Nếu như bạn từng trầm trồ iPhone X khung viền mỏng bằng thép hay Samsung Note 9 màn hình vô cực toàn kính thì hãy tạm quên đi bởi cách đây gần 10 năm, tức là hồi 2011, Nokia đã ra một chiếc máy với phần khung vỏ cùng nhiều chi tiết chế tác từ vàng 18K, nút bấm phủ kính saphire và mặt lưng da thuộc cao cấp từ Scotland, màn hình Gorilla Glass,… Đó chính là Nokia Oro, chiếc điện thoại thuộc dòng cao cấp và sang trọng, sánh ngang hàng cùng 8800 Arte hay 6700 Gold.
Chắc hẳn các bạn vẫn chưa quên một thời mà Nokia đã rất sáng tạo, luôn cố gắng tạo ra những cái mới, biến những suy nghĩ tưởng chừng không thể vào thực tế. Họ có những chiếc máy dòng phổ thông, những chiếc dòng trung cấp và cao cấp về mặt công nghệ, đồng thời cũng có những chiếc máy vừa có những dấu ấn về công nghệ, lại vừa có sự cao cấp sang trọng và đẳng cấp như Oro. Về cơ bản thì chiếc máy này được phát triển từ chiếc C7 có giá rẻ hơn, tuy nhiên, điểm nhấn của nó chính là những vật liệu sử dụng trong quá trình chế tác.
Điểm đầu tiên chính là phần bỏ bọc mạ vàng 18K ở các phần viền 4 cạnh, trên nút Home ở giữa, các phím bấm tăng giảm âm lượng, tắt mở màn hình, phím camera và tại khu vực cụm camera ở phía sau. Nokia cho biết họ đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để dát rất nhiều lớp vàng chồng lên nhau cho Oro, từ đó không chỉ đảm bảo khía cạnh thẩm mỹ mà còn giúp nó có khả năng chống trầy xước. Và không chỉ trên máy mà kể cả chiếc tai nghe không dây đi kèm cũng được dát vàng toàn bộ. Đồng thời, dưới góc độ nào đó thì đây là một phiên bản sang trọng của Airpod mà Apple ra mắt sau này.
Không chỉ có vàng mà nhiều loại vật liệu cao cấp khác cũng được sử dụng trên Nokia Oro, điển hình như một viên Saphire được vát cạnh đặt ngay vị trí nút home mạ vàng bên dưới. Khi có thông báo, khu vực này sẽ lấp lánh sáng lên, tổng thể cho một hiệu ứng quang học cực kỳ ấn tượng và đẹp mắt. Và chưa dừng lại ở đó, chúng ta còn có mặt lưng phía sau phủ lên một lớp da sản xuất bởi hãng Bridge of Weir Leather, công ty ở Scotland sản xuất đồ da có lịch sử lên tới hơn 100 năm, chuyên làm đồ da cho các sản phẩm cao cấp, bao gồm cả xe hơi hạng sang như Aston Martin - xe của 007
Tất cả các thành phần đó đều được gói gọn trong một chiếc smartphone nằm gọn trong lòng bàn tay với cân nặng 132 gram, chất lượng hoàn thiện gần như không có điểm nào để chê. Về cấu hình thì máy cũng có những công nghệ thuộc phân khúc cao cấp thời bấy giờ như màn hình cảm ứng AMOLED 3.5 inch 360 x 640, 210 ppi, kính Gorilla Glass, nền tảng ARM 680MHz, 256MB RAM, 8GB ROM, camera sau 8MP đèn flash dual, camera trước 0.3MP, hỗ trợ WiFi, 3G. Đặc biệt hơn là chúng ta còn có nút bấm cứng để chụp ảnh tương tự như các mẫu N95, N86,… Cuối cùng là viên pin 1200mAh với thời lượng đàm thoại được giới thiệu là 9 tiếng cho 2G.
Kỳ thực cho tới thời điểm này, một chiếc Nokia dòng sang cùng với bút Montblanc vắt túi, Omega Speedmaster trên cổ tay hay thắt lưng chữ H vẫn là định nghĩa về sự sang trọng cao cấp của nhiều người. Với mức giá khi ra mắt hồi 2011 là khoảng 23 triệu đồng, chỉ bán giới hạn tại một số thị trường,… Nokia Oro C7 rõ ràng là một chiếc máy thuộc dòng cao cấp, dù không có những công nghệ tiên tiến so với vô vàn những mẫu máy khác ở thời điểm hiện tại nhưng kỳ thực, nó vẫn còn đó giá trị như là một minh chứng cho một Nokia mà chúng ta từng mơ ước.
Cám ơn bạn Đặng Văn Nhỏ đã cho mình mượn điện thoại để làm bài này.
Chắc hẳn các bạn vẫn chưa quên một thời mà Nokia đã rất sáng tạo, luôn cố gắng tạo ra những cái mới, biến những suy nghĩ tưởng chừng không thể vào thực tế. Họ có những chiếc máy dòng phổ thông, những chiếc dòng trung cấp và cao cấp về mặt công nghệ, đồng thời cũng có những chiếc máy vừa có những dấu ấn về công nghệ, lại vừa có sự cao cấp sang trọng và đẳng cấp như Oro. Về cơ bản thì chiếc máy này được phát triển từ chiếc C7 có giá rẻ hơn, tuy nhiên, điểm nhấn của nó chính là những vật liệu sử dụng trong quá trình chế tác.

Điểm đầu tiên chính là phần bỏ bọc mạ vàng 18K ở các phần viền 4 cạnh, trên nút Home ở giữa, các phím bấm tăng giảm âm lượng, tắt mở màn hình, phím camera và tại khu vực cụm camera ở phía sau. Nokia cho biết họ đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để dát rất nhiều lớp vàng chồng lên nhau cho Oro, từ đó không chỉ đảm bảo khía cạnh thẩm mỹ mà còn giúp nó có khả năng chống trầy xước. Và không chỉ trên máy mà kể cả chiếc tai nghe không dây đi kèm cũng được dát vàng toàn bộ. Đồng thời, dưới góc độ nào đó thì đây là một phiên bản sang trọng của Airpod mà Apple ra mắt sau này.

Không chỉ có vàng mà nhiều loại vật liệu cao cấp khác cũng được sử dụng trên Nokia Oro, điển hình như một viên Saphire được vát cạnh đặt ngay vị trí nút home mạ vàng bên dưới. Khi có thông báo, khu vực này sẽ lấp lánh sáng lên, tổng thể cho một hiệu ứng quang học cực kỳ ấn tượng và đẹp mắt. Và chưa dừng lại ở đó, chúng ta còn có mặt lưng phía sau phủ lên một lớp da sản xuất bởi hãng Bridge of Weir Leather, công ty ở Scotland sản xuất đồ da có lịch sử lên tới hơn 100 năm, chuyên làm đồ da cho các sản phẩm cao cấp, bao gồm cả xe hơi hạng sang như Aston Martin - xe của 007

Tất cả các thành phần đó đều được gói gọn trong một chiếc smartphone nằm gọn trong lòng bàn tay với cân nặng 132 gram, chất lượng hoàn thiện gần như không có điểm nào để chê. Về cấu hình thì máy cũng có những công nghệ thuộc phân khúc cao cấp thời bấy giờ như màn hình cảm ứng AMOLED 3.5 inch 360 x 640, 210 ppi, kính Gorilla Glass, nền tảng ARM 680MHz, 256MB RAM, 8GB ROM, camera sau 8MP đèn flash dual, camera trước 0.3MP, hỗ trợ WiFi, 3G. Đặc biệt hơn là chúng ta còn có nút bấm cứng để chụp ảnh tương tự như các mẫu N95, N86,… Cuối cùng là viên pin 1200mAh với thời lượng đàm thoại được giới thiệu là 9 tiếng cho 2G.
Kỳ thực cho tới thời điểm này, một chiếc Nokia dòng sang cùng với bút Montblanc vắt túi, Omega Speedmaster trên cổ tay hay thắt lưng chữ H vẫn là định nghĩa về sự sang trọng cao cấp của nhiều người. Với mức giá khi ra mắt hồi 2011 là khoảng 23 triệu đồng, chỉ bán giới hạn tại một số thị trường,… Nokia Oro C7 rõ ràng là một chiếc máy thuộc dòng cao cấp, dù không có những công nghệ tiên tiến so với vô vàn những mẫu máy khác ở thời điểm hiện tại nhưng kỳ thực, nó vẫn còn đó giá trị như là một minh chứng cho một Nokia mà chúng ta từng mơ ước.





























Cám ơn bạn Đặng Văn Nhỏ đã cho mình mượn điện thoại để làm bài này.