Trí thông minh nhân tạo đã có thể dự đoán nguy cơ đau tim chính xác hơn cả bác sĩ

ND Minh Đức
16/4/2017 20:13Phản hồi: 25
Trí thông minh nhân tạo đã có thể dự đoán nguy cơ đau tim chính xác hơn cả bác sĩ
Con số 20 triệu người tử vong hàng năm do các bệnh về tim mạch có thể được giảm xuống đáng kể nhờ vào thuật toán machine learning mà các nhà nghiên cứu tại Đại học Nottingham, Anh Quốc vừa phát triển thành công, giúp dự đoán nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ với độ chính bằng hoặc thậm chí là hơn bác sĩ chuyên khoa.

Đại học Tim mạch và Hiệp hội tim Hoa Kỳ trước đây đã công bố chỉ dẫn ước tính nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bệnh nhân dựa trên 8 yếu tố, bao gồm tuổi tác, nồng độ cholesterol và huyết áp,… Hệ thống này có thể được dùng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh của một người với độ chính xác trung bình lên tới 72,8%. Đây là một con số chính xác rất cao nhưng với giáo sư Stephen Weng thì ông còn muốn đưa ra dự đoán chính xác hơn nữa.

Bởi thế, ông cùng nhóm nghiên cứu đã phát triển 4 thuật toán máy tính dựa trên công nghệ machine learning, sau đó “dạy” chúng dữ liệu của 378.256 bệnh nhân tại Anh Quốc. Hệ thống đầu tiên sử dụng khoảng 295.000 hồ sơ nhằm tạo ra mô hình dự đoán nội tại của các ca bệnh. Sau đó hệ thống sẽ dử dụng những hồ sơ còn lại nhằm kiểm tra và chắt lọc kết quả. Kết quả thu được cuối cùng là dự đoán mắc bệnh tim với độ chính xác lên tới 74,5 tới 76,4%, cao hơn so với chỉ dẫn của AAA/AHA. Chưa hết, họ còn sử dụng thuật toán mạng nơ ron nhân tạo để dự đoán và cuối cùng, nó cho kết quả chính xác cao hơn tới 80,4%, đồng thời tỷ lệ lỗi chỉ có 1,6%.

Trong số 83.000 bệnh nhân có hồ sơ được test, hệ thống vừa phát triển đã có thể cứu sống thêm 355 sinh mạng. Thú vị hơn, hệ thống AI còn nhận diện được một số yếu tố nguy cơ, đồng thời đưa ra các dự đoán tính tới cả các căn bệnh tâm thần loại nặng hoặc thói quen dùng corticosteroids của người bệnh. Theo giáo sư Weng: “Có rất nhiều tương tác trong hệ thống sinh học của con người. Đó mới là cơ thể con người. Khoa học máy tính cho phép chúng ta có thể khám phá được những mối quan hệ này.”

Tham khảo Science
25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

bộ não con người có giới hạn mà còn máy móc là vô hạn...đù có giỏi tới đâu thì cũng tới lúc bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, những thứ tác động bên ngoài, thể trạng tâm trạng tùy hôm mà độ chính xác khác nhau
@anh.duong.218 Ông này nói ngược nè, bộ não mới là vô hạn, máy móc hay các loại nhân tạo có giới hạn.
lienkhuong
ĐẠI BÀNG
7 năm
Bay giờ bs chỉ kêu đi xét nghiệm này nọ. Roi máy móc cho ra kết quả chứ bs chẳng làm ji hết
@lienkhuong Sai lầm. Ví dụ trường hợp phẫu thuật, không bác sĩ làm thì ai làm bác ơi? Hoặc có rất nhiều ca cấp cứu, biến chứng, hội chứng lạ.. mà không hề được học trong sách vở, khi đó kinh nghiệm của bác sĩ là cực kì quan trọng, (ít nhất là ở hiện tại) máy móc nào làm được chuyện đó?
hoanlkpr
TÍCH CỰC
7 năm
@Toan Nguyen 992 Máy móc robot giờ ở tiền sơ khai, cỡ mấy chục năm sau như skynet thì bác sỹ có thể phải nâng cấp trình cao hơn là nghiên cứu !
@Toan Nguyen 992 thế nghĩ máy móc nó k biết học à? giờ nó toàn auto learning hết rồi chứ k chỉ là lập trình gì biết nấy đâu nhé
xong máy trước nó tải dữ liệu cho máy sau...nó share chung kinh nghiệm cơ sở dữ liệu thì chỉ cần 1 máy học đc là các máy khác cũng có nhé
meoden8x
TÍCH CỰC
7 năm
@Toan Nguyen 992 IBM Watson nó đưa ra phác đồ điều trị còn chuẩn hơn bác sĩ rồi thím ạ. Cái gọi là kinh nghiệm của bác sĩ chẳng là gì so với máy móc đâu vì khả năng ghi nhớ của con người có hạn, khả năng tiếp cận thông tin cũng có hạn nốt còn với máy móc là VÔ TẬN nhé.
PS: Cái này không rõ là tự động hay người điều khiển nhưng tương lai robot tự động phẫu thuật là chuyện hoàn toàn có thể nhé:
ThThLam
TÍCH CỰC
7 năm
Học bác sĩ để có kiến thức, suy luận, chuẩn đoán.
Khi mà máy móc chưa đạt được khả năng tư duy + suy luận của bộ não con người.
Nếu máy móc mà sai, thì nguy hiểm tính mạng. Nên vẫn cần có bác sĩ đủ kiến thức để phân tích đúng sai.
Mà nói thật luôn, học bác sĩ chủ yếu để duy trì cái font chữ khó đọc / không thể đọc được bởi những người và máy móc bình thường.
Danwelsion
ĐẠI BÀNG
7 năm
Tương lai: Khi bạn đến 18 tuổi bạn có thể đi đến trung tâm chăm sóc sức khỏe để tính tuổi thọ của bạn.
nhất là theo dõi xăng tăng/giảm 😁:p:D:p:eek:
Có máy thì có máy, cũng phải học bác sĩ mới biết xài máy chứ.

Máy bay cũng tự động từ đầu tới cuối rồi đấy, máy bay ko phi công có ai dám lên ko? :v

Kế toán cũng excel làm hết, người toàn nhập số rồi cuối cùng bấm enter chứ có làm gì đâu. Nhưng đưa đứa ko có chuyên môn vào là nó phá banh.
Thứ nhất là cái robot tự động phẫu thuật đó, hoàn toàn có thể, không ai nói gì.
Thứ 2: cho mình hỏi, nếu kinh nghiệm của bác sĩ chẳng là gì so với máy móc, vì khả năng học hỏi ghi nhớ của máy móc là vô tận, vậy những cái máy móc học hỏi được nó đến từ đâu? nếu không phải là từ kiến thức, kinh nghiệm của bác sĩ?
Thứ 3: vui lòng đọc lại kĩ câu trả lời của mình cho bác kia, xem mình nói gì đã rồi comment nhé. Không ai phủ nhận khả năng của máy tính/robot/AI cả, tuy nhiên ở HIỆN TẠI không ai có thể tin tưởng hệ thống AI (so với bác sĩ), vì sức khỏe con người không giống như giải 1 ván cờ, AI thua thì rút ra kinh nghiệm được 😁 , và thứ 2, còn rất nhiều vấn đề trong y học mà con người chưa giải quyết được, vậy nếu không có khối óc của các nhà y khoa, thì trong tương lai lấy cái gì để cung cấp kiến thức cho AI chữa bệnh ?
Thứ 4: Những cái phác đồ này, hoặc dự đoán nguy cơ tim mạch này nọ, về cơ bản nó là 1 thuật toán thôi, việc chữa bệnh nó phức tạp hơn trăm ngàn lần.
Xin nhắc lại là tiềm năng của AI/robot trong tương lai là rất lớn, k thể phủ nhận, trong lĩnh vực y tế cũng vậy, nhưng cái mình nói là ở hiện tại, và cái mình trả lời bác kia đó là vấn đề hơi khác. :D
Ghê thật, auto learning ghê nhỉ :D thế cho hỏi nó auto kiểu gì? auto cho thuốc, auto chữa bệnh, nếu mà sai, người ta bị biến chứng, tác dụng phụ hoặc chết thì rút kinh nghiệm à? :D
Mà có ai nói máy móc không biết học đâu nhỉ ông anh? học nhưng cũng phải dựa vào kiến thức của thầy thuốc mà ra. nói đơn giản như cái dự đoán nguy cơ đau tim trong bài này, nó là kiểu tính toán thống kê rồi đưa ra nguy cơ tim mạch, còn nếu như AI muốn kê đơn, phác đồ điều trị này nọ thì cũng phải được nạp kiến thức thầy thuốc, rồi có chăng thì thay đổi 1 chút mà thôi, cái này nó k giống như đánh cờ, cứ đánh là tự động rút kinh nghiệm đâu :D
@meoden8x vâng, tương lai thì AI sẽ rất là bá đạo, chắc chắn rồi 😁
có cái là ở hiện tại thì khi chẩn đoán 1 ca bệnh, với những yếu tố tiền sử, dị ứng, bệnh đi kèm..của một cá nhân cụ thể, hoặc biến chứng bất ngờ khi đang chữa trị, hoặc 1 hội chứng bênh mới chẳng hạn... người ta chưa tin tưởng vào AI đâu bác.
@anh.duong.218 Vô học thế 😁
@Toan Nguyen 992 k nên tranh luận với những kẻ k cùng trình độ 😆 tốt nhất là nên phũ thì hơn 😃)
@anh.duong.218 Đứa ngu nhất nó cũng có thể nói như thế, để tránh phải tìm lý lẽ phản biện 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019