Trục cam biến thiên là gì? Tại sao càng ngày càng nhiều hãng áp dụng công nghệ này vào động cơ?

sonlazio
8/1/2017 3:1Phản hồi: 98
Trục cam biến thiên là gì? Tại sao càng ngày càng nhiều hãng áp dụng công nghệ này vào động cơ?
Trục cam biến thiên trên động cơ xe hơi là một công nghệ không còn gọi là hiện đại mà thực ra đã được áp dụng từ rất lâu rồi. Nay ngay cả với xe moto và xe động cơ dung tích nhỏ cũng bắt đầu được áp dụng công nghệ này. Trục cam biến thiên tối ưu được tốc độ nạp nhiên liệu cũng như tốc độ xả của sú pắp. Nhờ vậy mà nhiên liệu được đốt tối ưu hơn, cũng như khi cháy xong được xả ra nhanh hơn dẫn đến tăng công suất động cơ.

tinhte.cambienthien-3.jpg

Cam biến thiên là để điều khiển thời điểm đóng mở sú pắp theo tiếng Anh là VVT (Variable Valve Timing), nếu lục lại lịch sử thì nó ra đời từ thời động cơ hơi nước và nó dùng để tối ưu thời điểm lượng hơi nước nạp vào và xả ra trong chu kỳ nén của piston máy hơi nước. Chúng ta sẽ bàn một chút về vấn đề kỹ thuật ở đây. Ở trong buồng đốt sẽ có một chu kỳ mà hỗn hợp nhiên liệu - không khí đưa và, và sẽ có một chu kỳ mà hỗn hợp này sau khi sinh công được đẩy ra. Khi ở chu kỳ hút thì sú pắp nạp sẽ mở, sú pắp xả sẽ đóng. Còn ở chu kỳ xả thì sú pắp hút sẽ đóng, sú pắp xả sẽ mở. Quy trình này được lặp đi lặp lại bất kể điều kiện hoạt động, bất kể vòng tua máy cao hay thấp nếu chỉ sử dụng trục cam bình thường.

tinhte.cambienthien-2.jpg
Solenoid kích hoạt Cam phụ biến thiên
Nhưng sẽ có phát sinh một vài vấn đề khi piston chạy quá nhanh (động cơ hoạt động ở vòng tua cao). Đó là khi ở tua máy cao thì động cơ cần lượng hỗn hợp nhiên liệu nhiều hơn, và nếu như trục cam vẫn hoạt động giống nhau ở mọi vòng tua sẽ khiến cho sú pắp nạp đóng khi chưa đủ lượng nhiên liệu đưa vào buồng đốt. Nói nôm na cho dễ hiểu thì vợ chưa kịp vào nhà thì mình đã đóng cửa quá nhanh, khiến cho chỉ mới có 1-2 cô vợ vào được, còn những cô còn lại thì vẫn đứng ngoài dùng mình cần đến 8 cô vợ mới đúng.


tinhte.cambienthien-4.jpg

Hoặc nếu thiết kế trục cam để đóng sú pắp nạp trễ hơn chút (thường trên động cơ xe đua) thì động cơ sẽ gặp vấn đề ở vòng tua thấp. Sú pắp đóng chậm sẽ khiến cho lượng nhiên liệu chưa kịp đốt hết sẽ đi ra ngoài do sú pắp ko kín. Từ đó sẽ khiến động cơ đốt không sạch nhiên liệu ở tua máy thấp. Chính vì những nhược điểm đó của trục cam bình thường mà trục cam biến thiên ra đời.

tinhte.cambienthien-5.jpg

Có nhiều giải pháp được các hãng chọn để kích hoạt cam biến thiên. Có hãng thì dùng áp suất nhớt để kích hoạt trục biến thiên, có hãng dùng solenoid điện, còn công nghệ mới nhất thì có thể không cần dùng tới cam mà sú pắp được điều khiển điện bằng nam châm. Cách nào cũng được, miễn sao tối ưu được thời điểm đóng mở sú pắp là được. Ở trên xe hơi thì có thể thấy gần như tất cả các hãng đều áp dụng công nghệ này. Mới đây thì Toyota áp dụng công nghệ này trên cả sú pắp nạp và xả rồi gọi là Dual - VVTi. Còn trên Honda thì họ gọi là VTEC, hãng khác thì cũng nhiều cách gọi nhưng nói chung tiếng Việt dịch nôm na là Cam Biến Thiên (không chính xác theo nghĩa đen nhưng tương đồng). Công nghệ này bắt đầu được áp dụng trên xe hơi từ năm 1980 bởi hãng Alpha Romeo và sau đó dần dần phổ biến.

tinhte.cambienthien-6.jpg
Đây là công nghệ cốt cam biến thiên của BMW M6 F12 đời 2012
BMW thì gọi là Vanos và Valvetronic. Xe của BMW thông minh hơn ở chỗ nó giải quyết cả thời điểm đóng mở sú pắp và cả đóng mở sú pắp trong bao lâu. Vanos giải quyết vấn đề thời điểm đóng mở sú pắp và Valvetronic thì do trục cam phụ hỗ trợ bằng mô tơ Valvetronic và giải quyết vấn đề thời gian đóng mở sú pắp bao lâu. Nói chung là phức tạp hơn cái VVTi cũng như VTEC nhiều.

tinhte.cambienthien-7.jpg
Đây là solenoid kích hoạt cam phụ của Honda CB400 VTEC III
Trên xe moto thì trên xe đua cũng đã được áp dụng công nghệ này từ lâu còn trên xe thương mại thì cũng bắt đầu có vài hãng áp dụng. Sơ khai nhất có thể kể đến đó là công nghệ VTEC trang bị cho mẫu Honda CB400. Bắt đầu từ chiếc CB400 VTEC I vào những năm 90 khiến người dùng khá bất ngờ khi ở vòng tua cao chiếc xe mới thật sự "bung lụa" còn ở tua thấp thì cực kỳ êm ái và tiết kiệm xăng. Vào năm 2002 thì công nghệ này được Honda áp dụng cho chiếc Honda VFR800 một mẫu xe thường được Honda thử nghiệm công nghệ.

Quảng cáo



Phần 2 của bài này sẽ tiếp tục trong vài ngày tới.

Hình ảnh: Google
98 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

chưa hiểu lắm mặc dù đã cố đọc 😆
@Queen'sDragon nói đơn giản là động cơ quay thì trục cam quay, trên trục cam có các bánh cam nó ko tròn tới phần lồi thi nó đá vào làm mở xupap nạp cung cấp nl cho đcơ và xupap thải thải khí thải...à mà thôi cứ hiểu là trục cam biến thiên để thay đổi việc nạp và thải cho phù hợp với điều kiện chạy của đcơ còn trục cam ko biến thiên thì ko, còn làm thế nào thì bác cũng chả cần hiểu để làm j đâu =))
@Queen'sDragon NÓI THẬT CHỨ ADD CŨNG CHẢ HIỂU CHO MẤY ))
@Queen'sDragon Nói ngắn gọn thì dù vòng tua cao hay thấp lượng nhiên liệu nạp vào động cơ không thay đổi nhưng với trục cam biến thiên nó sẽ giúp nhiên liệu nạp vào ở vòng tua cao sẽ nhiều hơn và khiến động cơ bốc hơn. Ví dụ như chiếc NVX 155 (yamaha) sử dụng công nghệ VVA củng như vậy.
Đừng nói với mình bạn không biết vòng tua là gì nha :v
ntherol
TÍCH CỰC
7 năm
Hay. Cảm ơn bạn. Mình là dân cơ khí.
Đang nứng thì phải đợi phần 2.
@ptp49 Đang hứng thì phải đợi phần 2.
@ptp49 Dạ để em coi tình hình sự quan tâm của mọi người ạ
-TheEnd-
ĐẠI BÀNG
7 năm
@ptp49 Nói chung là đợi phần 2 😁
Thành BMT
TÍCH CỰC
7 năm
@ptp49 Có phần chỉnh sửa trong thanh công cụ đấy bạn.
thật ra ng bình thường k biết cái này càng đỡ bị đơ
làm gì mà cần đến 8 cô vợ thế nhỉ 😁
Đọc kỷ rồi..mà vẫn chưa hiểu
@uochuý1489Quốc Huy Mấy cái này hại não lắm
@Vua Lười Có gì đâu mà hại não bác ơi.
Em hiểu là vậy bác xem có đúng ko nha:
Thời gian hút nhiên liệu càng ngắn khi động cơ hoạt động với tốc độ càng cao trong khi lượng nhiên liệu thì nhiều hơn nên cần phải có bộ phận cam biến thiên để điều chỉnh thời gian valve hút mở ra lâu hơn đủ cho nhiên liệu đi vào lớn nhất, nhưng vẫn ko
bị trể khi tới kỳ nén. Đối với kỳ cuối cũng vậy-lượng khí thải nhiều làm thời gian tống ra lâu hơn nhưng phải không dc mở sớm ở kỳ nổ cũng ko dc vẫn mở ở kỳ hút tiếp sau đó.
@ptp49 Sẽ có thêm một số bác bảo rằng: "Hại não quá!"
destjny87
TÍCH CỰC
7 năm
@uochuý1489Quốc Huy Do bạn ko biết về máy móc thì cảm thấy khó hiểu thôi , chứ cái cam này là cái rất rất bình thường trong cơ khí , nó chỉ là cái trục để điều khiển mấy cái pistong thôi , hộp số mới là cái phức tạp nhất của oto , xe nó ăn nhau ở cái hộp số
bài viết hay lắm
nhưng đoạn này
nói dễ hiểu mà mình chả thấy dễ hiểu chỗ nào cả
guiqc
ĐẠI BÀNG
7 năm
@namlasieunhan nó ngược với trường hợp "rút không kịp" đó bạn.
halong148
TÍCH CỰC
7 năm
@trunghieu_lxag Số 8 chỉ là ví dụ ngẫu nhiên thôi. Ko liên quan đến 4 xi lanh đâu. 4 xi lanh cùng 1 lúc hoạt động ở các thì khác nhau.
bopbb
ĐẠI BÀNG
7 năm
@trunghieu_lxag KHông phải vậy bạn. Môt piston có 2 hoặc 4 sú-pắp tuỳ hãng bạn à.
Còn bạn hỏi'' Vậy mỗi lần nạp thì 1 Xylanh sẽ mở 2 suppap x 4 Xylanh = 8 "cô vợ"
-Một động cơ có 4 xylanh thì khi nạp trục cam quay chỉ có 1 cặp sú-pắp hoạt động thôi.chứ không phải 8 cặp sú-pắp hoạt động 1 lúc.
Chưa thấy nó hoạt động như thế nào. Chờ mod viết tiếp.
😁 Cần tiếp phần 2
Nhìn cái hình đầu tiên mà nhớ cái thời làm đo lường nó cho sai số 0.0005 mới đau
Tóm tắt cho những ai chưa hiểu: Cam biến thiên nôm na là loại cam biến thiên gắn trong động cơ có tác dụng biến thiên các loại biến trong thiên văn học, thiên về các biến trong toán học để tạo ra trái cam trên cây học, sau đó biến trái cam thành biến tạo biên độ thiên hóa chức năng công lực bảo toàn định mệnh, các bạn hiểu chưa, mình thì đếu hiểu mẹ gì
xyzmen
CAO CẤP
7 năm
@Methylamine cả ơn bác đã dành thời gian....😁:D:D:D
email007vn
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Methylamine Vãi bác
Coi cái này hiểu hơn:
Thành BMT
TÍCH CỰC
7 năm
Mỗi cái này chỉ là nửa chu kỳ thôi, cả 2 mới thành 1 chu kỳ hoàn chỉnh.
GiangSCE
TÍCH CỰC
7 năm
@Thành BMT 4 kỳ mà b, nạp - nén - cháy - xả, mỗi cái 1 kỳ
@Thành BMT Đó là hai kỳ chứ bạn.cụ thể là đầu kỳ 1 và cuối kỳ 4 đối với động cơ 4 thì.
Anlinhcau
ĐẠI BÀNG
7 năm
@Thành BMT Ở động cơ 2 kỳ thì 2 kỳ này là 1 chu trình đốt hoàn chỉnh, động cơ 4 kỳ thì có 4 kỳ nạp, nén, nổ, xả mới là 1 chu trình hoàn chỉnh. Bài viết chắc vội nên hơi sai chút ạ 😃 .
pheroty
ĐẠI BÀNG
7 năm
Cứ hiểu là cái lổ nạp vs xả banh to hơn để cho hỗn hợp nhiên liệu vô được nhanh nhiều, đốt xong thì cũng xả nhanh hơn.
Nếu bạn giải thích rõ cơ cấu hoạt động của một số loại động cơ thì mọi người sẽ hiểu hơn.
Bài hay lắm bác.
sú pắp là cái gì vậy
HEOGOLD
TÍCH CỰC
7 năm
@minh2423 Là súp bắp đó,, ngọt và ngon
Có áp dụng trên nvx k nhỉ
@mr.hungnguyen Có, nhưng NVX chỉ áp dụng cho van nạp thôi
@trunghieu_lxag bạn nói cụ thể hơn dc k mình k hiểu rõ lắm
Tesla sẽ không bao giờ áp dụng hehe

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019