Mình thấy Duy Luân đã trên tay chiếc đèn cảm ứng Xiaomi Motion-Activated Night Light 2 và cũng đã mua một con về để thử nghiệm và dùng. Trước đó mình có đọc qua về tính năng Bluetooth của chiếc đèn này và phát hiện ra là mod bự con đã bỏ qua mất một tính năng cực kỳ thú vị mà nó có thể thực thi đó là cảm biến chuyển động cho hệ thống nhà thông minh thông qua Bluetooth. Chính vì vậy mình chia sẽ kỹ hơn với anh em trong bài viết này.
Về tính năng cơ bản và kiểu dáng bên ngoài, anh em có thể tham khảo lại bài viết của @Duy Luân ở dưới đây
Trước khi đề cập đến tính năng Bluetooth Gateway, mình cũng nói trước về nhược điểm của dòng sản phẩm này bao gồm việc khó dán lên tường vuông góc. Do khối lượng đèn khá lớn và phần đế chỉ dùng keo để kết nối, đôi khi nam châm hít không chặt nên dễ rớt.
Tinh tế hiện đang diễn ra Tinh tế bình chọn với những phần quà giá trị cực khủng lên đến nửa tỷ đồng. Anh em vào tinhte.vn/ttbc20 để bình chọn những sản phẩm công nghệ mà mình yêu thích để có cơ hội nhận quà khủng (iPhone 12 Pro Max, Galaxy Note20 Ultra và nhiều phần quà giá trị khác).
Về tính năng cơ bản và kiểu dáng bên ngoài, anh em có thể tham khảo lại bài viết của @Duy Luân ở dưới đây

Trên tay đèn cảm biến hồng ngoại Xiaomi loại mới, vẫn 200k nhưng đẹp, đa dụng hơn | Tinh tế
Tên đầy đủ của đèn này là Xiaomi Mija Night Light 2. Nó không phải là hình tròn như bản cũ mà là hình cầu, cầm nó trong tay như một quả banh. Điểm khác biệt là toàn bộ mặt cong của đèn đều có một…
tinhte.vn
Trước khi đề cập đến tính năng Bluetooth Gateway, mình cũng nói trước về nhược điểm của dòng sản phẩm này bao gồm việc khó dán lên tường vuông góc. Do khối lượng đèn khá lớn và phần đế chỉ dùng keo để kết nối, đôi khi nam châm hít không chặt nên dễ rớt.
Bên cạnh đó, đèn cảm ứng này sẽ chỉ có 1 lựa chọn màu sắc là vàng: 2800K. Phiên bản Xiaomi kết hợp với Philips thì có thể chỉnh được nhiều màu trắng - vàng nắng - vàng bằng ứng dụng Mi Home qua Bluetooth.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2020/03/4945205_tren_tay_den_xiaomi_night_light_2_1.jpg)
Ngay khi kết nối thành công với Mi Home, mình đã thấy ngay lựa chọn bao gồm thiết lập chế độ sáng đèn và tình huống sử dụng. Như vậy là nó đã là một phần của hệ thống nhà thông minh trên Mijia.
Với bất kỳ hệ thống nhà thông minh có nhiều thiết bị, những thành phần vệ tinh như cảm biến cửa, cảm biến chuyển động, nhiệt kế... phải được kết nối vào thiết bị trung tâm. Thiết bị này nhận tín hiệu Bluetooth hoặc ZigBee từ các thiết bị vệ tinh, từ đó thiết bị trung tâm gửi thông tin qua Wi-Fi (hoặc LAN) lên máy chủ để xử lý thông tin, từ đó nó có thể thực hiện được những lệnh mà anh em mong muốn.
Chiếc đèn này sẽ cần đến một thiết bị để làm Gateway. Mình đã từng mua một đèn ốp trần Yeelight công suất khoảng 30W. Danh sách các thiết bị hỗ trợ làm Bluetooth Gateway tại link này. Để đơn giản thiết bị nhất, anh em mua cục Xiaomi Gateway gen 3 là đủ các kết nối Wi-Fi, Zigbee, Bluetooth, dù nó không có đèn ngủ như các phiên bản của Aqara hay Mijia trước đó.

Sau khi kết nối Bluetooth vào Mi Home, giao diện sử dụng đèn sẽ hiện ra. Món này mình dùng lâu rồi nên nó lưu lại log chuyển động khi có người hoặc vật đi qua. Còn lâu lâu tự sáng thì không biết phải có ma hay không!!!!!

Phần Night Light Settings sẽ được yêu cầu bật Bluetooth để ghép nối điện thoại điều khiển để thiết lập trạng thái đèn. Nếu chưa setup được thì đèn sẽ yêu cầu cập nhật firmware qua Bluetooth. Giao diện tuỳ chỉnh gồm mức độ sáng của đèn, thời gian phát sáng trong 1 phiên nhận diện chuyển động, độ sáng môi trường xung quanh để nhận chuyển động cho đèn phát sáng.

Quay ra lại Profile Menu của ứng dụng Mi Home. Trong mục BLE Gateway, anh em hoàn toàn kiểm tra được là mình đang có sẵn thiết bị nào có thể dùng làm Bluetooth Gateway được không. Ở đây mình có đèn trần của Yeelight, giá mua khoảng 1,5 triệu.


Về cách thức hoạt động, đèn Bluetooth này sẽ gửi lệnh về cho đèn trần Yeelight (đóng vai trò làm BLE Gateway). Đèn Yeelight gửi yêu cầu qua Wi-Fi tới máy chủ của Xiaomi để nhận lệnh, sau đó gửi về lại đèn light strip trực tiếp do cũng nằm cùng tài khoản Mi Home. Để cải thiện độ trễ, các thiết bị cần kết nối dạng local, chẳng hạn trong trường hợp này chiếc đèn light strip mà dùng Bluetooth luôn thì rất ổn. Nếu dùng Zigbee thì chúng ta lại phải kiếm một hub khác, thay vì là chiếc đèn Yeelight trần.
Đó là tính năng chính mà có lẽ Duy Luân chưa kịp mò đến, chắc vì mua cái đèn giá tầm 200k này để về làm đèn dậy đi tè. Tuy vậy khi biết chức năng này, mình cũng mắc bệnh như ndminhduc là ngồi vẽ trong đầu một loạt những hệ thống cho nhà thông minh rồi lên kế hoạch mua, xem ra câu chuyện không dừng lại ở con số 200k này đâu.
Nói chung mình vẫn thấy đây là một món hời vì không phải vì tính năng Bluetooth Gateway mà bạn lại còn có thêm 3 cục pin sạc AA trong hộp. Cùng số tiền này cũng chưa thể mua nổi 3 viên pin AA của Panasonic (Eneloop). Tất nhiên nhà mình có nhiều pin AA và sạc nên cũng không tốn thêm tiền đầu tư cho sạc AA rời, chưa kể là 1 năm rồi mình chẳng phải sạc lại viên pin cho chiếc đèn này cả, có lẽ vì chỉ dùng công suất 1% dù hàng ngày có nhiều chuyển động đi qua.
Tên mã của sản phẩm này là MJYD02YL-A, anh em trước khi mua trên Lazada hay Shopee có thể inbox cho người bán để biết chắc chắn phiên bản này để mua đúng.