TTBC2024

TTBC2024


Trải nghiệm tham quan online Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Rubi Lee
11/11/2024 6:13Phản hồi: 68
Trải nghiệm tham quan online Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Gần đây, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong những địa điểm rất nổi tiếng, nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Mình cũng không ngoại lệ, cũng muốn được ghé thăm, nhưng vì bảo tàng này nằm ở Hà Nội nên mình vẫn chưa có cơ hội đi thử. Tuy nhiên, khi vô tình biết đến một ứng dụng có thể giúp mình tham quan bảo tàng 360 độ là mình đã tải về thử ngay. Nếu anh em nào cũng đang muốn tìm hiểu về bảo tàng này nhưng chưa đi được, thì thì du lịch online kiểu này là một lựa chọn thú vị để "khám phá" mà không lo tình trạng đông người nha.

[​IMG]

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nằm tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Đây là công trình được Bộ Quốc phòng đầu tư và xây mới từ năm 2019 trên diện tích hơn 386.600 m2. Bảo tàng chính thức mở cửa từ 1/11/2024, giờ mở cửa từ 8 giờ - 11 giờ 30 phút; 13 giờ - 16 giờ 30 phút.

bao-tang-3.jpg

Hiện nay bảo tàng đang miễn phí vé tham quan cho du khách đến hết tháng 12 năm 2024. Theo thống kê mình có đọc được, bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón khoảng 25.000 - 30.000 du khách mỗi ngày, con số lên 40.000 người vào cuối tuần. Khung cảnh ở nơi đây luôn kẹt cứng dòng người, ngay cả trên con đường Đại lộ Thăng Long hướng từ trung tâm về bảo tàng cũng ứ đọng, ùn tắc.


bao-tang-quan-su-viet-nam.webp

Ngay trước cổng bảo tàng là đài tháp Chiến thắng cao 45m, tượng trưng cho cột mốc lịch sử năm 1945, Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân củ Cộng Hoà ở quảng trường Ba Đình. Phần trên cùng của ngọn tháp cũng được thiết kế vát 60 độ, tạo hình ngôi sao 5 cánh.

bao-tang-15.jpg

Khu vực sân trái, sân phải trưng bày các hiện vật ngoài trời, chủ yếu là những vũ khí, máy bay, xe tăng, đại bác,… mà quân đội đã dùng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Trong số này bao gồm: pháo 85mm, pháo cao xạ 57mm, xe tăng PT67 số hiệu 555, máy bay MiG 17 số hiệu 2047, máy bay SU22,…

bao-tang-1.jpg

Bước vào trong sảnh chính của bảo tàng, mình sẽ chọn từng khu vực tham quan, tìm hiểu các cuộc kháng chiến theo giai đoạn lịch sử. Phòng trưng bày trong nhà được chia thành 3 khu vực chính là S2, S3, S4 bao gồm: Quân sự Việt Nam thời Hùng Vương, An Dương Vương trước năm 1930; lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam từ 1930-1975; Cách mạng Tháng Tám 1975; Chiến dịch Điện Biên Phủ - chiến dịch Hồ Chí Mình (1953-1954); Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1975 đến nay.

Khu vực đầu tiên mà mình lựa chọn để tham quan là “Đại Nam Nhất thống toàn đồ”. Theo như mình tìm hiểu, “Đại Nam Nhất thống toàn đồ” là bản đồ nước ta vào thời Nguyễn, được vẽ khoảng năm 1838. Đây là một tài liệu lịch sử vô cùng quan trọng để chứng minh cho chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Trong khu này, sẽ có nhiều khu được chia theo các trận chiến: Khởi nghĩa Tây Sơn, trận Rạch Gầm - Xoài Mút.

Quảng cáo



bao-tang-5.jpg

Các bạn tìm những hiện vật có kí hiệu chữ “i” phía trên, bấm vào thì sẽ có thông tin chi tiết về món đó. Tuy nhiên, theo mình đánh giá thì thông tin về các món cổ vật chưa nhiều, một phòng chỉ có 1 vài vật phẩm là có thông tin mà thôi.

bao-tang-4.jpg
Một số món thì thông tin cũng không chi tiết lắm, có lẽ họ sẽ tiếp tục cập nhật thêm.

bao-tang-14.jpg

Đây là những tấm thẻ tre, được dùng để ghi tên tuổi, quê quán của các thuỷ binh Hoàng Sa, Bắc Hải. Họ sẽ mang những tấm thẻ này bên mình khi ra khơi tuần tra vùng biển Hoàng Sa để có thể xác định thân phận trong trường hợp bất trắc.

Quảng cáo


bao-tang-11.jpg
Trong nền tảng, cũng có mục thư viện, những hình ảnh trong mục này sẽ được chụp chi tiết và có chất lượng cao hơn.

bao-tang-7.jpg
Một khung cảnh tái hiện lại cuộc chiến đấu của quân và người dân Hà Nội trong khu vực kháng chiến chống Pháp.

bao-tang-8.jpg
Khu kháng chiến chống Mỹ nổi bật với bức tượng “Nắm đất miền Nam”, đây là một tác phẩm đặc biệt được trưng bày ở nhiều bảo tàng như Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Mình ở Bến Nhà Rồng,…

“Nắm đất miền Nam” do nhà điêu khắc Phạm Xuân Thi tạo ra vào năm 1956, phản ánh ý chí quyết tâm thống nhất đất nước, khát vọng độc lập, tự do của nhân dân. Tác phẩm này dựa trên một câu chuyện có thật ở Cà Mau. Khi người mẹ tiễn con trai ra Bắc tập kết đã gửi cho cậu con một nắm đất miền Nam để nhắn gửi thông điệp miền Nam không quên miền Bắc.

bao-tang-13.jpg
Bản đồ phân chia các thế lực lúc bấy giờ

bao-tang-10.jpg
Xác máy bay B52

bao-tang-12.JPG
Xe tăng T-54B

bao-tang-16.jpeg
Máy bay MiG-21 số hiệu 5121 do Liên Xô chế tạo và viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ. Phạm Tuân điều khiển từng bắn hạ máy bay B52 vào đêm 27/12/1972 góp phần tạo nên chiến thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ trên không của nước ta. Ngoài kì tích bắn rơi B-52, chiếc MiG-21 số hiệu 5121 còn từng hạ được 4 chiếc máy bay của Mỹ.

bao-tang-17.jpeg

Theo như mình tìm hiểu, YooLife đã đến bảo tàng ghi hình trước ngày mở cửa chính thức, thiết bị được dùng là máy ảnh Insta360. Từ 300 tấm ảnh chụp ở các vị trí khác nhau, nhóm đã chọn 50 vị trí tiêu biểu nhất để đưa lên nền tảng. Thật ra thì trải nghiệm tham quan online 360 độ không mới. Nhiều địa điểm trên thế giới, đặc biệt là ở những khu vực khó tiếp cận cũng lựa chọn cách này. Ví dụ: hầm tận thế hạt giống Svalbard Global Seed Vault ở đảo Spitsbergen, Na Uy. Anh em nếu hứng thú có thể đọc thêm: Tham quan bên trong hầm tận thế cho hạt giống có gì?

Nhìn chung thì trang web này cũng phần nào giúp du khách mường tượng, có cái nhìn bao quát hơn về bảo tàng. Nhưng để tham quan và tìm hiểu chi tiết thông tin thì trang web vẫn chưa thể đáp ứng được. Nhưng dù sao, trước khi có dịp đến trực tiếp thì tham quan online như này vẫn là một lựa chọn rất hợp lý. Đây là đường link để tham quan.

Một số hình ảnh về bảo tàng:

68 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Một cảnh quay đẹp
Nơi nhiều drama nhất trong mấy ngày qua 😆
chất lượng hình ảnh mang tầm thô bỉ cao do xây dựng trang phong cách mì ăn liền, chụp bằng đồ chơi x-(
@nnkjsc ý bạn công nghệ phải tầm vũ trụ ấy ah, cái bảo tàng mà đòi phải như xây dựng căn cữ vũ trụ ấy mới chịu
@nnkjsc Công nghệ 360 bảo tàng ảo xách dép Microsoft. Còn thua mấy công ty BĐS tao làm ngày xưa 6 năm trước dùng phần mềm Engine Unreal simulation mấy dự án BĐS đi tham quan như chơi game đi cảnh. Ở đó mà click click đời tám hoánh., Giờ người ta dùng kính VR nằm ở nhà đi cảnh rồi, Éo có ngồi màn hình mà click chuột xem hình 360 cổ lỗ sỉ 10 năm trước nữa đâu thanh niên.
Toàn tuyển COCC hồng hài nhi biết chút Code như chú mày mua mấy cái source Template Wordpress 200 đô trên mạng có sẵn rồi nhét hình vào tao lọa gì thổi lên cả tỷ bạc ăn tiền ngân sách. Có cần tao đưa luôn cái địa chỉ link mã nguồn Website 360 độ cho chú mày im luôn không ?
@minhprodesign anh có đọc không mà viết dài vậy?
@huyhoangjo đang nói cái trang "trải nghiệm tham quan online ..."
tác giả sửa lại 1 vài mốc lịch sử bị sai kìa
Có khu vực trưng bày hiện vật về chiến tranh biên giới chống Trung Quốc 1979 ko nhỉ
@Hiep_Khach_VN Tưởng bạn cái gì cũng biết thì hỏi luôn cho lẹ.
@Hiep_Khach_VN Thôi mình ko đến cái bảo tàng toàn tụi vô văn hoá ngoài này tập trung đâu bạn.
IMG-1524.jpeg
@Hiep_Khach_VN 2 ông háng nô đá qua đá lại
@airwalker Công nhận ý thức người dân đấy kém thật. Chả mấy nữa là hỏng hết cả hiện vật lịch sử
Nhớ quả tắt máy núp mây úp bô B52 làm vệnh vàng khóc thét 😆
@không_bị_sốt Đó là kỹ thuật chiến đấu bổ nhào của tiêm kích dùng súng máy chống máy bay địch.
Máy bay tiêm kích bay lên cao tối đa, lướt bổ nhào (tắt cánh quạt vì vận tốc bổ nhào lớn hơn vận tốc lực đẩy cánh quạt, khi vận tốc bổ nhào yếu thì động cơ mở lại), thực hiện tấn công máy bay địch. Đó là kỹ thuật tác chiến quân sự chung chứ không riêng Việt Nam.
@Hiep_Khach_VN Bạn giải thích làm gì cho mất thời gian.
@Hiep_Khach_VN MIG17 xài động cơ turbojet nha ba mà đòi tắt máy núp mây, nghe hài quá
Để xem cái bảo tàng này đông khách, sạch đẹp được bao lâu. Nhiều cái ban đầu làm rần rần lên, sau đó như chỗ chăn bò.
@8Keo Cái chỗ chăn bò đấy trị giá 53 triệu đô thì phải. Ghê gớm thật. Sang chảnh thật
@Communism Mình cứ thấy cấn cấn. WW2 thằng Nhật mạnh như thế. Vũ khí, khí tài mạnh như thế. Mẽo nó up cho 2 quả. Hẹo. Thế mà đánh nhau với việt minh lại thua.
@8Keo hà lội ko vội đc đâu
@Tank_Tiger Nhật có đánh nhau trực tiếp với Việt Minh?
Cho hỏi lính thời Nguyễn có thẻ tre, lính VNCH thì có thẻ bài, còn hiện tại bộ đội cuho dùng cái gì để xác định danh tánh nếu tử trận nhỉ?
IMG-0697.jpeg
@Communism dùng VNeID =)))))
Nhận xét:
- Ảnh 360 chất lượng khá thấp, mờ, rất nhiều điểm ko xử lý phần đen dưới chân và trên đầu, chỉ xử lý 1 vài điểm ở bên ngoài
- Thông tin hình ảnh, hiện vật còn sơ sài, nhiều lỗi chính tả, nhiều chỗ cảm giác giống bản test
- Font chữ nhiều chỗ còn lỗi với tiếng việt
Trẻ em vừa đi chơi bảo tàng vừa chơi tắm mát.
@Hiep_Khach_VN chỗ này bên ngoài cho chơi vui vẻ cũng ổn, có điều nghịch nước rồi thì đừng có vác xác vào trong 😃
Liệu có đáng tin?
@maicasio Bạn muốn tin j? Và ko tin j?
@maicasio con người nói chung chỉ tin những thứ họ muốn tin thôi. nên câu trả lời cho câu hỏi của bạn thật ra ko quan trọng
Cũng tò mò vào xem nhưng cảm giác là hình chất lượng hơi kém, hy vọng trong thời gian tới đc nâng cấp phần hình ảnh rõ nét hơn nữa thì tuyệt.
Sách lịch sử viết bởi kẻ chiến thắng, mấy cái nào thua thì không có trong sách vở lịch sử.
@tiethanhung Ơ thế là 2024 rồi vẫn câm điếc, có mắt như mù có tai như điếc thấy ù không hay à.
Xem thêm Vietnam: The Ten Thousand Day War (
) do người bển làm luôn để thấy lại hình ảnh tụt quần đu càng mãi vinh quang nhé
@DieuTuAn Chào hồng vệ binh áo xanh. Ăn nói md thế.
Screenshot-20241113-211352-Samsung Internet.jpg
Sách lịch sử nghe nói thiếu giấy để nói về ông anh phía bắc năm 79.
@Hưu cao cổ và 500 anh em Lại nghe nói, giờ thiếu j tài liệu để bạn đọc?
@Hưu cao cổ và 500 anh em nghe thôi, thế ko biết đọc ah bạn
Đã quá
Bảo tàng này nên trồng thêm cây ớt để tạo điểm nhấn...
@mrpresident55 Hợp lý, đã cay nhìn thấy ớt cay x2

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019