Tham dự Tech Lounge

Tham dự Tech Lounge


Trên tay T+A Solitaire P-SE - Tai nghe từ phẳng giá 91 triệu đến từ Đức

AudioPsycho
4/3/2021 8:22Phản hồi: 42
Trên tay T+A Solitaire P-SE - Tai nghe từ phẳng giá 91 triệu đến từ Đức
T+A Solitaire P-SEtai nghe thứ 2 trong lineup hi-end headphones của T+A, đứng sau Solitaire P ($6400) sử dụng màng loa Planarmagnetic (tai nghe từ phẳng) cao cấp được sản xuất tại Đức, giá 91.000.000 VNĐ. Tai nghe có dạng fullsize trùm hết đầu, dùng màng loa hình elip có kích thước lên đến 110x80mm, trở kháng 45 ohms và độ nhạy là 101dB @ 1kHz, 1V.



Nhìn sơ qua thông số ta có thể thấy rằng Solitaire P-SE cũng không quá khó chơi như đàn anh Solitaire P ra mắt năm ngoái (100 ohms, $6400), hoàn toàn có thể khai thác được bằng các DAC/amplifier portable như Chord Mojo hoặc máy nghe nhạc công suất cao như Fiio M11 Pro, tuy nhiên đã là một tai nghe planarmagnetic thì việc chất được được “kéo” lên theo đồ đánh là chuyện bình thường.

DSC04549.jpg

Thông số kỹ thuật:

  • Tên sản phẩm: T+A Solitaire P-SE
  • Driver: TPM 2500 elliptic 110 x 80mm
  • Kiểu driver: planar magnetic
  • Trở kháng: 45Ω
  • Tần số đáp ứng: 8Hz - 45kHz
  • Độ nhạy: 101dB @ 1kHz, 1V
  • Thiết kế tai nghe: Open-back, over ear
  • Cable đi kèm: 6.3mm unbalanced, 4.4mm balanced (hoặc tùy chọn 4-pin XLR)
  • Khối lượng: 440g (chưa tính dây)
Thiết kế


tinhte_TA_solitaire_PSE_headphones (10).jpg


Solitaire P-SE là open fullsize, nghĩa là phía sau của driver sẽ được mở hoàn toàn, bên trong nghe gì, bên ngoài nghe đó. Âm thanh violin khi bị "leak" ra ngoài cũng rất phê nha, ngọt ngào sáng sủa lắm.

tinhte_TA_solitaire_PSE_headphones (4).jpg

Khung của Solitaire P-SE được cấu tạo từ nhựa đặc biệt dùng trong công nghiệp hàng không. Màu sắc và đường nét thiết kế của Solitaire P-SE toát lên vẻ đẹp tối giản, mạnh mẽ, trông tham vọng và rất tự tin với phần earcup được đục lỗ nhìn xuyên thấu cả 1 mảng màng loa từ phẳng bên trong.

tinhte_TA_solitaire_PSE_headphones (2).jpg

Solitaire P-SE được trang bị driver planar magnetic TPM 2500, được gia công hoàn toàn bằng tay tại nhà máy Herford của hãng.

Quảng cáo


tinhte_t+a_solitaire_p_se_2.jpg

Driver TPM 2500 đời mới của Solitaire P-SE có cấu trúc mạng nam châm mới hơn, lớp lọc âm học và màng loa cũng được cải tiến, voice coil siêu mỏng được gắn lên màng loa cũng là loại mới nhất được T+A phát triển.

tinhte_t+a_solitaire_p_se.jpg

Khác với phần nhiều hãng sử dụng driver planar magnetic có hệ nam châm đặt ở 2 bên màng loa và sẽ đẩy màng loa qua lại theo cảm ứng điện từ. Điều này làm chúng thường có thiết kế cồng kềnh và nặng, vì phải mang tới 2 hệ nam châm và một khung đủ to để cả 2 bên lên. T+A Solitaire P-SE chỉ nặng 440gram, để làm được điều này, hãng đã phát triển driver TPM 2500 (planar-magnetostatic) chỉ dùng hệ nam châm 1 bên, thay vào đó, hãng dùng nam châm neodymium cao cấp với độ dài được tính toán tỉ mỉ sao cho rìa của màng loa cũng sẽ dao động như phần còn lại, điều này đảm bảo tính toàn vẹn của sóng âm phẳng, thời gian của các nhạc cụ chuẩn xác, không gian âm nhạc trật tự hơn, đây cũng là một đặc trưng của tai nghe dùng driver planar magnetic.

tinhte_TA_solitaire_PSE_headphones (11).jpg

Tai nghe có headband và earpad được gia công bởi một đối tác chuyên nghiệp của T+A ở Đức. Earpad được lót ngoài bằng chất liệu da tổng hợp không gây dị ứng, đồng thời cũng rất êm ái cho phép đeo liên tục trong thời gian dài.

Quảng cáo


tinhte_TA_solitaire_PSE_headphones (8).jpg

Solitaire P-SE sử dụng cable tháo rời được chế tạo từ 4 lõi đồng siêu tinh khiết tráng bạc để giảm thiểu cộng hưởng cơ học và giúp chống nhiễu.

tinhte_TA_solitaire_PSE_headphones (6).jpg

Cable dùng đầu cắm 6.3mm mạ vàng, được bọc cẩn thận bên ngoài bằng 1 lớp Hytrel+TPE, hoàn toàn khác với lớp vật liệu cao su thường hay bị sờn và chai cứng sau 1 thời gian sử dụng và có thể gây độc hại.

tinhte_TA_solitaire_PSE_headphones (5).jpg

Bộ sản phẩm Solitaire P-SE khi mua sẽ có 2 cable với đầu cắm 6.3mm và 4.4mm, tuy nhiên người dùng được chọn thay thế bằng đầu cắm 4-pin XLR nếu muốn.

Nghe thử

Mình dùng Schiit Ragnarok, Fiio M11 Pro và combo Focal Arche để ghép. Combo cho mình âm thanh ấn tượng nhất trong cả 3 là M11 Pro và Focal Arche ở chế độ Voltage Amplification (trở kháng output = 2.5 ohms).



Solitaire P-SE khi nghe thử Out To Lunch của Eric Dolphy, track Hat and Beard bằng M11 Pro và Focal Arche khi để chế độ khuếch đại là voltage, nguồn nhạc là Tidal, không gian và độ động của 1 bản avantgarde jazz đỉnh nhất mọi thời đại được tái tạo xuất sắc, cường độ của trumpet, saxophone, drum, bass, vibe đều hài hòa không hề có sự lấn lướt nào trong từng dải âm, nhưng điều lạ là mọi thứ rất trong và “nhẹ”, nghĩa là âm thanh có sức sống, phiêu bồng và tác động vào màng nhĩ rất đều, thoải mái. Màu âm của vibraphone là tinh tế nhất, vibraphone cũng là một nhạc cụ mang tính thử thách cho thiết bị phát như loa và tai nghe do hài âm và độ vang của nó ở quãng cao, dày và dễ bị cộng hưởng gây méo tiếng, Solitaire P-SE tạo ra tiếng vibraphone sâu, chi tiết ở cả âm sắc tức thời lẫn hài âm khi tiêu biến, âm thanh gãy gọn, sắc nét.



Mình thử tiếp bài thứ 2 bài là là Paper Tiger của Beck trong album Sea Change kinh điển và Firebird Suite của Stravinsky do Eiji Oue làm nhạc trường, Paper Tiger có không gian thu âm rộng và nổi khối, cũng là một bài test độ “lịch sự” của bass vì nếu upper bass nhiều hay ít quá cũng sẽ làm sự uyển chuyển của bass line, Solitaire P-SE cho ra thứ bass nhanh khỏe, tròn trịa, sâu và đánh rất có hồn và giàu tính dẫn dắt, từng nốt bass, từng cú đạp kick drum đều hiện lên với lực cực kỳ sung mãn, kịch tính, không lê thê, không màu mè. Firebird Suite của Eiji Oue được thu âm bởi Reference Recording, có âm hình và độ động rất tốt, Solitaire P-SE dễ dàng tạo ra được toàn cảnh sân khấu đó, nhạc cụ trong bản thu hiện lên như tiểu thuyết chương hồi, kỷ luật và rõ ràng.

Đến đây thì xin hết bài trên tay, thực ra là nghe nhiều hơn 3 bản rồi nhưng ấn tượng ban đầu đã tốt thì viết thêm nó chỉ tốt hơn thôi, dân gian gọi là bị thuốc. Trường hợp này nên chờ giã thuốc rồi tĩnh tâm nghe lại và so sánh, khai thác sau.
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đẹp
Trăm triệu con tai nghe mà nhìn không đẹp lắm nhỉ
@Jackie Lee 1981 Đẹp là cái cảm tính lắm. Mình thấy đẹp và độc. Nhìn headband cảm giác nặng nề thôi
vodich2895
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Jackie Lee 1981 Tai nghe thì đâu nhất thiết phải quá lung linh như những món đồ thời trang hay trang sức đắt tiền, quan trọng là chất lượng và trải nghiệm âm thanh nó mang lại :3
Ngoài bass extend, có điểm nào planar hơn tĩnh điện mà mod ưa thích?

PS. Cái track gì của Beck kia hay quá! Tks
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@T.NC Texture của âm nhé
@tamle_o Chi detail + refine hơn đc sao?
@T.NC mình có viết là planar hơn electrostatic à ?
@AudioPsycho Ko viết. Mình hỏi là có điểm nào mod thích ở planar nếu so với tai static, vd low end ko bị cắt sớm như static
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
Sao k thik ragnarok v mod?
@tamle_o nghe hơi căng và nhấn mid treb quá. Thường thì mình thấy ragnarok ghép với planar như Audeze trở cao nhạy thấp thì hợp hơn là mấy em nhạy cao trở thấp.
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
Haizz đang dùng audeze nè mod cũng k hợp nổi tiếng schiit gần đây 😆. Đúng như mod miêu tả cộng thêm hiệu ứng như làm to tất cả âm thanh nên nge bí chói và dull vãi😃
Newkhoavu
ĐẠI BÀNG
3 năm
cái giá này có bị coi là hút máu không?
@Newkhoavu sao là hút máu? Thích thì chơi chứ ai lấy đồ ép mình mua đâu mà hút với chả máu =]]
@Newkhoavu Hút máu nếu ở góc độ người nghèo, còn người giàu thì giá bình thường.
nvbacbk
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bằng con Amp tích hợp TA PA 1000E mình đang dùng
Ngon thì chắc rồi, mình khoái chất âm "thô nhưng thật" của T+A
Nhưng ... haz , đắt thế chứ lị
bustalyme
TÍCH CỰC
3 năm
🤣 planar thì dàn đều 3 dải không nhấn nhá nhiều, tốc độ nhanh và liền lạc
Cơ mà chưa rờ thử vào bọn cao cấp tầm này bao giờ - 1 tiền gà 30 tiền thóc !!!
theladu
CAO CẤP
3 năm
Có ăn được con aripod pro max không vậy
@theladu aripod pro max là con gì 😃
giá bằng lương cảm năm đi làm :| có vẻ kiếp này không có duyên với nhau 😆)
Tai tĩnh điện nếu xét về cấu tạo thì đơn giản nhất mà sao có vẻ ít phổ biến so với planar. Nói về ưu điểm của màng rung thì nó cũng vượt trội khi nhẹ nhất và đều nhất (vì ko có sợi dây kim loại nào bám lên màng rung).
Liệu amply có phải là rào cản tai tĩnh điện?
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@T.NC Chu ai nói tĩnh điện đơn giản bác ngoài stax là làm ra sp bán tương đối còn lại các hãng chỉ ra 1 mẫu cho có để tham chiếu vs giá trên trời chưa kể amp như bác nói càng mạnh càng nhiễu càng đắt
Mà kể cả stax nhiều ng vẫn chê âm nó kiểu giả giả và thiếu impact. Planar thì nặng và gần đây bị cái lỗi rung ở tần số cao và tai dynamic bt cải tiến + nhiều công ngệ tai nge mới ra nên cũng bớt hot r
@tamle_o Cấu tạo (driver) tai tĩnh điện có hai tấm lưới kim loại và một tấm mylar có phủ.
Yêu cầu sai số cơ khí cũng ko cao (độ song song và khoảng cách hai tấm). Nếu so với driver khác như là dynamic hay planar thì hai loại kể sau có thêm phần dây đồng.
Độ đồng đều của cuộn dây, nam châm cũng là sai số khắt khe đấy chứ. Về lớp phủ thì loại nào cũng cần phủ (trừ thấp cấp), công nghệ vật liệu cũng phức tạp như nhau.

Phần amp đúng là khuyếch đại càng cao thì sai số cũng cao theo, nhưng ko là gí so với sai số của driver gây ra.
Vd con dap AK120ii có ghi đầu ra sai số 0.0005% nếu bạn nhân lên 300 lần (2V nhân 300 thành 600V cho amp tĩnh điện) thì con số % vẫn là rất nhỏ so với sai số thường gặp ở driver hay speaker.
tamle_o
CAO CẤP
3 năm
@T.NC Chắc bác nói đúng chứ tận 2010 planar mới bắt đầu nổi lên dù Nhật cũng sx tai planar từ trc đó lâu nhưng k ai quan tâm. Chắc tận lúc đó các vấn đề mới dc giải quyết để sx hàng loạt hoặc đủ tốt hay j đó
Còn phức tạp hay ko ko liên quan lắm đến chuyện dễ làm nó nge hay hay k vì có 1 số con tai dynamic đơn giản rẻ tiền h vẫn nhiều ng thích còn nhiều con tai công ngệ thôbg số khủng hype dc 1 th gian chìm xuồng luôn😆
Thực ra thì fostex t50rp mới làm con đầu têu mang driver planar quay trở lại, về sau các bản mod của nó cho thấy sự nhạy cảm của driver này với các cấu trúc, vật liệu housing nên các hãng lớn đã kịp chớp thời cơ đầu tư vào nghiên cứu, bắt trend.
@T.NC Mình cũng thích Electrostatic khi nghe live concert, classical, hoặc post bop và modal jazz

Tai tĩnh đc mà mình dùng là SR009S, đánh bằng BHSE. Tiếng rất tốt và âm trường bá đạo, thực ra về không gian thì electrostatic nhưng về lực bass ở tầm 120hz đổ xuống có chiều hướng tiêu biến khá nhanh nên khó hợp nhiều thể loại nhạc.

Một vấn đề nữa khiến tai tĩnh điện ko phổ biến mình nghĩ là phụ thuộc vào amplifier quá nhiều, mỗi hãng lại là một phiên bản tai tĩnh điện khác nhau nên thành ra việc phối ghép khá khó khăn, chưa kể là đắt.
Này gần bằng đậu con sh trên đầu rồi 😆
@ViệtThương92 Theo giá nhà máy đề xuất thì có con còn bằng chục con Sh trên đầu kia bác 😃)
@Nguyễn Tuấn 2504 Loại đấy thì tính sang đội oto lên đầu thôi 😃)
Nhìn tai thôi là biết chất rồi
mua con này cho iphone là hợp
TiaMe
TÍCH CỰC
3 năm
thích nhỉ để mua vể thay e loa đi động :V
con này bèo bèo kéo cũng phải tầm hugo nhỉ 😁 chứ cắm mojo không ra hết được
Ko hẳn đắt đã là hơn trong phối giao tai và amp. Thằng nào tương thích về impedance (dịch là điện trở hay trở kháng nó cũng ko đúng lắm) đạt gần như linear và ko đổi thằng đó cho đầu ra chuẩn nhất. Mà impedance lại thay đổi theo tần số (biến đổi mức nào thì tùy tai). Thông số spec của amp toàn là hở mạch, hoặc thêm thông số tải thuần bất biến, nó ko phản ánh khi chịu tải thì ntn...
@T.NC Ko hẳn là đắt đã hơn nhưng con hugo nó khoẻ hơn mà bác. Bọn tai này tốn nguồn
TiaMe
TÍCH CỰC
3 năm
đeo lên nhìn mình sang hẳn :v
Hachip77
ĐẠI BÀNG
3 năm
Bỏ 91tr thì rhaf mua 15 con airpod còn hơn :|

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019