Inspiron 7000 series là máy cao cấp nhất của dòng Inspiron, đối với dòng Inspiron này của Dell thì cũng là một dòng máy doanh nhân tầm trung, sau dòng Latitude cao cấp. Thế nhưng ở năm 2021 này, Inspiron đã đem lại cái nhìn khác cho người dùng Dell và cho cả bản thân mình, khi cầm chiếc Dell Inspiron 14 7400 trên tay thì mình không thể nhận ra đây là dòng máy tầm trung của Dell trong phân khúc giá 20 triệu đồng.
Đã lâu lắm rồi mình không sử dụng một chiếc Inspiron của Dell cho nên lần quay trở lại này mình thực sự ngạc nhiên về cách mà Dell cải tiến chiếc máy của họ, làm người dùng phải có cái nhìn khác về dòng máy này. Điểm làm mình chú ý nhất và thực sự là thích nhất trên chiếc máy này không phải là thiết ké, không phải là cấu hình hay pin mà chính là màn hình của nó. Vì sao? Trong phân khúc khoảng 20 triệu thì rất ít chiếc máy nào cho chúng ta một màn hình có 4 viền siêu mỏng mà độ phân giải lại đạt mức 2K và tỉ lệ 16:10 như chiếc máy này, mà hơn nữa lại đến từ một thương hiệu lớn như Dell.
Mình nghĩ rằng ở một thương hiệu lớn như Dell, họ hoàn toàn có thể làm tầm nền Full HD chất lượng cao cho chiếc máy này mà vẫn có thể bán chạy với những thứ khác của chiếc máy được giữ nguyên, nhưng việc trang bị tầm nền 2K cho thấy Dell không muốn thua kém những thương hiệu khác và nó cũng mang tính thúc đẩy thị trường. Nếu chúng ta để ý, thị trường laptop Windows sẽ có hai kiểu màn hình, một là Full HD và hai là 4K. Đối với màn hình 4K thì mức giá gần như sẽ không thể dưới 35 triệu, chất lượng hiển thị tuyệt vời, nhưng vấn đề scale màn hình ở độ phân giải cao của Windows thực sự vẫn chưa ngon. Còn đối với màn hình Full HD, nó sẽ cho mức giá rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn nhưng chất lượng hiển thị sẽ không tốt bằng 4K hay 2K.
Đã lâu lắm rồi mình không sử dụng một chiếc Inspiron của Dell cho nên lần quay trở lại này mình thực sự ngạc nhiên về cách mà Dell cải tiến chiếc máy của họ, làm người dùng phải có cái nhìn khác về dòng máy này. Điểm làm mình chú ý nhất và thực sự là thích nhất trên chiếc máy này không phải là thiết ké, không phải là cấu hình hay pin mà chính là màn hình của nó. Vì sao? Trong phân khúc khoảng 20 triệu thì rất ít chiếc máy nào cho chúng ta một màn hình có 4 viền siêu mỏng mà độ phân giải lại đạt mức 2K và tỉ lệ 16:10 như chiếc máy này, mà hơn nữa lại đến từ một thương hiệu lớn như Dell.
Mình nghĩ rằng ở một thương hiệu lớn như Dell, họ hoàn toàn có thể làm tầm nền Full HD chất lượng cao cho chiếc máy này mà vẫn có thể bán chạy với những thứ khác của chiếc máy được giữ nguyên, nhưng việc trang bị tầm nền 2K cho thấy Dell không muốn thua kém những thương hiệu khác và nó cũng mang tính thúc đẩy thị trường. Nếu chúng ta để ý, thị trường laptop Windows sẽ có hai kiểu màn hình, một là Full HD và hai là 4K. Đối với màn hình 4K thì mức giá gần như sẽ không thể dưới 35 triệu, chất lượng hiển thị tuyệt vời, nhưng vấn đề scale màn hình ở độ phân giải cao của Windows thực sự vẫn chưa ngon. Còn đối với màn hình Full HD, nó sẽ cho mức giá rẻ hơn, dễ tiếp cận hơn nhưng chất lượng hiển thị sẽ không tốt bằng 4K hay 2K.
Thử so sánh một chút với chiếc MacBook Air M1 trong tầm giá 25 triệu đổ lại nhé, chúng ta đã có màn hình Retina 2K tỉ lệ 16:10, đạt gần 100% DCI-P3 và độ sáng cực cao 400nits. Nhìn sang các hãng Windows trong tầm giá này để tìm ra một chiếc màn hình ngang với MacBook Air thực sự như mò kim đáy bể, nhưng Dell Inspiron 14 7400 ít ra đã đem đến độ phân giải bằng với MacBook Air, tức 2560 x 1600 (thậm chí kích thước còn lớn hơn, 14.5" so với 13.3" viền dày của MacBook Air), tuy chất lượng hiển thị chưa bằng được như MacBook nhưng nó sẽ không quá thua thiệt nếu phải so sánh với MacBook. Hay so sánh trực tiếp với những chiếc laptop Windows khác thì Dell Inspiron 7400 cũng có phần nhỉnh hơn, chưa cần so sánh thêm về thiết kế, cấu hình hay những thứ khác. Dell là một thương hiệu laptop lớn và lâu năm, họ nên ra mắt thêm nhiều chiếc máy trong phân khúc dưới 30 triệu như chiếc Inspiron này để thúc đẩy thị trường, và khi những hãng khác thấy được, họ cũng sẽ thay đổi và đem đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Thực sự tấm nền Full HD trên laptop ở năm 2021 này nó đã dần trở nên lỗi thời và thua kém nếu phải so trực tiếp với những đối thủ khác như MacBook.
Tuy vậy không hẳn là màn hình của Dell Inspiron 14 7400 là hoàn hảo, Dell đã khéo léo che giấu phần viền dưới khá dày của mình qua cơ chế bản lề tương tự Ergo Lift của ASUS, một phần cải thiện thị giác của người dùng, một phần giúp cho việc tản nhiệt tốt hơn. Tổng thể 4 viền màn hình của máy vẫn cực kì mỏng, cực kì sexy mà thậm chí không cần phải hi sinh webcam hay đặt webcam ở cạnh dưới.
Tại vị trí webcam có thanh gạt để đóng webcam những lúc không sử dụng, bằng cơ chế vật lý. Webcam này không hỗ trợ tính năng mở khóa khuôn mặt IR.
Xét về chất lượng hiển thị của tấm nền IPS 2K này, do mình chỉ mượn được trong một thời gian ngắn nên không thể đo đạc chính xác, theo như Dell thì nó đạt độ bao phủ màu sRGB là 100% và đủ để người dùng làm những công việc đồ họa cơ bản, bù lại nó có độ sáng khá cao khoảng 350nits sẽ phù hợp để làm việc dưới không gian có ánh sáng mạnh và gắt.
Quảng cáo
Thiết kế của Dell Inspiron 7400 là điểm mình ấn tượng thứ hai sau màn hình, thực sự dòng Inspiron đã được Dell lột xác quá nhiều, chúng ta không còn nhận ra một dòng Inspiron cũ kĩ ngày xưa nữa. Phiên bản mình đang có ở đây là màu trắng bạc thực sự bắt mắt và cuốn hút. Toàn bộ thân máy được hoàn thiện bằng hợp kim nhôm và magie, đem lại cho máy một trọng lượng nhẹ (1.26kg) nhưng vẫn đảm bảo độ chắc chắn.
Dell vẫn giữ lối thiết kế tối giản của mình qua bao năm nay, trên gần như mọi dòng máy của họ, mặt A chỉ duy nhất logo Dell chính giữa và xung quanh hoàn toàn trống trơn. Và mặt A này khi sờ vào thì rất đã vì nó láng và mịn, trơn và mát, nhìn tổng thể từ xa cũng rất đẹp dù không màu mè, vẫn có nét sang trọng của một chiếc máy tính Dell cao cấp như XPS.
Tuy nhiên, Dell cũng khéo léo điểm xuyến lên chiếc máy này một vài chi tiết cách điệu, ví dụ như phần gáy của máy, ngay vị trí bản lề được Dell hoàn thiện dạng phay xước, chạy ngang hết bản lề. Kiểu thiết kế này làm mình nhớ đến chiếc Surface Book của Microsoft. Về cá nhân mình, mình không thích lắm cách Dell làm phần họa tiết này vì sẽ làm máy kém liền lạc đi, nhưng có thể anh em sẽ thấy nó đẹp và phá cách.
Quảng cáo
Cổng kết nối của Dell Inspiron 7400 vô cùng đầy đủ cho những đối tượng khách hàng mà nó hướng đến: sinh viên, nhân viên văn phòng, những bạn làm việc đến content. Phía bên trái của máy chúng ta sẽ có Thunderbolt 4 qua cổng USB-C, một cổng USB-A, một HDMI và một cổng nguồn 65W riêng của Dell. Cá nhân mình nghĩ anh em không cần sử dụng cổng sạc riêng này của Dell đâu, chúng ta có thể sử dụng một cổng USB-C PD nào đó 65W cũng có thể sạc được cho chiếc máy này.
Phía đối diện chúng ta sẽ có thêm một cổng USB-A khác, một jack 3.5mm và một khe thẻ microSD, giá như là SD thì tuyệt.
Bàn phím và touchpad của máy là điểm đáng chú ý khác, đầu tiên là layout hợp lý nó. Dell đã chăm chút thiết kế cho phần này để đem lại sự cân đối, không thừa cũng không thiếu. Bàn phím tiêu chuẩn trên những ulltrabook khác và layout quen thuộc của Dell. Cảm giác gõ tốt, nảy, khoảng cách phím hợp lý, phía trên nút nguồn của máy được tích hợp cảm biến vân tay một chạm, cho tốc độ mở khóa nhanh và nhạy.
Touchpad của máy có kích thước khá lớn, được phủ kính và hỗ trợ driver precision của Microsoft, các thao tác đa điểm miễn chê, tuy nhiên khi mình di chuột trên touchpad này thì cảm nhận được một độ trễ , không nhiều nhưng so với những chiếc laptop Windows có touchpad tốt khác thì đây là điểm có thể dễ dàng nhận ra. Để giải quyết thì có lẽ anh em sẽ phải chỉnh tốc độ chuột của touchpad lên mức 6 hoặc 7 để giảm bớt tình trạng trễ xảy ra.
Hai dải loa hai bên máy cũng là một điểm nhấn trong thiết kế, nhìn chiếc máy thêm phần cứng cáp và mạnh mẽ, tuy nhiên chất lượng thì chỉ ở mức đủ dùng, không quá ấn tượng với những chiếc laptop khác cũng có loa được đặt hai bên cạnh bàn phím.
Về cấu hình của máy, phiên bản mình đang có trên tay được trang bị cấu hình cụ thể là:
- CPU: Intel Core i5-1135G7 4 nhân 8 luồng, 2.4GHz - 4.2 GHz, TDP 28W.
- Nhân đồ họa Intel Iris Xe Graphics.
- RAM: 8GB LPDDR4x 4266MHz.
- SSD: 256GB NVMe.
Với cấu hình như trên, những nhu cầu văn phòng cơ bản hay nhu cầu học tập của những bạn sinh viên khối ngành tài chính, marketing hay sư phạm,…chiếc máy này có thể đáp ứng hoàn toàn tốt, thậm chí với màn hình 2K chất lượng tốt, anh em hoàn toàn có thể design hay chỉnh sửa hình ảnh thoải mái mà không lo về màu sắc. Có một điểm duy nhất anh em cần chú ý về cấu hình của máy này, đó là dung lượng RAM chỉ 8GB và RAM được hàn chết, không thể nâng cấp hoặc thay thế về sau, nếu nhu cầu của anh em cần đa nhiệm nhiều, mở nhiều tab, nhiều app thì dung lượng RAM 16GB là điều anh em nên cân nhắc.
Nhiều anh em sẽ thắc mắc sao không chọn những chiếc máy khác sử dụng CPU AMD có nhiều nhân hơn, tiến trình 7nm nhỏ hơn, tiết kiệm điện hơn…nhưng xét về một chiếc ultrabook như Inspiron 7400 thì một cấu hình mạnh cũng không để làm gì, vì hầu hết những chiếc ultrabook thì hiệu năng nó không quá chênh lệch nhau và bản thân CPU 4 nhân cũng đủ để người dùng đa nhiệm và mở nhiều app rất tốt.
Dell Inspiron 7400 được trang bị viên pin 52Wh, đạt tiêu chuẩn Intel Evo với thời lượng pin lý thuyết sẽ khoảng 9 tiếng, nhưng thực tế sẽ không được con số đấy, mình dự đoán chỉ vào khoảng 5-6 tiếng mà thôi, đây cũng là một thời lượng sử dụng tốt cho một chiếc ultrabook, đáp ứng được một ngày làm việc của người dùng.
Tổng quan lại, trong tầm giá 20 triệu đồng thì rõ ràng Dell Inspiron 14 7400 sẽ là một đối thủ cạnh tranh gắt gao với những chiếc máy khác. Không phải chiếc máy này không có những nhược điểm, ví dụ như bản lề không chắc chắn, touchpad có độ trễ hay loa không ấn tượng, nhưng tổng thể nó vẫn là một sự đánh đổi để chúng ta có một màn hình đẹp, một cấu hình tốt và một thiết kế bắt mắt, sang trọng.