Trận động đất thảm khốc mạnh 7,8 độ richter xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày hôm qua, đã gây ra thiệt hại nặng nề cho 10 thành phố thuộc khu vực bị ảnh hưởng, khiến hơn 3000 người tử vong và hàng nghìn người bị thương. Trận thiên tai này cũng phá huỷ hơn 1700 toà nhà, trong đó bao gồm cả nhiều công trình lịch sử, nổi bật nhất là lâu đài Gaziantep.
Việc phá huỷ một phần lâu đài thời La Mã ở thành phố Gaziantep đã dẫn đến nhiều sự lo ngại cho rằng 2 trận động đất xảy ra hôm qua có nguy cơ đã làm hư hại các di tích vô giá khác ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, những khu vực giàu di sản văn hoá. Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vốn được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại và còn là quê hương của 1 số di tích cổ xưa quý nhất bậc nhất thế giới. Một số di sản ở những nơi này như thành phố cổ Aleppo, đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hiện vẫn chưa thể xác minh chính xác trận động đất đã làm hư hại bao nhiêu công trình ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Lâu đài Gaziantep vốn có nguồn gốc từ gần 2000 năm trước và được xem như là một trong những thành trị được bảo tồn tốt nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị sụp đổ trong trận động đất. Các mảnh đá từ lâu đài vỡ vụn rơi xuống các sườn dốc, phần lan can sắt và tường chắn xung quanh lâu đài cũng đã bị đổ. Bên cạnh đó, một số pháo đài nằm ở phía đông, nam của lâu đài Gaziatep ở trung tâm Şahinbey cũng đã bị phá huỷ nặng nề bởi trận động đất, các mảnh vỡ nằm rải rác trên mặt đường. Ở một số pháo đài, người ta đã nhìn thấy các vết nứt lớn sau rận động đất.

Việc phá huỷ một phần lâu đài thời La Mã ở thành phố Gaziantep đã dẫn đến nhiều sự lo ngại cho rằng 2 trận động đất xảy ra hôm qua có nguy cơ đã làm hư hại các di tích vô giá khác ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, những khu vực giàu di sản văn hoá. Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vốn được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại và còn là quê hương của 1 số di tích cổ xưa quý nhất bậc nhất thế giới. Một số di sản ở những nơi này như thành phố cổ Aleppo, đã được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Hiện vẫn chưa thể xác minh chính xác trận động đất đã làm hư hại bao nhiêu công trình ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Lâu đài Gaziantep vốn có nguồn gốc từ gần 2000 năm trước và được xem như là một trong những thành trị được bảo tồn tốt nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị sụp đổ trong trận động đất. Các mảnh đá từ lâu đài vỡ vụn rơi xuống các sườn dốc, phần lan can sắt và tường chắn xung quanh lâu đài cũng đã bị đổ. Bên cạnh đó, một số pháo đài nằm ở phía đông, nam của lâu đài Gaziatep ở trung tâm Şahinbey cũng đã bị phá huỷ nặng nề bởi trận động đất, các mảnh vỡ nằm rải rác trên mặt đường. Ở một số pháo đài, người ta đã nhìn thấy các vết nứt lớn sau rận động đất.
Quảng cáo

Lâu đài Gaziantep có tên địa phương là Gaziantep Kalesi nằm ở thị trấn Gaziantep, phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Địa điểm này ban đầu vốn được người Hittite sử dụng để làm đài quan sát từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Sau đó, nó được phát triển bởi Đế chế La Mã, người đã xây dựng 1 pháo đài ở đó vào khoảng TK 2 đến TK 3 SCN.

Theo thời gian pháo đài này được tu sửa mở rộng để có hình dạng như hiện nay. Vào thế kỷ thứ 6 SCN dưới thời Hoàng đế Byzantine Justinian I, nơi đây đã trở thành 1 trong những địa điểm quân sự quan trọng bậc nhất đất nước. Lâu đài Gaziantep luôn được cải tạo để sửa chữa những thiệt hại, cũng như phát triển suốt chiều dài lịch sử.

Phần phía nam lâu đài được xây dựng thêm 1 công trình phụ bao gồm phòng trưng bày mái vòm. Để kết nối với phần kiến trúc phụ này, người ta đã tạo ra các toà tháp, bức tường thì được mở rộng về phía tây, nam, đông và tiếp tục phát triển đến tận rìa ngọn đồi. Ở đây cũng đã từng có 1 con hào phòng thủ được xây dựng xung quanh lâu đài với 1 cây cầu bắc qua.
Vào năm 661 SCN, lâu đài rơi vào tay Umayyad và hoạt động dưới sự kiểm soát của người Hồi giáo cho đến năm 962 khi nó bị người Byzantine giành lại.
Theo (1), (2)
Quảng cáo