Thiết kế hiện đại, nhẹ nhàng, cảm giác đeo thoải mái, trải nghiệm chơi game khá tốt, nhiều nội dung hấp dẫn, phần cứng hỗ trợ tốt, chất lượng hình ảnh đôi lúc còn hạn chế,... chính là một vài trải nghiệm nhanh của mình đối với thiết bị chơi game thực tế ảo Playstation VR. Với mức giá 500 đô la, tại Việt Nam là vào khoảng 19,5 triệu đồng, chúng ta có một thiết bị thực tế ảo khá cao cấp, thích hợp cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác chơi game hoặc xem các nội dung thực tế ảo vốn đang là xu thế hiện nay.
Phần cứng thiết kế hiện đại, khá gọn, trọng lượng nhẹ, đeo tương đối thoải mái kể cả khi đeo kính cận
Trong hộp của PS VR là rất nhiều bộ phận, dây cáp kết nối và nếu không có hướng dẫn nhanh đi kèm thì có lẽ phải "mò" khá lâu mới có thể hoàn thành. Chúng ta có các thành phần chính là một bộ xử lý trung tâm, phần đeo vào đầu và rất nhiều dây cáp kết nối các thành phần này với máy PS4 và với TV. Việc lắp đặt một hệ thống chơi game thực tế ảo chưa bao giờ là điều đơn giản và điều này vẫn đúng đối với quá trình mình mở hộp, lắp ráp các chi tiết của Playstation VR lại với nhau.
Mình nói chi tiết hơn xíu về các thành phần. Đầu tiên là chiếc hộp vuông vức có nhiệm vụ xử lý và phối hợp hoạt động của PS4, kính, camera cũng như hình ảnh được trình chiếu. Phần vỏ hoàn thiện dạng nhựa nhám, thiết kế khá vuông vức với các đường cắt xẻ mạnh không thể không nhớ lại thiết kế của PS4 hồi xưa. Phần bên phải của thiết bị có thể được trượt lên xuống giúp kết nối dây cáp ở 2 mặt được thuận tiện hơn. Mặt khác mình cho rằng việc trượt lên phía trước, đẩy các cổng cắm sâu vào trong giúp dây kết nối với kính được cố định chắc hơn.
Phần cứng thiết kế hiện đại, khá gọn, trọng lượng nhẹ, đeo tương đối thoải mái kể cả khi đeo kính cận






PS VR có dễ xài không? Hình có đẹp không? Di chuyển có linh hoạt không? Chơi lâu có mệt không?
Ở phần này mình sẽ tập trung chia sẻ những trải nghiệm trả lời cho các câu hỏi trên, đồng thời có sự so sánh nhanh với một vài thiết bị tương tự hiện có trên thị trường là HTC Vive và Oculus Rift.
Một điểm khác biệt có thể ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh giữa PS VR so với một số thiết bị khác như HTC Vive, Rift,... chính là cách điều chỉnh độ hội tụ của mắt khi nhìn gần. Chuyên môn gọi đây là hệ số interpupillary - IPD, nói nôm nay là khoảng cách giữa đồng tử sao cho 2 hình ảnh chập lại thành một, từ đó cho hình ảnh sắc nét nhất. Do khác biệt về thiết kế, khi dùng Vive của HTC hoặc Rift thì chúng ta sẽ dịch chuyển bằng tay để cho hình ảnh đẹp nhất, còn PS VR thì sẽ điều chỉnh bằng phần mềm. Trong khi đó, dường như người dùng đã quen với việc điều chỉnh bằng tay giống như xài ống nhòm, kính hiển vi,... nên sẽ mất ít thời gian để làm quen với cách mới.

Di chuyển có linh hoạt không? Khi cài đặt, PS VR đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh góc của camera sau cho đầu nằm trong phần ô vuông trên màn hình, từ đó camera sẽ track theo các cụm đèn nhằm nhận biết các thao tác đầu của chúng ta khi quan sát trong thế giới ảo. Hãng cho biết là khoảng cách hoạt động của thiết bị sẽ là cách camera 3 mét và trong phạm vi 0,7 - 1,9 mét theo chiều ngang.

Chơi lâu có chóng mặt không? Có và còn tùy vào trò chơi đó là gì, chất lượng trò chơi ra sao! Một nhược điểm cố hữu của thế giới thực tế ảo mà xưa giờ người ta vẫn luôn nhắc tới chính là cảm giác khó chịu, mệt và thậm chí là muốn ói khi chơi. Thực chất thì nó tùy thuộc vào chất lượng và thể thoại của trò chơi. Điển hình như qua chơi thử các trò có tốc độ chuyển động chậm như khám phá dưới đáy biển, không đòi hỏi nhiều di chuyển thì chất lượng hình ảnh khá tốt, đồng thời không có cảm giác mệt. Tuy nhiên đối với các trò hành động, đua xe thì mình nhanh chóng bị choáng khi chơi thử và phải tháo kính ra ngay để trở về đời thực.
Nhìn chung PS VR vẫn là một thiết bị thực tế cho cảm giác đeo khi sử dụng khá thoải mái, mang lại các trải nghiệm mới lạ và thú vị. Mức giá khá 499 đô la là khá dễ chịu sẽ với các thiết bị khác như HTC Vive hoặc Oculus Rift,... và bởi thế, các trải nghiệm mà nó mang lại cũng phần nào bị hạn chế so với các thiết bị khác. Tuy nhiên, ở hiện tại đây vẫn là một thiết bị thực tế ảo cao cấp, giàu tiềm năng với lượng games mà Sony hứa hẹn trong tương lai là rất nhiều, đồng thời với sự ra đời của PS4 Pro, bán trong thời gian không còn lâu nữa. Vậy ai sẽ mua PS VR? Đó sẽ là những bạn đã có sẵn PS4 hoặc PS 4 Slim hoặc sẽ mua PS4 Pro, cho những ai muốn trải nghiệm chơi game thực tế ảo vốn đang là trào lưu mới nổi hiện tại. Tuy nhiên, nếu đòi hỏi cảm giác chơi game VR giống như đang chơi trên màn hình, PS VR vẫn còn nhiều hạn chế để giúp bạn thỏa mãn được điều đó.
Cám ơn Haloshop đã cho mượn máy trên tay
Thêm một số hình ảnh của Playstation VR