Ra mắt lần đầu tiên tại triển lãm Tokyo Motor Show 2017, PCX ELECTRIC là dự án ra đời nhằm giúp Honda nghiên cứu thị trường xe máy điện và lên kế hoạch thương mại để tiếp cận nhiều hơn tới khách hàng. Hiện tại thị ở nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam, Honda đều có mang đến PCX ELECTRIC để thực hiện các chương trình thử nghiệm cho thuê hoặc nghiên cứu, từ đó họ có thể đánh giá được tính thực tiễn của phương tiện này trong điều kiện sử dụng thực tế và quyết định xem có thương mại hoá không và nếu thương mại thì nó sẽ phải đảm bảo được những tiêu chuẩn gì.
Chưa bàn đến thiết kế, có 2 thứ mà mình muốn nói trước đối với chiếc PCX chạy điện hoàn toàn này, đó chính là pin và động cơ. Được bố trí nằm bên dưới yên xe là hệ thống cấp năng lượng được tạo thành từ 2 nguồn pin lithium-ion mật độ năng lượng cao 50.4V được kết nối với nhau. 2 bộ pin Honda Mobile Power Pack có thể tháo rời giúp chiếc PCX ELECTRIC có thể đi được quãng đường 41 km sau mỗi lần sạc với vận tốc trung bình là 60km/h.
Điều đó nghĩa là có thể bạn có thể đi xa hơn với vận tốc thấp hơn. Thời gian sạc là 6 tiếng nếu cắm điện, và 4 tiếng với đế sạc nhanh mà Honda cung cấp theo. Điều mình cảm thấy khá thích đó chính là bạn chỉ cần thả pin vào là kết nối nhờ các connector thông minh chứ không cần phải tháo jack cắm như kiểu tháo pin trên Klara. 2 bộ pin này mỗi cái nặng khoảng 10kg hơn và được sản xuất bởi Panasonic, đơn vị cung ứng pin cho Tesla hiện tại.
Chưa bàn đến thiết kế, có 2 thứ mà mình muốn nói trước đối với chiếc PCX chạy điện hoàn toàn này, đó chính là pin và động cơ. Được bố trí nằm bên dưới yên xe là hệ thống cấp năng lượng được tạo thành từ 2 nguồn pin lithium-ion mật độ năng lượng cao 50.4V được kết nối với nhau. 2 bộ pin Honda Mobile Power Pack có thể tháo rời giúp chiếc PCX ELECTRIC có thể đi được quãng đường 41 km sau mỗi lần sạc với vận tốc trung bình là 60km/h.

Điều đó nghĩa là có thể bạn có thể đi xa hơn với vận tốc thấp hơn. Thời gian sạc là 6 tiếng nếu cắm điện, và 4 tiếng với đế sạc nhanh mà Honda cung cấp theo. Điều mình cảm thấy khá thích đó chính là bạn chỉ cần thả pin vào là kết nối nhờ các connector thông minh chứ không cần phải tháo jack cắm như kiểu tháo pin trên Klara. 2 bộ pin này mỗi cái nặng khoảng 10kg hơn và được sản xuất bởi Panasonic, đơn vị cung ứng pin cho Tesla hiện tại.

Cung cấp sức mạnh cho xe là động cơ điện cho khả năng sản sinh mức công suất cực đại 5,6 mã lực tại 5,500 vòng/phút, trong khi mô-men xoắn tối đa đạt 18 Nm ở dải vòng tua rất sớm, chỉ 500 vòng/phút. Cấu trúc động cơ trang bị trên PCX điện là động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu chìm. Tại sao lại có tên này bởi vì các nam châm sẽ được cố định nằm chìm bên trong Rotor và nhờ cách bố trí như vậy, sức điện động cảm ứng trục dọc và trục ngang cũng sẽ khác biệt nếu so với động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu thông thường với nam châm đặt trên bề mặt Rotor.

Kết quả là chúng ta sẽ có một khối động cơ với khả năng sản sinh mô-men xoắn rất lớn và đây cũng là lý do mà nó được nhiều nhà sản xuất ô tô điện lựa chọn. Giờ đây, cấu trúc này có mặt trên xe máy điện và có lẽ PCX Electric là một trong những phương tiện thương mại đầu tiên sở hữu cấu trúc này. Honda cho biết động cơ của họ sản sinh mô-men rất lớn ngay từ vòng tua thấp và có khả năng tăng tốc hoặc leo dốc tốt.

So sánh một chút thì động cơ điện 1 chiều không chổi than BLDC trên Vinfast Klara tuy cũng có khả năng cho mô-men xoắn cao nhưng lại bị 1 nhượm điểm là hiện tượng nhấp nhô mô-men do các biến thiên xảy ra khi dòng điện chuyển mạch. Về cơ bản việc này có thể xử lý thông qua thuật toán và nếu xử lý thành công thì giảm đáng kể hiện tượng nói trên, thêm cái là động cơ bớt ồn. Thực tế thì Klara vẫn vận hành khá mượt mà và không phát ra tiếng hú như PCX điện mà mình đang có trong bài viết này. Có thể sẽ có bạn không thích nhưng không hiểu sao mình cảm thấy khá phấn khích với tiếng hú của động cơ điện trên PCX bởi nó rất tương đồng với những gì mà mình vốn chỉ được xem trên Youtube trước đó với các mẫu xe điện của Tesla hay Porsche.

Nói đến thiết kế, về tổng thể, xe vẫn mang hình dáng của dòng PCX 2018 đến nay, vẫn kiểu xe hầm hố, thể thao và cũng khá hiện đại với hệ thống đèn LED trước/sau. Về cơ bản, có sự thay đổi về chiều dài của trục cơ sở cũng như chiều dài tổng thể để phù hợp với hệ truyền động cũng như cách bố trí các bộ pin, nhưng xe nhìn không có quá nhiều khác biệt. Từ phía trước, đập vào mắt ngay chính là phần đầu to nổi bật với kính chắn gió lớn.

Ngay phía dưới là hệ thống chiếu sáng LED, ấn tượng nhất chính là dải LED định vị ban ngày giúp gia tăng đáng kể tính nhận diện của PCX khi chạy vào ban đêm. Ngoài ra, ở giữa hệ thống đèn có bổ sung thêm các dải sơn màu xanh dương - dấu hiệu nhận biết rất đặc trưng của các dòng xe điện nói chung. Mình nhớ lần đầu tiên mình thấy màu xanh kiểu này là trên mẫu BMW i8 - dòng xe thể thao hybrid rất nổi tiếng của nhà BMW. Mình thấy hơi tiếc đó là nếu Honda đó tích hợp cho dải LED định vị màu xanh này luôn thì sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Từ bên hông, thân xe cũng được nhấn nhá bằng những mảng xanh ở phần yếm trước cũng như ở logo PCX sau đuôi xe. Ngoài ra ở phần yếm trước cũng nổi bật với một mảng dán chữ ELECTRIC để phân biệt với dòng PCX thông thường hay Hybrid. Phần gác chân kéo dài tạo tư thế ngồi bệ vệ và thoải mái là một trong những điểm mà mình thấy khá thích trên dòng xe PCX nói chung. Gác chân cho người ngồi sau cũng có cách bố trí gọn gàng và với kích thước to bản nên người ngồi sau cũng cảm thấy dễ chịu ngay khi phải ngồi lâu trên xe. Tuy nhiên điểm mình chưa ưng là vẫn phải dùng tay để kéo nó ra, ước gì Honda họ trang bị cho phần gác chân này cơ chế mở khi ấn vào như một số dòng xe khác thì sẽ hay hơn nhiều.

Di chuyển về sau đuôi thì thứ mình thích nhất trên PCX vẫn giữ nguyên trên mẫu PCX ELECTRIC này, đó chính là hệ thống đèn hậu LED với hoạ tiết siêu đẹp. Thú thật là mình có sở thích hơi kì quái đó là hễ xe nào có đèn đẹp là mình ngay lập tức bị thu hút đầu tiên và thậm chí mình có thể mua ngay cái xe đó (nếu có tiền) chỉ vì hệ thống đèn xe đẹp. PCX từ đời 2018 trở đi sở hữu hệ thống đèn LED cả trước và sau đều đẹp và cho khả năng chiếu sáng tốt.

Ở phía sau xe, do không còn pô-air hay ống xả nên khá trống trải và nếu như Honda họ vẫn trang bị cho xe ổng xả để giả lập tiếng pô hay ốp nhựa như nào đó thì mình nghĩ là ở sau sẽ đẹp hơn. Có một chi tiết khác biệt so với phiên bản bình thường đó là dèn chắn bùn sau được lắp ở vị trí thấp bao lấy bánh xe, hình ảnh mà chúng ta thường gặp trên những mẫu phân khối lớn. Chi tiết này được hoàn thiện cực kỳ tốt và cũng là điểm làm mình thấy rất thích trên PCX ELECTRIC.

Chiều cao yên của PCX ELECTRIC là 760 mm, mình cao 1m68 và khi ngồi lên thì chống chân rất thoải mái, kể cả có ngồi sát vào bên trong đi chăng nữa. Tuy nhiên, điều làm mình cảm thấy khó khăn trong quá trình sử dụng xe chính là xe có trọng lượng lên đến 145kg và khi di chuyển bình thường thì không có vấn đề gì, cho đến khi bạn phải để xe trong những khu vực chậc hẹp.

Sẵn nói chiều cao yên thì mình cũng có vài mô tả nhanh đối với chi tiết này đó chính là nó được hoàn thiện tốt, cảm giác ngồi lên thì bao sướng vì êm ái. Bên dưới yên xe là cốp và vì phải hy sinh không gian cho 2 viên pin nên cốp xe không còn rộng rãi như trên PCX bản thường. Chúng ta giờ đây chỉ còn 1 phần nhỏ để đựng được áo mưa cũng như vài vật dụng khác. Điều mình thấy tiện đối với cốp xe đó chính là yên xe có cơ chế chống gập xuống trong quá trình chúng ta thao tác lấy đồ đạc hoặc tháo pin.

Về tiện nghi thì còn một trang bị khác đó chính là ở bên trái của yếm xe có một hộc để đồ nhỏ chứa được các món như khăn hay găng tay gì đó, nói chung là đồ không có giá trị cao bởi hộc này lúc nào cũng có thể mở được.

Cũng như các mẫu PCX khác, PCX ELECTRIC cũng sở hữu hệ thống chìa khoá thông minh SmartKey với cách sử dụng rất dễ dàng. Do mang thiết kế của một chiếc xe chạy xăng bình thường nên vị trí nắp bình xăng sẽ được thay thế bằng nơi chứa dây cắm điện để sạc và cách bố trí này cũng tạo nhiều thuận tiện cho chúng ta trong quá trình sử dụng bởi không cần phải mở cốp như cách sạc trên Vinfast Klara.

Đi lên phía ghi-đông thì chúng ta vẫn có phần ghi-đông lồi ra ngoài, vị trí cho tư thế ngồi thoải mái, không gây mỏi tay.

Ở phía trái ghi-đông là cụm các nút cơ bản, chẳng hạn như nút chuyển đèn cốt/pha, nút mở đèn nhỏ được làm lồi ra và đây cũng là chi tiết khác biệt so với phiên bản PCX thông thường. Ở cùm nút phía bên phải, chúng ta chỉ có một thanh màu đỏ để tắt động cơ tạm thời cũng như tích hợp nút kích hoạt hệ thống để khởi động động cơ xe.

Nằm ở trung tâm của ghi-đông là bảng đồng hồ LCD âm bản có kích thước lớn và thể hiện thông tin cũng đơn giản. Chúng ta có mức báo %pin, tốc độ hay odo và trip. Các đèn báo xi-nhan hay đèn báo pha này kia vẫn được bố trí như bình thường. Nhìn chung thì mình thấy thiết kế bảng đồng hồ của PCX điện có phần đơn giản hơn.

Sắp tới Tinh tế bọn mình sẽ có thêm một bài trải nghiệm nhanh về quãng đường đi được của chiếc xe này sau khi sạc đầy pin, anh em nhớ đón xem.