Từ cuối năm 2019 đến thời điểm hiện tại, mình nhận thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn của những thiết bị di động có hỗ trợ Wifi 6 AX, điển hình như cả Samsung từ S10, S20, Fold cho tới iPhone 11 Series, iPhone SE, nhiều máy của Huawei, OPPO và cả những chiếc laptop của Dell, HP, ASUS, Lenovo hay LG. Mặt khác, Qualcomm cũng nhiều lần cho biết trên cương vị là một nhà phát triển chip sẽ thúc đẩy nhanh hơn quá trình phổ cập hóa chuẩn wifi mới tốc độ cao này.
Mặt khác, đối với những thiết bị PC hay Laptop nếu vẫn còn tích hợp wifi 5 đời cũ thì cũng có thể dễ dàng nâng cấp lên Wifi 6 chỉ đơn giản thông qua một card mạng M2 hoặc PCI-e hoặc các adapter bắt sóng cắm vào thông qua cổng USB. Do đó, bọn mình đã quyết định sẽ thử nghiệm nhiều chiếc Router có hỗ trợ Wifi 6 hơn, bắt đầu từ TP-Link Archer AX10. Mốt bọn mình làm thêm mấy con khác nữa anh em nhớ ủng hộ nha.
Đầu tiên là cài đặt. Cơ bản trong hộp chúng ta có router với thiết kế khá mỏng, gọn gàng với 4 ăng ten nổi bật, thêm adapter và 1 cáp mạng LAN đi kèm. Thiết kế khá gọn này cho phép chúng ta có thể dễ dàng “giấu” router trong nhà cho đỡ lộn xộn hơn. Về các cổng kết nối thì chúng ta vẫn có 1 cổng WAN và 4 cổng LAN Internet, tất cả các cổng đều là Gigabit, thêm 1 nút tắt mở nguồn và cả 1 nút tắt mở tính năng phát wifi.
Mặt khác, đối với những thiết bị PC hay Laptop nếu vẫn còn tích hợp wifi 5 đời cũ thì cũng có thể dễ dàng nâng cấp lên Wifi 6 chỉ đơn giản thông qua một card mạng M2 hoặc PCI-e hoặc các adapter bắt sóng cắm vào thông qua cổng USB. Do đó, bọn mình đã quyết định sẽ thử nghiệm nhiều chiếc Router có hỗ trợ Wifi 6 hơn, bắt đầu từ TP-Link Archer AX10. Mốt bọn mình làm thêm mấy con khác nữa anh em nhớ ủng hộ nha.

Đầu tiên là cài đặt. Cơ bản trong hộp chúng ta có router với thiết kế khá mỏng, gọn gàng với 4 ăng ten nổi bật, thêm adapter và 1 cáp mạng LAN đi kèm. Thiết kế khá gọn này cho phép chúng ta có thể dễ dàng “giấu” router trong nhà cho đỡ lộn xộn hơn. Về các cổng kết nối thì chúng ta vẫn có 1 cổng WAN và 4 cổng LAN Internet, tất cả các cổng đều là Gigabit, thêm 1 nút tắt mở nguồn và cả 1 nút tắt mở tính năng phát wifi.

Trái với suy nghĩ thường thấy về việc lắp đặt những chiếc router và setup ban đầu với đầy rẫy thông số, hiện tại các nhà sản xuất đã dùng những biện pháp thông minh hơn và TP-Link cũng không ngoại lệ. Giải pháp mà họ chọn chính là một ứng dụng tự động dò và hỗ trợ cài đặt rất trực quan mang tên Tether (có trên cả Android lẫn iOS). Những việc chúng ta cần làm chỉ đơn giản là cắm dây mạng và dây điện, sau đó mở app lên và gần như chỉ cần bấm next liên tục, ứng dụng sẽ lo mọi thứ ở phần còn lại, cái cần làm chỉ đơn giản là nhập tên wifi và đặt mật khẩu ở những bước sau cùng là xong.
Và cũng thông qua ứng dụng này, chúng ta có thể theo dõi các hoạt động của toàn bộ hệ thống, bao gồm cả việc kích hoạt chức năng hình thành mạng mesh dựa trên chính chiếc AX10 này. Cụ thể hơn, tính năng này cho phép tạo ra 1 mạng mesh cơ bản trên chính chiếc AX10 và các thiết bị phụ. Tính năng này này gọi là OneMesh, các thiết bị được TP-Link hỗ trợ cũng rất đa dạng, từ router Wifi, repeater, mở rộng mạng qua đường điện PLC, router 4G…

Cho anh em nào thích cài đặt theo kiểu web truyền thống thì giao diện setup wizard cũng khá đơn giản và nhanh chóng tương tự như trên app vậy. Và cũng thông qua ứng dụng hoặc trên nền web, chúng ta sẽ có thể kiểm soát và cài đặt thêm những tính năng nâng cao như cài đặt kiểm soát nội dung, VPN, Airtime fairness cho phép điều hòa giữa băng thông giữa các thiết bị để tối ưu hiệu suất, tự động chuyển kết nối của thiết bị đến băng tần tối ưu nhất và cả QoS cho phép ưu tiên thiết bị được chọn để tăng tối đa tốc độ cần thiết.


Giờ tới những gì mà chiếc router này có thể làm được. Chúng ta sẽ có 2 mạng 2.4 GHz với tốc độ 300Mbps và mạng 5 GHz hỗ công nghệ AX với khả năng đẩy tốc độ lên tới hơn 1200 Mpbs, ngoài ra sẽ còn kết nối Gigabit 1Gbps và tất cả mọi thứ sẽ được xử lý bằng con chip 3 nhân với xung nhip lên tới 1.5GHz bên trong,

Đó là về thông số, thực tế, bọn mình đã sử dụng một chiếc điện thoại hỗ trợ Wifi 6 và tiến hành các bài test tín hiệu, tốc độ mạng bằng các ứng dụng trên Android. Kết quả bên dưới.
Từ trái sang phải: Test tín hiệu thông thường và Test tín hiệu khi qua 2 lớp tường


Để đạt hiệu suất tín hiệu tốt nhất, AX10 sử dụng những công nghệ đáng chú ý là OFDMA và 1024-QAM. Đầu tiên, công nghệ OFDMA sẽ kết hợp với công nghệ MU-MIMO cho phép nhiều thiết bị wifi có thể cùng kết nối vào 1 băng tần mạng nhưng không làm giảm hiệu suất mạng. Mặt khác, MU-MIMO từ Wifi 6 sẽ áp dụng MIMO cho cả uplink và downlink, không như Wifi 5 về trước, MU-MIMO chỉ hỗ trợ downlink. Về cơ bản, chúng ta có thể hình dung các packet tin do client request sẽ được phân bổ thành từng cụm một cách thông minh hơn, sau đó sẽ được tối ưu “chở” trên các lane khác nhau để đi phân phối hiệu quả nhất. Cách làm này sẽ cho phép cùng lúc nhiều thiết bị kết nối vào mạng wifi nhưng vẫn không làm giảm hiệu suất của mạng. Theo lý thuyết, Archer AX10 cho phép kết nối cùng lúc 128 thiết bị vào mạng, khá lý tưởng cho cuộc sống nhiều thiết bị hiện nay, đặc biệt khi số lượng thiết bị nhà thông minh đang dần tăng trong mỗi gia đình.

Mặt khác, AX10 còn thừa hưởng một công nghệ khác của mạng wifi là điều chế 1024-QAM, cho phép mỗi symbol chở được tới 10bits dữ liệu thay vì 8bits như trước đây, từ đó tốc độ truyền tải sẽ được đẩy lên tới 25% so với 802.11ac 256-QAM. Nhờ đó các nhu cầu đòi hỏi độ nhạy cao như các game online, game VR kèm tai nghe không dây,… sẽ được đáp ứng hiệu quả hơn.

Cuối cùng, về mặt vật lý thì 4 ăng ten cùng với công nghệ beam forming giúp tập trung tín hiệu đến những thiết bị kết nối hơn, đảm bảo kết nối mạng được duy trì thông suốt và tối ưu tới từng người dùng hơn.

Rõ ràng, với mức giá 1,9 triệu đồng, AX10 cho phép chúng ta đón đầu công nghệ wifi cao cấp nhất hiện nay với một loạt những công nghệ phụ trợ đi kèm khá hấp dẫn nhằm tối ưu hiệu suất tổng thể của mạng trong thời điểm hiện tại, vốn nhu cầu không chỉ là tốc độ cao đơn thuần mà còn là tối ưu tới từng thiết bị nhỏ, những nhu cầu chuyên biệt hơn và cả sự bảo mật, an toàn thông tin. Điểm yếu của Archer AX10 là bản thân thiết bị chỉ hỗ trợ Amazon Alexa, chứ chưa hỗ trợ Google Assistant - trợ lý ảo được dùng ở Việt Nam nhiều hơn
Vậy Archer AX10 sẽ phù hợp với ai? Mình nghĩ là những người muốn trải nghiệm Wifi 6 với mức giá phải chăng, cũng như những người đã hoặc đang có kế hoạch mua về những thiết bị nhà thông minh cho gia đình mình. Cho anh em nào quan tâm mua cái này ở đâu thì có thể sang Phong Vũ hỏi thử nhé.