Dải bộ nguồn máy tính tầm trung của CORSAIR - RMe Series - vừa cập nhật phiên bản mới với thiết kế theo tiêu chuẩn Intel ATX 3.0. Trước đây mình từng thử nghiệm mẫu RM850e, hướng tới các cấu hình trung cấp, đặc biệt có không gian thùng máy hạn chế và mức giá dễ chịu. Hôm nay mình tiếp tục chia sẻ với anh em về mẫu RM1000e ATX 3.0, cũng với kích thước gọn gàng cùng chế độ bảo hành 7 năm. Giá tham khảo cho CORSAIR RM1000e ATX 3.0 là từ 4.4 triệu đến 4.8 triệu đồng.
RM1000e có thêm cải tiến là thiết kế, sản xuất theo chuẩn Intel ATX 3.0, còn lại về ngoại hình là tương tự như 2 phiên bản công suất 750 W và 850 W. Hộp đựng sản phẩm vẫn là tông vàng đặc trưng, điều dễ nhận thấy là logo ATX 3.0 góc trên bên phải, phía dưới là chứng nhận hiệu suất năng lượng Platinum từ Cybenetics Labs.

RM1000e có thêm cải tiến là thiết kế, sản xuất theo chuẩn Intel ATX 3.0, còn lại về ngoại hình là tương tự như 2 phiên bản công suất 750 W và 850 W. Hộp đựng sản phẩm vẫn là tông vàng đặc trưng, điều dễ nhận thấy là logo ATX 3.0 góc trên bên phải, phía dưới là chứng nhận hiệu suất năng lượng Platinum từ Cybenetics Labs.

Trên tay CORSAIR RM850e - Bộ nguồn ATX gọn gàng cho cấu hình trung cao
Dòng sản phẩm nguồn máy tính tầm trung của CORSAIR - RM Series - được sản xuất hướng đến cung cấp giải pháp cấp nguồn cho những người chơi PC ở khoảng trung cao. Có thể nói RM Series rất phổ biến trên thế giới, kéo dài đã nhiều năm qua…
tinhte.vn

Anh em sẽ thấy ở phía mặt sau hộp có logo chứng nhận 80 Plus Gold, kèm theo đó là chế độ bảo hành 7 năm. Ngoài ra, chứng nhận giá trị từ Cybenetics Labs có hiệu suất năng lượng Platinum và độ ồn A-. Điểm khác biệt nữa ở phần mô tả sản phẩm, trong đó có thêm ATX 3.0 Standard, các tụ điện Nhật Bản, trước đây chỉ là tụ điện Đài Loan.



Ngoài tài liệu thông tin an toàn, ốc bắt PSU, dây rút thì CORSAIR không kèm theo cáp nguồn chính cho bản mình chia sẻ trong bài (CP-9020264-WW). Với mức công suất 1000 W, CORSAIR RM1000e đi kèm với lượng cáp tháo rời - modular - phong phú, đủ sức đáp ứng nhiều cấu hình cao cấp hiện nay. Tổng cộng có 1 cáp ATX12V 24 pin cho mainboard, 2 cáp EPS12V 4+4 pin cho CPU, 6 đầu 6+2 pin PCIe, 1 cáp 12VHPWR, 2 cáp SATA tổng 7 đầu cắm và 1 cáp MOLEX với 4 đầu PATA.

Ngoài cáp modular 24 pin mainboard được bọc lưới thì tất cả các cáp còn lại đều là dạng bẹ (ribbon), gọn và mỏng, dễ đi dây cũng như thông thoáng trong thùng máy. Cáp tháo rời là Type 4, tương thích ngược với Type 3 ở 1 số loại cáp, tuy nhiên anh em vẫn nên sử dụng đúng đời cáp để đảm bảo an toàn.

CORSAIR RM1000e có thiết kế single rail theo chuẩn ATX 3.0, 1 đường +12V công suất lớn tới 83.3A. Lớp vỏ ngoài của bộ nguồn bằng kim loại sơn đen tĩnh điện, vát chéo ở các cạnh cho cảm giác cầm nắm và lắp ráp tốt hơn.
Quảng cáo

Số lượng cổng cắm modular trên bộ nguồn là hạn chế, do đó anh em cần phải chọn sao cho phù hợp nhu cầu. Về cơ bản thì hầu hết các dàn máy trung và cao cấp hiện nay đều chỉ sử dụng 1 hoặc 2 card đồ họa, RM1000e đủ sức đáp ứng dễ dàng. Có tổng cộng 6 cổng modular cho CPU/PCIe nên nếu mainboard cần cấp nguồn CPU 2 đầu EPS12V, anh em còn lại 4 cổng, 2 cổng cho 1 dây 12VHPWR thì còn lại 2 cổng cho PCIe thường. Lưu ý rằng RM1000e đáp ứng được công suất PCIe 5.0 ở mức 450 W trở xuống.



Kích thước của RM1000e nói riêng và RMe Series nói chung là thống nhất, 140 x 150 x 86 mm, gọn gàng hơn chuẩn ATX thông thường nên dễ lắp đặt, khoảng trống nhiều. CORSAIR không sử dụng lưới quạt riêng mà tận dụng luôn bộ khung nguồn, cắt lỗ tam giác để trở thành lưới bảo vệ, điều này làm cho tổng thể sản phẩm thống nhất và liền mạch về thẩm mỹ.
Cấu hình thử nghiệm
Quảng cáo
- CPU: Intel Core i9-12900KS
- Mainboard: ASUS ROG Maximus Z790 Extreme
- RAM: Corsair Dominator Platinum DDR5-6000 32 GB
- SSD: Kingston KC3000 1 TB
- Cooler: Cooler Master MasterLiquid PL360 Flux (push - pull 6 quạt)
- VGA: NVIDIA GeForce RTX 4080 Founders Edition
- PSU: CORSAIR RM1000e
Cấu hình thử nghiệm tiêu thụ khoảng 650 W điện khi chạy cả FurMark và Prime95. Mình đo đạc các thông số của bộ nguồn CORSAIR RM1000e bằng PassMark Inline PSU Tester. Thiết bị này có nhiều chức năng như đo điện thế/dòng/công suất của các đường điện, nhiễu trên đường điện áp chính (ripple), biến đổi điện áp theo thời gian (slew rate), định thời (timing T1, T2, T3, T6), độ dốc điện áp khởi động (turn-on slope)... PassMark Inline PSU Tester được kết nối với nguồn và hệ thống thử nghiệm (Inline Mode), đo đạc rồi gửi dữ liệu thông qua cáp USB đến phần mềm riêng trên hệ điều hành Windows 10.

Những chỉ số timing T1, T2, T3 và T6 cũng như turn-on slope cùng slew rate đều đạt chuẩn. Hệ thống chạy Prime95 tiêu thụ khoảng 400 W (tương đương khoảng 40% công suất lớn nhất của bộ nguồn), các thông số đều đạt chỉ tiêu theo phần mềm và thiết bị PassMark Inline PSU Tester. Điện áp đường 12V1 dao động trong khoảng 11.86 - 12.05 V (sai số cao nhất 1.17%), đường 12V CPU có sai số 1.17%, đường 12V PCIe sai số 0.92%, đường 5V dao động 5 - 5.08 V, đường 3.3V cực kỳ ổn định với biên độ dao động rất thấp. Nhiễu điện áp trên các đường điện chính thấp và ổn định, cao nhất 102 mV ở đường 12V1 và 88 mV ở đường 12V CPU. Với phép thử FurMark kéo hết công suất card đồ họa, các đường điện chính vẫn dao động trong biên độ cho phép, nhưng nhiễu tăng lên ở đường 5V và 3.3V CPU, tương ứng 125 mV và 78 mV. Công suất tiêu thụ khi stress VGA khoảng 380 W.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/07/6485535_stress-cpu-gpu-corsair-rm1000e-tinhte.png)
Nếu chạy đồng thời cả Prime95 và FurMark, hệ thống tiêu thụ khoảng 664 W, tức hơn 66% công suất danh định của CORSAIR RM1000e, biến thiên điện áp ở các đường điện chính vẫn ổn định. Điều này rất quan trọng vì ở tải cao và liên tục, bộ nguồn cần có sự ổn định cao để không xảy ra hiện tượng trồi sụt áp, dễ gây ra sự cố cho các thiết bị khác. Điểm đáng chú ý là nhiễu cao tần không tăng quá nhiều, đây có thể là do những thành phần linh kiện bên trong RM1000e đã thay đổi so với mẫu RM850e mình thử nghiệm trước đây. Anh em thấy FAIL ở phần Voltages là do RM1000e cũng giống như RM1200x SHIFT trước đây, CORSAIR loại bỏ đường -12V ra khỏi bộ nguồn chuẩn mới.

Nhìn chung với chứng nhận Intel ATX 3.0 và Platinum từ Cybenetics, CORSAIR RM1000e là 1 trong những lựa chọn bộ nguồn có thương hiệu và chất lượng tốt, đủ sức đáp ứng cho cấu hình máy tính cao cấp. Thay đổi của CORSAIR dành cho RMe Series là đáng khen, như thiết kế sản xuất theo tiêu chuẩn mới, tặng kèm dây cáp 12VHPWR, tụ điện Nhật Bản... khiến cho giá trị của RM1000e tăng lên. Điểm hạn chế của sản phẩm có lẽ chỉ là chế độ bảo hành - 84 tháng so với 120 tháng quen thuộc - tuy nhiên nó lại mang ý nghĩa tích cực với những anh em cần tiết kiệm cho vừa đủ hầu bao.

Thử nghiệm bộ nguồn CORSAIR RM1200x SHIFT
RMx SHIFT Series là các bộ nguồn thế hệ mới vừa được CORSAIR tung ra thị trường vào tháng 2/2023, với sáng tạo lần đầu tiên trên thế giới - di chuyển đầu cắm dây rời qua mặt hông PSU. Không chỉ được thiết kế theo tiêu chuẩn ATX 3.
tinhte.vn