Trước đây mình dùng cục 4 cổng của Satechi tổng công suất 145W nhưng mà nó lại là cục gắn tường chứ không nối dây để đưa lên bàn được, việc phải cúi xuống cắm dây khá bất tiện nên mình quyết định đổi qua cục 200W với 6 cổng USB-C này.
Thiết kế tổng thể thì nó không to lắm, hình này so sánh nó với iPhone 15 Pro mình đang sử dụng, hình vuông với kích thước các cạnh khoảng 10 cm. Mặt trên in logo Satechi đơn giản.
Không to bề ngang nhưng mà nó rất là dày, độ dày là 3,5 cm, đặt cạnh iPhone 15 Pro nhìn chênh lệch quá. Và nó cũng nặng nữa, trọng lượng vào khoảng 600 gram.
Thiết kế tổng thể thì nó không to lắm, hình này so sánh nó với iPhone 15 Pro mình đang sử dụng, hình vuông với kích thước các cạnh khoảng 10 cm. Mặt trên in logo Satechi đơn giản.
Không to bề ngang nhưng mà nó rất là dày, độ dày là 3,5 cm, đặt cạnh iPhone 15 Pro nhìn chênh lệch quá. Và nó cũng nặng nữa, trọng lượng vào khoảng 600 gram.
Mặt dưới là 4 chân cao su mỏng giúp cục sạc khi đặt theo chiều ngang trên bàn không bị xê dịch trong quá trình sử dụng.
Khi đặt lên bàn làm việc thì nó có thể dùng được 2 tư thế khác nhau, một là đặt nằm như vầy, đây cũng là cách đặt mà mình thích dùng nhất vì nó ổn định và chắc chắn.
Cách thứ hai là anh em dựng đứng lên như vầy, trong hộp cục sạc cho theo một chân kê để giúp nó đứng vững trong tư thế này.
Nhắc lại một chút về việc mình thích các cục sạc để bàn hơn các cục sạc cắm tường, vì với một sợi dây nối cục sạc lên bàn như vầy thì việc cắm sạc hoặc thay đổi dây sạc sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cúi xuống tới lui để dùng cục sạc cắm tường.
Cục sạc có tổng cộng 6 cổng USB-C, vâng toàn bộ là USB-C, không còn đất sống cho bất kỳ một cổng USB-A nào. Về công suất sạc thì nó là một tổ hợp rất phức tạp khi các bạn cắm pha trộn cùng lúc nhiều cổng, nhưng mình sẽ đơn giản hoá lại như vầy:
- Cổng PD1 và PD2 công suất sạc tối đa là 140W, thường được dùng để sạc Macbook Pro, các máy tính cần công suất sạc cao hay các thiết bị cần nguồn cao như đèn chụp hình.
- Cổng PD3 và PD4 có công suất sạc tối đa là 100W thường được dùng để sạc Macbook Air, iPad Pro hay các thiết bị cần công suất cao tương tự.
- Cổng PD5 và PD6 có công suất sạc tối đa là 20W được dùng để sạc iPhone, AirPods, Apple Watch, máy ảnh hay các thiết bị cần công suất sạc tương tự.
- Tổng công suất của cục sạc là 200W vì vậy khi cắm pha trộn nhiều cổng cùng lúc thì công suất tối đa mỗi cổng sẽ thay đổi khác nhau, các bạn đọc hướng dẫn sử dụng để biết chi tiết hơn.
Cắm sạc vào thì nó sẽ lộn xộn như thế này, rất nhiều thiết bị xuất hiện trên bàn thì tất nhiên nó sẽ lộn xộn. Thực tế thì mình ít khi cắm sạc cùng lúc như thế này, chỉ chụp hình để mô phỏng cho các bạn việc cắm sạc nhiều thì trông sẽ như thế nào.
Quảng cáo
Vậy tình huống nào anh em sẽ cần tới cục sạc nhiều cổng như vầy:
- Một là anh em làm reviewer thường xuyên có nhiều thiết bị cần phải sạc cùng lúc, đặc biệt là anh em quay chụp nhiều cần sạc pin máy ảnh, cấp nguồn cho đèn, sạc đèn, sạc micro, sạc gimbal…
- Hai là anh em làm chung công ty có chỗ ngồi làm việc sát nhau cần cắm sạc máy tính, điện thoại và các thứ khác. Thay vì một ổ cắm dài với các cục sạc lớn nhỏ thì thay bằng cục này đẹp trai hơn.
- Ba là anh em có gia đình lớn hay đi du lịch hoặc di chuyển cùng nhau thì chỉ cần cắm một cục này ở phòng khách là có thể sạc được cho cả gia đình.
Cá nhân mình thì dùng cho mục đích số 1 và số 3 kể trên. Cục sạc này có giá bán 3,7 triệu đồng, một cái giá không hề rẻ nhưng mà nó rất mạnh và rất xịn, sẽ đủ đáp ứng nhu cầu sạc của mình ít nhất là vài năm tới nữa.