Trong vài tháng gần đây, mình thường gặp tình trạng đau cổ tay khi sử dụng chuột có lẽ do phải di chuyển cổ tay quá nhiều. Vì vậy mình đã tìm giải pháp và quyết định chọn loại chuột bi xoay vốn rất kén người dùng cũng như không quá phổ biến ở thời điểm hiện tại (sản phẩm cụ thể là Logitech Ergo M575). Sau hơn 1 tháng sử dụng chuột bi xoay thì đây thật sự là một quyết định đúng đắn nên mình sẽ thực hiện bài viết trên tay Logitech Ergo M575 và chia sẻ với các bạn về mẫu chuột này.
Ngoại hình của Logitech Ergo M575 có một số điểm tương đồng với bàn tay cùng kích thước tổng thể là 134 x 100 x 48 mm.
Logitech Ergo M575 có bề mặt được làm nghiêng nhiều về bên phải nhằm tạo cảm giác cầm nắm thoải mái, đúng với hậu tố “Ergo” trong tên gọi sản phẩm (Ergonomic - Công thái học).
Thiết kế tổng thể
Về tổng thể, Logitech Ergo M575 sở hữu kiểu dáng khác lạ, phần cạnh trái nổi bật với viên bi xoay - theo cách gọi của Logitech. Sản phẩm cũng được làm bất đối xứng với bề mặt nghiêng nhiều về bên phải. Nhà sản sản xuất cũng gọi thiết kế của Logitech Ergo M575 tương tự bàn tay phải để tạo sự thoải mái.Ngoại hình của Logitech Ergo M575 có một số điểm tương đồng với bàn tay cùng kích thước tổng thể là 134 x 100 x 48 mm.
Logitech Ergo M575 có bề mặt được làm nghiêng nhiều về bên phải nhằm tạo cảm giác cầm nắm thoải mái, đúng với hậu tố “Ergo” trong tên gọi sản phẩm (Ergonomic - Công thái học).
Viên bi xoay nằm ở cạnh trái chính là nét đặc trưng của Logitech Ergo M575.
Khi tháo viên bi xoay, bên trong sẽ bao gồm mắt đọc của chuột và 3 điểm tiếp xúc với viên bi.
Cận cảnh viên bi xoay của Logitech Ergo M575.
Cạnh phải của thiết bị có một phần lõm vào trong (có vẻ khu vực này tạo điểm tựa cho ngón tay út).
Mặt chính diện của Logitech Ergo M575 có hai phím chuột trái/phải, con lăn và hai phím bấm hỗ trợ tùy chỉnh chức năng bằng phần mềm Logi Option+ (mình sẽ chia sẻ thêm về phần mềm này ở phần trải nghiệm sử dụng).
Quảng cáo
Cận cảnh phím chuột trái/phải và con lăn của Logitech Ergo M575.
Cận cảnh 2 phím bấm chức năng của Logitech Ergo M575.
Phần bề mặt của Logitech Ergo M575 được hoàn thiện từ nhựa tái chế với 50% vật liệu tái chế hậu tiêu dùng (theo chia sẻ từ nhà sản xuất) và khối lượng sản phẩm khoảng 145 g.
Mặt chính diện của Logitech Ergo M575 còn có họa tiết kẻ sọc nổi.
Quảng cáo
Mặt đáy của chuột có các chân cao su, tên sản phẩm, nút bật/tắt chuột, nút bấm chuyển chế độ kết nối Bluetooth/2.4 GHz và một lỗ nhỏ dùng để tháo viên bi.
Khu vực nửa dưới của mặt đáy là nơi để thay pin cho chuột và chứa receiver.
Trải nghiệm sử dụng
Cảm giác cầm nắm là một trong những yếu tố mình đánh giá cao ở Logitech Ergo M575. Mẫu chuột này mang lại trải nghiệm cầm ôm tay nhờ vào thiết kế công thái học cùng kích thước lớn. Đặc biệt, mình không cần phải cử động cổ tay qua lại mà chỉ cần xoay viên bi để di chuyển chuột. Điều này giảm đáng kể hiện tượng đau mỏi cổ tay trước đây mình gặp phải.Khi sử dụng Logitech Ergo M575, tất cả những gì mình cần làm chỉ là điều khiển ngón cái. Phần cổ tay và cánh tay của mình sẽ được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Mình mất khoảng 1 - 2 ngày để làm quen và sau 1 tháng để thuần thục cách sử dụng dạng chuột bi xoay (thời gian này có thể lâu hơn với một số bạn) nhưng khi đã dùng đủ lâu thì mình không hề muốn sử dụng lại kiểu chuột truyền thống. Ít nhất đã có 2 mod Tinh tế bỏ cuộc khi cố gắng sử dụng sản phẩm này.
Tuy nhiên, hạn chế có thể nhận ra ngay là tốc độ di chuyển chuột sẽ chậm hơn đáng kể so với kiểu chuột truyền thống. Thay vì một lần lắc cổ tay thì mình phải mất khoảng 2 - 3 lần vuốt ngón cái.
Đối với một số bạn không có ngón tay cái linh hoạt thì dễ gặp tình trạng đau mỏi. Bên cạnh đó, tổng thể thiết bị có kích thước lớn nên gần như chỉ phù hợp với những bạn có bàn tay lớn.
Mình cần khoảng 1 - 2 ngày để làm quen với cách sử dụng chuột Logitech Ergo M575.
Sau 1 tháng sử dụng thuần thục Logitech Ergo M575, mình đã có thể cảm nhận được chính xác việc điều khiển con trỏ chuột (hữu dụng khi edit hình). Ngón tay khi điều khiển điều khiển viên bi xoay đã thoải mái, mượt mà và dễ chịu hơn thời gian đầu làm quen. Đặc biệt, mẫu chuột này không phù hợp cho việc chơi game trừ khi bạn "try hard".
Logitech Ergo M575 sẽ phát ra tiếng clicky khi chúng ta nhấn chuột.
Mình nhận thấy Logitech Ergo M575 phù hợp cho tác vụ chỉnh sửa hình ảnh trong Photoshop nhờ vào việc điều khiển bi xoay với độ chính xác cao.
Sau khoảng 2 tuần sử dụng chuột thì mình thường tháo viên bi ra để vệ sinh, hạn chế bụi bẩn và da chết từ ngón tay tích tụ lâu ngày.
Nói thêm về Logi Option+, phần mềm này giúp mình có thể điều chỉnh độ nhạy của viên bi xoay và thay đổi chức năng cho các phím bấm (phím tắt, Smart Action, kích hoạt một số tính năng AI,…).
Tổng quan giao diện tùy chỉnh phím chức năng của chuột trong phần mềm Logi Option+.
Một vài nhận định
Nhìn chung, mình đánh giá cao những điều mà Logitech Ergo M575 mang lại, đặc biệt là về yếu tố sức khỏe bởi mình không còn gặp tình trạng mỏi cổ tay khi sử dụng mẫu chuột này. Bên cạnh trải nghiệm sử dụng thoải mái, viên bi xoay của Logitech Ergo M575 còn có khả năng tracking chính xác không thua kém gì so với chuột thông thường và rất phù hợp trong trường hợp bàn làm việc của mình không có nhiều không gian.Mặc dù vậy, dạng chuột bi xoay không phải là sản phẩm dành cho số đông người dùng vì khó làm quen và không phù hợp với kích thước tay của một số bạn.
Logitech Ergo M575 không phải là mẫu chuột dành cho số đông.
Vậy các bạn nhận xét như thế nào về chuột bi xoay Logitech Ergo M575? Bạn đang dùng loại chuột nào? Hãy thực hiện bảng vote bên dưới và bình luận ở cuối bài viết để nêu lên quan điểm của bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Xem thêm: