Trên máy bay, ai là người sở hữu khoảng không gian ngã lưng ghế, bạn hay người ngồi sau bạn?

bk9sw
13/6/2017 11:46Phản hồi: 82
Trên máy bay, ai là người sở hữu khoảng không gian ngã lưng ghế, bạn hay người ngồi sau bạn?
Một khoảng trống chỉ 4" (~ 10 cm), bình thường thì chả ai giành nhưng vấn đề sẽ trở nên to tát khi chúng ta buộc phải ngồi trong một không gian hẹp như trên máy bay. Khoảng trống này chính là không gian ngã lưng của ghế trước và không gian trước mặt bạn khi ngồi sau. Cả bạn và người ngồi trước đều cần sự thoải mái, từ đó dẫn đến những tranh cãi, va chạm không đáng có trên máy bay. Vậy không gian này chính xác thuộc về ai?

Nhìn chung không gian này được cho là thuộc về người ngồi trên ghế bởi bạn bỏ tiền ra mua vé, chiếc ghế có thể ngã lưng ra sau, do đó bạn sẽ mặc định nghĩ bạn có quyền ngã lưng, chiếm dụng phần không gian phía sau. Nếu bạn vẫn ngồi thẳng thì người ngồi sau bạn chắc chắn sẽ cảm ơn lắm lắm bởi họ có không gian trống để tận dụng, có thể là dùng bàn ăn, cầm báo đọc, duỗi chân thoải mái hơn và dễ thở hơn. Tuy nhiên, họ cũng sẽ lo ngại rằng phần lưng ghế này có thể chuyển động được nên không gian ít ỏi đó có thể bị thu hẹp bất cứ lúc nào.

Ngã lưng gây phiền.jpg
Thế nhưng nếu xem xét vấn đề này theo khía cạnh ranh giới, cũng giống như phần đất nhà bạn và nhà hàng xóm thì tranh chấp là điều không thể tránh khỏi. Đôi khi tranh chấp nổ ra nếu như có ai đó ngồi sau bạn thúc đầu gối, đạp chân vào lưng ghế bạn đang ngồi và bạn cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm. Vấn đề có thể được giải quyết bằng hòa bình nhưng cũng lắm lúc căng thẳng trở thành xung đột vũ lực.

Vậy liệu chăng những xung đột này có thể được phòng tránh nếu đem khoảng trống 4" nói trên ra đấu giá? 2 giáo sư về luật gồm Christopher Buccafusco và Christopher Jon Sprigman đã thực hiện một cuộc khảo sát với xuất phát điểm này.

Mục tiêu của họ là tìm hiểu xem liệu sự thoải mái của người ngồi trên ghế khi ngã lưng ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự thoải mái của người ngồi sau khi mất không gian này. 2 sự thoải mái được đưa lên bàn cân và tính tiền để xác định người ngồi trên ghế sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để được quyền ngã lưng ra sau và so sánh với số tiền mà người ngồi sau muốn bán khoảng không gian quý giá trước mặt.


Trong một cuộc khảo sát trực tuyến, những người tham gia được đưa vào một tình huống như sau: họ đang trên một chuyến bay kéo dài 6 giờ từ New York đến Los Angeles. Các nhóm người khảo sát được thông báo là hãng hàng không đã đưa ra một chính sách mới cho phép hành khách chi tiền để người ngồi trước không được ngã lưng ghế ra sau. Một nhóm được hỏi về việc nếu người ngồi sau muốn mua thì họ (người ngồi trên ghế phía trước) muốn bán sự thoải mái này bao nhiêu. Nhóm còn lại được yêu cầu xác định khoản tiền mà họ dự định sẽ trả để đổi lấy việc người ngồi trước sẽ không được ngã lưng ra sau trong suốt chuyến bay.

Bố trí ghế.jpg
Kết quả cho thấy người ngồi trên ghế trước muốn bán sự thoải mái này với giá trung bình $41, trong khi đó người ngồi sau chỉ muốn trả trung bình khoảng $18 và chỉ có 21% người tham gia khảo sát muốn trao đổi quyền lợi. Như vậy chúng ta đã đúng khi nghĩ về không gian ngã lưng thuộc về người ngồi trên ghế trước. Người ngồi trên ghế trước đưa ra mức giá bán cao trong khi người ngồi sau chỉ muốn trả chưa bằng 1 nửa mức giá, nó thể hiện nhu cầu về sự thoải mái rất rõ ràng.

Theo học thuyết của Ronald Coase - người từng được trao giải Nobel kinh tế năm 1991 thì không gian giữa những ghế ngồi trên máy bay là một nguồn tài nguyên rất khan hiếm. Do đó vấn đề ở đây không phải là ai sở hữu không gian này ban đầu mà "thị trường sẽ lên tiếng", tức là bất cứ ai đánh giá cao không gian này hơn thì họ sẽ mua nó từ người khác và trong trường hợp này, người ngồi trên ghế là người muốn có không gian này nhất.

Tuy nhiên, nếu đảo ngược lại, chẳng hạn như hãng hàng không có chính sách không cho người ngồi trên ghế quyền ngã lưng ra sau mà họ phải thương thuyết với người ngồi sau để được làm điều này thì giá trị được 2 đối tượng hành khách đưa ra ngay lập tức đảo ngược. Theo đó người ngồi trên ghế trước chỉ muốn trả khoảng $12 để ngã lưng trong khi người ngồi sau không muốn bán khoảng không gian trước mặt mình với giá thấp hơn $39. Tỉ lệ "sang tay" quyền lợi này cũng tăng lên thành 28%.

Như vậy nếu nói theo cách của Ronald Coase thì không phải cứ đánh giá cao hơn là sẵn sàng mua bởi rõ ràng khi quyền lợi không được trao ngay từ ban đầu mà bị ép buộc phải thương lượng thì giá trị của không gian ngã lưng ngay lập tức bị đảo ngược. Thế nhưng, hành vi của hành khách cũng phản ánh một yếu tố trong nghiên cứu của Daniel Kahneman - nhà kinh tế học hành vi nổi tiếng thế giới. Trong đó ông cho rằng yếu tố sở hữu của mỗi con người tác động đến kèo mua bán nói trên:

"Con người nhìn chung không muốn mất đi những thứ họ có. Khi một nguồn tài nguyên được cung cấp cho họ theo mặc định, thậm chí một thứ gì đó rất tầm thường như cây bút thì con người vẫn có xu hướng không sẵn lòng từ bỏ nó. Kết quả là, khoản tiền ít nhất mà họ sẵn lòng chấp nhận để nhường lại khoảng trống sau ghế thường lớn hơn rất nhiều so với khoản tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để mua lại một thứ tương tự."

Hướng dẫn ngã lưng.jpg
Như vậy suy cho cùng thì với những quyền lợi hiện tại được các hãng hàng không áp dụng cho hành khách thì người ngồi trên ghế hiển nhiên có quyền sở hữu khoảng không gian 4" phía sau. Đây cũng không hẳn là một quyền lợi hay một đặc quyền mà chỉ đơn thuần là một tính năng của cái ghế mà bạn đã mua vé. Do đó, bạn phải chấp nhận việc người ngồi trước ngã lưng ra sau. Nếu ngã lưng, hãy lịch sự để tránh xung đột. Để chấm dứt tranh cãi thì hãng hàng không chỉ đơn giản là bố trí ghế ngồi không ngã lưng, vậy là xong!

Theo: The Economist

Quảng cáo

82 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

mình đi máy bay thì đôi lúc cũng chú ý không ngả ra sau quá nhiều tránh ảnh hưởng người sau. đến giờ ăn thì hầu hết flight attendance attendant đều nhắc người trước dựng thẳng lưng ghế để người sau được ăn thoải mái hơn (trừ khi người trước ngủ say)

vấn đề của việc này là do các hãng hàng không ngày càng ép khách hàng
19030559_1725299884151329_3887044978158791131_n.jpg
HRed23
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Airblade14 E thấy ghế máy bay còn đứng hơn cả ghế xe khách. e chỉ ước họ làm đứng như ghế xe khách là ok lắm rùi. Chứ làm đứng như kiểu bay giờ, bay 5 tiếng thôi mà ko ngả ra thì ngồi chỉ muốn buồn nôn thôi. 😔(((( Nói gì bay cả hơn 10 tiếng. Còn khoảng cách giữa 2 hàng ghế cũng khá nhỏ, e cũng ước như xe khách đi, cho thoải mái xíu, ngồi trên 5 tiếng cho khỏe chút. Chật chội quá ngồi khó chịu, mệt mỏi lắm. 😆)))
@Airblade14 2030 là quất vào nhau luôn 😆
Jelly Canes
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Airblade14 qua các năm vị trí ghế lại thu nhỏ lại hx
@Airblade14 flight attendant bạn nhé.
@Airblade14 Nếu ai cũng đc như bạn thì tốt, đi máy bay mà gặp người vô ý thức, cứ ngã ghế hết cỡ bất chấp người ngồi sau. Ở đây nói thẳng luôn là người Việt của mình (lớn tiếng trên máy bay, ghế ngồi ngã hết cỡ, bla...bla...).
bạn nhớ gội đầu sạch khi ngửa ra sau, chúng tôi có thể chịu đc chút phiền khi bạn ngửa và chiếm khoảng không của chúng tôi nhưng ko thể chịu nổi mùi đầu bẩn.
@IceNinja Chắc bạn đi xe khách quen rồi và áp dụng cho máy bay
@chân mây tím Hehe. Xe nào thì xe, máy bay cũng vậy thôi bạn ạ.
witterboy
ĐẠI BÀNG
7 năm
@IceNinja Bạn chỉ giỏi bịa thôi, chả thể nào ngửi thấy mùi đầu bẩn, nếu không nói bạn đã lợi dụng lúc ra vào chỗ ngồi để ôm lưng ghế rồi lấy cớ ôm đầu người ta, vì lưng ghế rất cao, vượt đầu bạn để mà "cảm".
Tuy nhiên người ngồi sau có thể rất làm phiền người ngồi trước khi tụt chân ra khỏi giày, không cần bạn ở bẩn, chân bạn cũng rất dễ có mùi khó chịu, mà nhiều người còn đưa chân vào khe hở giữa 2 ghế trước...
eaglet_no1
TÍCH CỰC
7 năm
Kết luận chuẩn rồi!
HPSS
TÍCH CỰC
7 năm
Ngồi hàng ngay sau hàng thoát hiểm ý, không bao giờ bị người ngồi trước ngả vào 😁
Gladi@t0K
ĐẠI BÀNG
7 năm
@HPSS Ngồi hàng ghế này thì lại không được ngã ghế ra sau nhé.
@HPSS Cơ hội sống tăng gấp 3 nếu có làm sao. Có ai biết cách nó xếp vé ko? Muốn xuống cuối cho ít ồn thì nó hay phang vào ngay quả động cơ.
@TYA hi, bạn có thể nói với quầy khi làm thủ tục, nếu bạn nhìn tử tế khỏe mạnh và không có dấu hiệu là người hay táy máy thường họ sẽ đề nghị bạn ngồi hàng ghế thoát hiểm. Và nếu bạn có thẻ thành viên như Elite (Lotusmiles Titan trở lên) thì khi đề nghị với quầy thường được đáp ứng.

Cách khác là hãy đi mấy hãng hàng không như Kenya, Ethiopia,.. họ đang dùng Embraer E-190 (E90), loại này ghế không có nút bấm để bạn ngã lưng ghế luôn.
sambidao88
ĐẠI BÀNG
7 năm
@HPSS đi máy bay toàn phải book chỗ này nếu ko muốn thêm tiền book hàng đầu, hoàn toàn thoải mái quên mất là Vn airline hay Viet Jet Air còn cái vụ ghế mà đầu gối phải chạm vào ghế trước
HPSS
TÍCH CỰC
7 năm
@Gladi@t0K Đề nghị đọc kỹ truớc khi quote 😁
Đứa nào lên máy bay mà lộn xộn khoái ngả ghế thì cứ chơi chiêu này nhé :rolleyes:


Capture.JPG
quangcali
ĐẠI BÀNG
7 năm
Người khác ngã lưng, mình cũng ngã lưng, vậy thoai. Chú ý khi đến giờ ăn hay cất hạ cánh thì phải kéo ghế lại thẳng lên.
Ngồi hàng tiếng đồng hồ hoặc hơn mà ko được ngả lưng thì khó có cảm giác thoải mái, khi ngả chú ý mức độ hơp lý để ko gây khó chịu cho người ngồi sau là được! Chứ mà ghế ngả được mà ko được xài thì hơi ức chế vì ngồi thẳng 1 tư thế suốt hàng tiếng đồng hồ cũng mệt lắm đa :cool:
 Sent from CRAZYSEXYCOOL1981 using Blackberry PASSPORT.se 
G_20170613_2036153.gif
tuan.tuan
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ủa chứ lỡ đặt trường hợp ngược lại xem, người ngồi sau bán chỗ dựa cho người ngồi trước, thì chắc chắn người ngồi sau phải bán giá cao rồi, và người ngồi trước tất nhiên cũng chỉ 1 phần người có nhu cầu mua chứ đâu phải tất cả, ko những thế chắc gì họ đã chịu mua giá cao theo như ý muốn người ngồi sau, kết luận như trên là kết luận 1 chiều nên chẳng nói lên điều gì cả, đúng bọn luật sư tào lao.
Sr e chưa đọc đoạn cuối vì đến đoạn thánh nobel phán là e ức chế ko đọc nữa, kaka.
tungthan
ĐẠI BÀNG
7 năm
@tuan.tuan haha 😆
nobel kinh tế tào lao thật 😃)
đấu giá thằng nào mua cao hơn thì của thằng đó thôi
@tuan.tuan Đọc hết bài chưa
MNDung
ĐẠI BÀNG
7 năm
Có bác nào không thích việc phải ngồi ghế da như trên VJ hay Jetstar k 😆
phamlong
TÍCH CỰC
7 năm
@MNDung Mình nghĩ là để nó tiết kiệm tối đa thời gian nằm tại sân bay, Vietnam airlines khi đáp phải có nv vệ sinh lên hút bụi nên dùng ghế bọc nỉ, còn 2 hãng kia khách xuống tới đâu tiếp viên dọn dẹp tới đó rồi cho khách lên máy bay luôn, nếu xài ghế nỉ sẽ không kinh tế
hoanloc
CAO CẤP
7 năm
cùng thắc mắc khi đi xe khách, nhiều lúc rất khó chịu vì ghế xe khách còn sát hơn
Vừa bay từ Sg ra Hn chiều nay, ngả phẳng ghế ra ngủ quay chả thấy hàng ghế sau nói gì 😃
IMG_6878.JPG
namblanc
TÍCH CỰC
7 năm
@Hổ Báo Cáo Chồn
@Hổ Báo Cáo Chồn Phải test vé Eco chứ 😁
Nếu mà cổ áo bạn nữ phía trc rộng chút thì mình ngồi sau k thấy có vấn đề gì cả
xitrum0815
ĐẠI BÀNG
7 năm
@hoangvycdnl8 Thậm chí mình còn mời cô ấy ngả lưng trước khi người ta có ý định
nguoila_87
TÍCH CỰC
7 năm
@hoangvycdnl8 Mình thậm chí còn lịch sự hơn, chủ động bấm nút và mời bạn í ngả lưng cho thoải mái :p
hehe1110j
TÍCH CỰC
7 năm
Bác bay khoang C,mà lại bay A350 hoặc b787 thì là vua 1 cõi rồi,nằm ngủ cũng chả ai nói gì
@hehe1110j Chiều nay bay A350, thực ra mình thích 787 hơn
@hehe1110j Ngủ ngay đường luồng luôn 😁
ubmine
ĐẠI BÀNG
7 năm
Ngồi thẳng nhiều sẽ bị Trĩ, vậy nên vì sức khỏe bản thân các bạn hãy tích cực ngả ghế nghỉ ngơi!
@ubmine Nhưng khả năng bị móm lại cao nên tốt nhất là ngả ít thôi
xyzmen
CAO CẤP
7 năm
Nó ngả ghế ra mình giả bộ hắt xì mấy phát cố ý thổi bay bay tóc nó là nó dựng lưng ghế lên liền à....
Microbird
ĐẠI BÀNG
7 năm
"Ngả lưng" chứ không phải " ngã lưng" nhé chủ thớt. Ngã (miền bắc) = té (Miền nam).

Chú ý: anh em comment vui chứ không phân biệt vùng miền nha các thánh 😃
Kalanhikov
TÍCH CỰC
7 năm
Ghế ngả lưng được thì phải cho người ta ngả chứ, nhất là ngồi hơn nửa ngày trên máy bay không ngả lưng ai mà chịu nổi. Khối người vô ý thức, không thích người ngồi trước ngả lưng, nhưng bản thân lại ngả lưng hết cỡ.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019