 40%. Những con số về fps cao đồng nghĩa với việc anh em sẽ có thể xoay chuyển, thao tác với project với độ mượt cao hơn, cũng giống như khi anh em chơi game ở fps cao so với fps thấp vậy. Nhìn chung thì mức trên 60 fps mình nghĩ là đủ tốt rồi.
Trong quá trình chạy Specviewperf 13 thì mình cũng theo dõi nhiệt độ của 2 chiếc máy. Precision 5750 cho nhiệt độ CPU và GPU tốt nhất khi GPU Quadro RTX 3000 Max-Q không quá 65 độ C trong khi CPU ở dưới 90 độ C. Trong khi đó Precision 5550 khi chạy Specviewperf 13 thì GPU Quadro T1000 cũng chỉ ở 67 độ C trong khi CPU ở tầm 93 độ C.
Tới lúc này thì mình có thể chốt lại rằng Precision 5550 và 5750 sẽ rất lý tưởng nếu anh em dùng nó để vẽ với các phần mềm chuyên nghiệp. Quadro T1000 hay RTX 3000 Max-Q đã đủ mạnh để mang lại trải nghiệm mượt mà với những 3dsmax hay SolidWorks, chỉ khi render project thì anh em nên đưa sang máy bàn chạy, cách dùng này sẽ giúp chiếc Precision bền bỉ linh kiện hơn qua thời gian dù có hơi bất tiện chút.
*Có những thứ mà mình chưa test kịp:
Precision 5550 phiên bản màn hình FHD+ có tấm nền IPS mã là LQ156N1 của Sharp, độ sáng của nó rất cao, phải trên 500 nit và mình thường xuyên phải dùng ở 50% độ sáng, để 75% là nhức mắt luôn. Mình có tham khảo qua các trang thì tấm nền này cũng dùng trên XPS 15 9500 đời mới, độ bao phủ 72% Adobe RGB và 100% sRGB, tương phản ở 1200:1.
Precision 5750 phiên bản FHD+ dùng tấm nền LQ170N1 của Sharp, độ sáng mình nhận thấy thấp hơn so với Precision 5550, tương phản cao nhưng cũng chưa đo được con số cụ thể. Tấm nền này cũng được dùng trên XPS 17 9700. Việc tinh chỉnh màu sắc trên Precision 5550 hay 5750 có thể được thực hiện qua phần mềm Dell PremierColor, chỉnh được rất nhiều thứ từ nhiệt độ màu đến gamma, contrast, black level và có nhiều preset sẵn theo các chuẩn công nghiệp như Rec. 601, 709.
Pin của Precision 5550 có dung lượng 86 Wh và khi cho chạy bài test PCMark 8 Home mô phỏng tác vụ văn phòng thông thường, độ sáng màn hình 50% thì thời lượng đo được là 4 tiếng 15 phút đến khi báo sạc lại.
Còn đây là thời lượng sử dụng của Precision 5750 với cùng bài test, cùng điều kiện. Cục pin 97 Wh cho thời lượng sử dụng liên tục gần 6 tiếng rất tốt cho một chiếc máy cấu hình cao.
*Một cái gì đó lạ lạ khi thử kiểm tra nhiệt độ bề mặt của Precision 5750:
Trong quá trình trải nghiệm con Precision 5750, mình dùng súng FLIR dò điểm nóng nhất trên vỏ thì nhiệt độ ở điểm giữa, ngay trên heatsink phà thẳng vào màn hình ở 50 độ C. Riêng vùng bàn phím và chiếu nghỉ tay đều rất mát mẻ, nhiệt được cách ly tốt. Tuy nhiên, có 1 điều lạ kỳ là ở viền bên phải và dưới của bàn rê lại có một luồng gió mát chạy lên, nó như bị rò khí từ airflow bên trong không kín vậy, phải chăng đây là tính năng làm mát tay 🤣