Mới đó mà đã 7 năm đi qua, mình còn nhớ những chiếc Nokia Asha 210 chính thức lên kệ ở Việt Nam vào khoảng tháng 7/2013, với mức giá lúc đó là 1,64tr, lúc đó mình có sưu tập màu đen và xanh, màu xanh nhìn đẹp và lạ lắm, nhưng có thời điểm không đủ tiền mua sữa cho con, nên dù có buồn mình đã phải chia tay chiếc màu xanh, may mà vẫn còn giữ được bản màu đen đến hôm nay để có thể chia sẻ cùng anh em 😁
Ở bài này mình chia sẻ cảm xúc với anh em nhiều hơn, dịp khác mình sẽ làm một bài đánh giá chi tiết, để xem liệu hiện tại một chiếc máy như Asha 210 sẽ làm được những gì, ngoài tính năng nghe gọi nhé. Mình thích và ấn tượng ở cái nhìn đầu tiên trên Asha 210, so với một rừng điện thoại phổ thông khác của Nokia, đó chính là bàn phím QWERTY và một kiểu thiết kế vuông nhìn lạ mắt và đẹp ở thời điểm đó. Nokia Asha 210 trang bị màn hình kích thước 2,4", chạy trên hệ điều hành Series 40, ở thời điểm đó màn hình này mang lại trải nghiệm khi lướt web, Facebook cũng khá thích. Tuy là một chiếc máy dòng phổ thông, nhưng Asha 210 trang bị đầy đủ tính năng không khác gì một chiếc smartphone, máy cũng có ứng dụng YouTube, Facebook, trình duyệt internet...
Ở bài này mình chia sẻ cảm xúc với anh em nhiều hơn, dịp khác mình sẽ làm một bài đánh giá chi tiết, để xem liệu hiện tại một chiếc máy như Asha 210 sẽ làm được những gì, ngoài tính năng nghe gọi nhé. Mình thích và ấn tượng ở cái nhìn đầu tiên trên Asha 210, so với một rừng điện thoại phổ thông khác của Nokia, đó chính là bàn phím QWERTY và một kiểu thiết kế vuông nhìn lạ mắt và đẹp ở thời điểm đó. Nokia Asha 210 trang bị màn hình kích thước 2,4", chạy trên hệ điều hành Series 40, ở thời điểm đó màn hình này mang lại trải nghiệm khi lướt web, Facebook cũng khá thích. Tuy là một chiếc máy dòng phổ thông, nhưng Asha 210 trang bị đầy đủ tính năng không khác gì một chiếc smartphone, máy cũng có ứng dụng YouTube, Facebook, trình duyệt internet...

Ở phân khúc giá rẻ cho nên bàn phím QWERTY trên Asha 210 không thể so sánh bằng đàn anh như Nokia E 63, E71, tuy nhiên ở tâm giá này, cảm giác gõ trên bàn phím 210 làm mình khá hài lòng. So với bàn phím T9 truyền thống thì bàn phím QWERTY sẽ giúp việc soạn văn bản nhanh hơn rất nhiều. Trên bàn phím cũng tích hợp những phím nóng giúp truy cập nhanh bluetooth, mạng wifi.
Quảng cáo
Asha 210 chỉ trang bị mang 2G, không có 3G, nhưng điểm cộng là có kết nối wifi, cho nên việc truy cập mạng hay ứng dụng Facebook sẽ nhanh và dễ dàng hơn. Điều đặc biệt hơn Asha 210 có tích hợp sẵn phím cứng giúp người dùng có thể truy cập Facebook nhanh, ở một số thị trường khác phím trên có thể thay thế là phím truy cập nhanh ứng dụng Whatsapp.
Song song với phím cứng truy cập mạng Facebook , là phím bật nhanh camera. Nokia Asha có camera sau 2MP, có thể zoom, điều thí vị là camera có tính năng hướng dẫn tự chụp chân dung bằng giọng nói. Nếu bạn muốn selfie thì rất dễ dàng, chỉ việc quay camera sau, máy sẽ phát ra giọng nói để bạn điều chỉnh camera xong sẽ ok và tự chụp ra ảnh.
Ảnh chụp thực tế mình có bấm thử vài tấm trên Asha 210 nhìn chung với một chiếc máy nghe gọi thì ảnh như thế quá ổn, xem thực tế trên máy tính ảnh ấn tượng hơn nhiều so với lúc bạn xem trên màn hình nhỏ của máy.

Lễ nhưng cũng không đi đâu khỏi Sài Gòn, nắng quá mình ghé cafe The Coffee House làm ly cafe sẵn tìm góc view yêu thích để quay video luôn, kế bên là anh bạn robot nhỏ, đi đâu nó cũng đòi theo, kỳ ghê :D


So với smartphone thì mình selfie trên Nokia Asha 210 tự tin hơn nhiều vì camera không quá nét rõ chi tiết mụn, ổ gà đầy trên mặt, mà hơi mờ mờ, ảo ảo, nhìn thấy đẹp trai hơn, nên làm mình tự tin khi chụp. Chỉ cần vệ sinh camera rồi giơ lên, chờ cô trợ lý trên máy nói ok là giữ tay yên một vị trí chờ vài giây là có tấm ảnh này. Da người lên cũng khá ổn, không như một số smartphone hiện nay có khi chụp da người lên đỏ lè à. Phía sau bức tường với những hoạ tiết, 2 sắc màu vẫn lên rất rõ.
Quảng cáo



Trải nghiệm lướt Facebook trên Asha 210 không quá chậm vì nhờ có hỗ trợ kết nối wifi. Ngoài ra một điểm mình thích trên Asha 210 là máy có 2 khe sim, tuy nhiên sim 1 cố định thì nằm bên trong, dưới pin, khi cần thay thế bạn sẽ phải tắt nguồn và tháo pin ra. Tuy nhiên sim 2 thiết kế bên hong máy, giúp bạn có thể thay thế nóng rất dễ dàng, mình cho đây là thiết kế thông minh, vì sim 1 thường là cố định ít thay đổi, sim 2 dù có thay đổi cũng rất nhanh và dễ.
Nokia Asha 210 trang bị viên pin BL-4U với dung lượng 1.200mAh, với mức dung lượng này cho thời gian sử dụng khá thoải mái. Asha 10 có bộ nhớ trong 64MB, ngoài ra người dùng có thể mở rộng lưu trữ qua khe cắm thẻ nhớ MicroSD.
Liệu sắp tới HMD sẽ hồi sinh một chiếc Nokia mới, với bàn phím QWERTY và chạy KaiOS chăng? Anh em có thích một chiếc máy nghe gọi có bàn phím QWERTY như trên Asha 210 và cảm nhận của anh em thế nào về chiếc máy này, mời anh em chia sẻ ở phần bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn anh em đã theo dõi! :D
Quảng cáo