Khi nói đến ngành gia công chip bán dẫn ở hòn đảo Đài Loan, nổi tiếng nhất vẫn là TSMC, nhưng bên cạnh đó cũng có những cái tên nổi không kém như UMC, Vanguard hay PSMC. Chỉ bốn công ty này cộng lại, sản lượng chip họ tạo ra chiếm khoảng 64% tổng sản lượng chip bán dẫn sản xuất hàng năm trên toàn thế giới.
Theo phân tích mới nhất của Trendforce, xét riêng thị trường chip xử lý cao cấp, được sản xuất trên những tiến trình từ 16nm hoặc mới hơn, hiện đại hơn, sản phẩm của các hãng đến từ Đài Loan sẽ chiếm tới 61% tổng thị phần. Nói cách khác, già nửa số chip xử lý cao cấp sử dụng trong các ngành công nghệ cao, cho dù là AMD, Intel, Qualcomm hay Nvidia sử dụng, cũng đều cần tới sự trợ giúp của các đơn vị gia công chip Đài Loan.
Trendforce đưa ra dự đoán, đến năm 2025, thị phần chip xử lý tạo ra trên những tiến trình cao cấp nhất hiện tại do các công ty Đài Loan sản xuất cũng chỉ giảm xuống mức 58%, tức là vẫn rất cao. Đấy là đã tính luôn cả tác động của việc Intel đang đầu tư rất mạnh tay để đòi lại ngôi vương của ngành chế tác chip bán dẫn. Còn trong khi đó, những cái tên như TSMC thì đang mở rộng sản xuất, mở thêm 4 fab chế tác chip ở Trung Quốc, và 3 fab mới tại Mỹ.
Dĩ nhiên điều này cũng khiến vài quốc gia, trong đó có cả Mỹ lẫn Trung Quốc, lo ngại về an ninh công nghệ, và cũng đang có những động thái nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trong trường hợp những sự cố địa chính trị trong tương lai có khả năng xảy ra. Lấy ví dụ Mỹ đang cố gắng thông qua đạo luật CHIPS (Creating Helpful Incentives to Produce Semiconductors) để giảm phụ thuộc vào Đài Loan. Còn trong khi đó Trung Quốc từ hai năm nay đang cố gắng tự chủ công nghệ chip bán dẫn.
Theo PCGamer
Theo phân tích mới nhất của Trendforce, xét riêng thị trường chip xử lý cao cấp, được sản xuất trên những tiến trình từ 16nm hoặc mới hơn, hiện đại hơn, sản phẩm của các hãng đến từ Đài Loan sẽ chiếm tới 61% tổng thị phần. Nói cách khác, già nửa số chip xử lý cao cấp sử dụng trong các ngành công nghệ cao, cho dù là AMD, Intel, Qualcomm hay Nvidia sử dụng, cũng đều cần tới sự trợ giúp của các đơn vị gia công chip Đài Loan.
Trendforce đưa ra dự đoán, đến năm 2025, thị phần chip xử lý tạo ra trên những tiến trình cao cấp nhất hiện tại do các công ty Đài Loan sản xuất cũng chỉ giảm xuống mức 58%, tức là vẫn rất cao. Đấy là đã tính luôn cả tác động của việc Intel đang đầu tư rất mạnh tay để đòi lại ngôi vương của ngành chế tác chip bán dẫn. Còn trong khi đó, những cái tên như TSMC thì đang mở rộng sản xuất, mở thêm 4 fab chế tác chip ở Trung Quốc, và 3 fab mới tại Mỹ.
Dĩ nhiên điều này cũng khiến vài quốc gia, trong đó có cả Mỹ lẫn Trung Quốc, lo ngại về an ninh công nghệ, và cũng đang có những động thái nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia trong trường hợp những sự cố địa chính trị trong tương lai có khả năng xảy ra. Lấy ví dụ Mỹ đang cố gắng thông qua đạo luật CHIPS (Creating Helpful Incentives to Produce Semiconductors) để giảm phụ thuộc vào Đài Loan. Còn trong khi đó Trung Quốc từ hai năm nay đang cố gắng tự chủ công nghệ chip bán dẫn.
Theo PCGamer