OnePlus 8 Pro vẫn là một chiếc Android cấu hình mạnh, chất lượng phần cứng tuyệt vời nhưng cái danh ‘flagship killer’ đã ít nhiều bị lung lay bởi cái giá 18 triệu đồng của máy. Mình thì nghĩ rằng nếu như các hãng khác làm máy tốt, cấu hình mạnh và có thể bán với giá trên 1000 USD thì chẳng có lý do nào mà OnePlus không làm vậy cả.
Thiết kế của OnePlus 8 Pro không có điểm khác biệt và nổi bật, kiểu dáng và cách hoàn thiện của nó nhìn chung chung, giống với những flagship Android khác mà bạn thấy. Vẫn là hai mặt kính cong, bo sát tới viền kim loại và camera trước khoét lỗ trên màn hình. Nói chung là sự sáng tạo đã đến giới hạn và các hãng đều đi theo một trào lưu theo từng năm, ví dụ năm ngoái là camera thò thụt thì năm nay là khoét lỗ lệch trái.
Mặt lưng kính bóng trên OnePlus 8 Pro đem tới cho máy khả năng sạc không dây, nó là sạc không dây công suất 30W, tức là sạc nhanh, nhưng để làm vậy bạn phải mua đế sạc với giá 70 USD. Chiếc máy trên tay mình hôm nay có màu đen Onyx, lưng hơi ngả xám. Ngoài ra, OnePlus 8 Pro còn có màu xanh lá, đặc biệt là xanh dương rất đẹp, riêng xanh dương chỉ xuất hiện trên máy 12GB RAM mà thôi.
Màn hình 6”78 của OnePlus 8 Pro có chất lượng hiển thị rất đẹp, màu sắc cân bằng, không có gì chê cái màn hình OLED này. Nó hỗ trợ độ phân giải cao nhất QHD+ và ngay cả ở độ phân giải siêu cao đó, bạn vẫn có thể bật tần số quét 120Hz chứ không bị giới hạn như một vài hãng khác. Khi chọn 120Hz, bạn chấp nhận máy sẽ tốn pin nhưng bù lại mọi thứ sẽ mượt mà hơn, ở những tác vụ nhất định máy cũng sẽ tự chuyển về 60Hz như mặc định.
Không hiểu sao các hãng đều rất khoái làm màn hình cong, mình thì chẳng thích chút nào. Hai hôm sử dụng OnePlus 8 Pro thì mình gặp rắc rối nhiều hơn là trải nghiệm tốt đẹp với cái cạnh cong này. Nó rất hay nhận nhầm khi mình cầm máy trên tay và không còn chính xác nữa.
Mặt lưng máy bao gồm 4 camera trong đó hai camera dùng cảm biến 48MP của Sony. Một camera tele zoom 3x và một ống kính mà OnePlus gọi là bộ lọc màu. Cái ống kính lọc màu này sẽ đảm nhiệm tái tạo màu sắc chân thực và tự nhiên cho chế độ chụp đêm, khi ánh sáng thấp và máy phải cố gắng thu nhiều ánh sáng nhất có thể, sẽ khiến màu sắc bị giảm đi ít nhiều. Hai ống kính tiêu chuẩn và siêu rộng đều dùng cảm biến 48MP của Sony và cho ra ảnh 12MP, hai ống kính này dùng hai cảm biến IMX thế hệ khác nhau.
Mình đánh giá cao việc OnePlus trang bị cấu hình mạnh, camera chụp tốt, màn hình đẹp và build rất chất lượng nhưng cái giá của OnePlus 8 Pro có thể sẽ khiến nhiều người phải cân đo đong đếm. XT Mobile bán ra bản 8GB RAM/128GB ROM với giá 18 triệu đồng trong khi bản 12GB RAM sẽ có giá cao hơn nữa.
Cảm ơn cửa hàng XT Mobile đã cho mình mượn chiếc máy này.
Thiết kế của OnePlus 8 Pro không có điểm khác biệt và nổi bật, kiểu dáng và cách hoàn thiện của nó nhìn chung chung, giống với những flagship Android khác mà bạn thấy. Vẫn là hai mặt kính cong, bo sát tới viền kim loại và camera trước khoét lỗ trên màn hình. Nói chung là sự sáng tạo đã đến giới hạn và các hãng đều đi theo một trào lưu theo từng năm, ví dụ năm ngoái là camera thò thụt thì năm nay là khoét lỗ lệch trái.

Màn hình 6”78 của OnePlus 8 Pro có chất lượng hiển thị rất đẹp, màu sắc cân bằng, không có gì chê cái màn hình OLED này. Nó hỗ trợ độ phân giải cao nhất QHD+ và ngay cả ở độ phân giải siêu cao đó, bạn vẫn có thể bật tần số quét 120Hz chứ không bị giới hạn như một vài hãng khác. Khi chọn 120Hz, bạn chấp nhận máy sẽ tốn pin nhưng bù lại mọi thứ sẽ mượt mà hơn, ở những tác vụ nhất định máy cũng sẽ tự chuyển về 60Hz như mặc định.

![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2020/04/4979740_tinhte_oneplus_8_pro-16.jpg)
Mình đánh giá cao việc OnePlus trang bị cấu hình mạnh, camera chụp tốt, màn hình đẹp và build rất chất lượng nhưng cái giá của OnePlus 8 Pro có thể sẽ khiến nhiều người phải cân đo đong đếm. XT Mobile bán ra bản 8GB RAM/128GB ROM với giá 18 triệu đồng trong khi bản 12GB RAM sẽ có giá cao hơn nữa.
Cảm ơn cửa hàng XT Mobile đã cho mình mượn chiếc máy này.