Đó là Nokia 8210, một huyền thoại của thập niên 90 nhưng được HMD Global làm lại với ngoại hình mập mạp hơn kèm theo một vài tính năng mới phù hợp với thời đại như hỗ trợ 4G. Nhưng ở thời điểm hiện tại, chiếc điện thoại này dành cho đối tương nào?
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/08/6106888_Nokia_8210.16.jpg)
So với thế hệ những năm 1999, Nokia 8210 4G có kích thước lớn hơn khá nhiều, nó phù hợp với xu hướng cầm điện thoại có kích thước tương đối to. Và mình thấy thiết kế này cầm vừa tay hơn, nó tương tự như việc cầm iPhone 12 mini, một chiếc điện thoại được xem là nhỏ nhắn ở thời điểm hiện tại. Mình nghĩ bây giờ mà cầm 8210 kích thước cũ thì sẽ rất lọt thỏm.
Ngược lại nếu là chiếc máy của hoài niệm, nhiều người có vẻ thích sự nhỏ gọn của phiên bản cũ hơn vì trong bản 2022 “nọng” hơn, mất đi cái chất của 8210 vốn có. Anh em năm ở phe nào?
Nokia 8210 nhưng lạ lắm!
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2022/08/6106888_Nokia_8210.16.jpg)
So với thế hệ những năm 1999, Nokia 8210 4G có kích thước lớn hơn khá nhiều, nó phù hợp với xu hướng cầm điện thoại có kích thước tương đối to. Và mình thấy thiết kế này cầm vừa tay hơn, nó tương tự như việc cầm iPhone 12 mini, một chiếc điện thoại được xem là nhỏ nhắn ở thời điểm hiện tại. Mình nghĩ bây giờ mà cầm 8210 kích thước cũ thì sẽ rất lọt thỏm.
Ngược lại nếu là chiếc máy của hoài niệm, nhiều người có vẻ thích sự nhỏ gọn của phiên bản cũ hơn vì trong bản 2022 “nọng” hơn, mất đi cái chất của 8210 vốn có. Anh em năm ở phe nào?
Quảng cáo

Kích thước lớn đến từ màn hình và kích thước của máy được mở rộng. Cụ thể máy dùng màn hình QVGA (240 x 320 Pixels) 2,8 inch, màn hình 8210 của năm 2022 to hơn còn là màn hình màu thay vì màn hình đơn sắc.
Bên cạnh đó, bàn phím T9 của máy cũng được làm to hơn và có hỗ trợ đèn nền.

Nokia 8210 4G có thêm 1 camera ở phía sau, nhưng chủ yếu để vui vẻ thôi vì độ phân giải của camera này chỉ có 0,3MP. Thật sự, nếu để chụp ảnh thì camera này không đủ để đáp ứng nhu cầu của đại đa số người dùng đã quen nhìn ảnh chụp từ smartphone có độ phân giải cao hơn. Thế nên, camera này được thêm vào chủ yếu để chụp chơi cho vui.

Chụp thử tô bún bò.

Như tên gọi, Nokia 8210 phiên bản mới hỗ trợ đồng thời 2 SIM 4G, đón đầu cho việc Việt Nam sẽ cắt sóng 2G, 3G trong tương lai, đồng thời cũng phù hợp với xu hướng kết nối internet ngày nay.

Cạnh trên của máy có đèn LED lớn, hỗ trợ cho tính năng đèn pin, bên cạnh là jack cắm 3,5mm.
Quảng cáo

Cạnh dưới của máy duy nhất cổng MicroUSB.

Nokia 8210 4G vẫn hướng đến chất lượng về độ bền khi sử dụng nghe, gọi, đập, chọi. Nó có lớp vỏ ngoài và toàn bộ khung máy được làm bằng polycarbonate. Lỡ làm rơi, rớt hay giận quá đập thì cùng lắm là máy, nắp, pin mỗi thứ một nơi, lắp lại là xài tiếp.

À… có vẻ nhưng linh kiện của Nokia 8210 4G này được sản xuất ở Việt Nam.
Một vài trải nghiệm nhanh với máy
Màn hình máy to hơn những feature phone khác, đồng thời cũng là màn hình màu nên hiển thị được nội dung rõ ràng hơn, xem dễ hơn mặc dù độ phân giải không quá cao.
Quảng cáo

Bàn phím T9 một thời nay được mở rộng kích thước, lâu lắm rồi quen dùng bàn phím smartphone nên khi gõ lại mình có sự cập rập và chậm chạm. Để bấm được bàn phím của máy một cách thuận lợi mình đã phải cắt đi 2 móng tay cái để không bị bấm một lần nhiều phím. Tuy nhiên, nó mang lại cho mình nhiều kỷ niệm về một thời ngồi học mà toàn cho tay vào hộc bàn để nhắn tin, không biết sao hồi đó nhắn nhanh với chính xác dữ 😃

Được hỗ trợ 4G bên cạnh hệ điều hành Symbian 30+, Nokia 8210 4G có thể truy cập được web, truy cập tinhte.vn, lướt facebook,… thông qua trình duyệt Opera. Cơ bản là có thể tìm kiếm thông tin, vẫn có thể đọc được các nội dung tin tức hay thông tin cần. Nhưng hình ảnh thì chất lượng không cao, khó nhìn và thậm chí không biết bức hình đó thể hiện cái gì vì nhoè. Nó tương tự việc đã quen xem TV 4K tự nhiên giờ xem lại truyền hình trên cái TV “đích bự” ngày xưa.

Nhìn chung là, có 4G có thể truy cập Internet nhưng không thật sự khả dụng để dùng Facebook hay xem các nội dung có hình ảnh, chỉ đọc chữ thì được.

Máy có tích hợp sẵn trò chơi con rắn huyền thoại với giao diện mới màu, hiện đại và mới mẻ hơn. Đây cũng là tựa game duy nhất được miễn phí, còn lại các game đua xe, xếp hình, bắn cung, ninja,… ngày xưa hay chơi thì phải trả phí sau khi chơi thử 3 hoặc 5 lần.

Máy cũng cài sẵn ứng dụng học tiếng Anh với nhiều tuỳ chọn như kiểm tra bài, học từ vựng, ngữ pháp, video,…, nhưng cũng phải mất phí để xem và học với mỗi lựa chọn là 15K sau khi hết lượt dùng thử.
Đồng bộ danh bạ với Android là tính năng hay và hoạt động mượt. Mở Bluetooth lên kết nối với điện thoại Android đang dùng là có thể sao chép nhanh hết tất cả các danh bạ sang máy mà không cần nhiều bước.
Việc nghe FM trên máy cũng đơn giản hơn, chỉ cần bật lên và rà đúng kênh là có thể nghe được, không cần phải cắm tai nghe để làm ăng-ten như trước. Ngoài ra, nếu muốn nghe nhạc thì mình cần chép nhạc vào máy hoặc vào một thẻ nhớ riêng và gắn vào máy.
Các thông tin cơ bản khác

Nokia 8210 4G sử dụng con chip Unisoc T107, RAM 48MB, bộ nhớ trong 128MB, hỗ trợ thẻ nhớ MicroSD rời tối đa 32GB, hệ điều hành Symbian 30+ và viên pin 1.450mAh, cơ bản có thể dùng được 4-5 ngày.
Dành cho đối tượng nào?

Nokia 8210 4G được đề xuất giá bán 1,490,000đ, tuỳ mỗi cửa hàng sẽ có mức giá và ưu đãi riêng.
Ở thời điểm hiện tại khi ra mắt, Nokia 8210 4G khó tránh khỏi câu hỏi “mua làm gì?”, “ai mua?”. Bản thân mình thấy máy sẽ dành cho nhu cầu dùng làm điện thoại phụ cho việc nghe gọi nhưng có thể nhìn thấy nội dung rõ ràng, dành cho những ai hoài niệm về một Nokia đã từng là kỷ niệm một thời. Còn anh em thì sao?