Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã công bố lệnh cấm bay vào không phận hồi cuối tháng 5, áp dụng với những chiếc máy bay được Nga tịch thu của các công ty cho thuê của phương Tây. Lý do được đưa ra là tình trạng pháp lý "chưa được xác nhận" của các máy bay này. Chúng đang được tái đăng ký tại Nga theo đạo luật mới của Putin nhưng đây là hành động vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế đã tồn tại nhiều thập niên.
Theo nguồn tin được dẫn lại bởi trang RBK của Nga, "Trung Quốc đã yêu cầu chứng minh các máy bay được đề cập không được đăng ký ngoài Nga". Hồi đầu tháng 5, CAAC cũng đã yêu cầu tất cả các hãng hàng không bay đến Trung Quốc phải cập nhật hồ sơ điện tử chứa thông tin về máy bay, chủ sở hữu và hợp đồng xử lý mặt đất tại sân bay. Đây là quy trình tiêu chuẩn của CAAC lẫn trên toàn thế giới. Các hãng hàng không Nga không thể cung cấp những tài liệu này thế nên CAAC tuân theo các quy định quốc tế của ICAO từ chối cho máy bay Nga bay vào không phận Trung Quốc.
Có khoảng 1287 chiếc máy bay thương mại đang được khai thác bởi các hãng hàng không Nga. Reuters cho biết có khoảng 780 chiếc được thuê trong đó 515 chiếc thuê từ các công ty nước ngoài. Hầu hết các máy bay thuê từ nước ngoài đăng ký tại Bermuda và Ireland. 2 quốc gia này cũng đã đình chỉ chứng nhận đủ điều kiện hàng không đối với các máy bay bị kẹt lại tại Nga vì không còn chắc chắn chúng đủ an toàn để bay.
Khi chiến sự Ukraine nổ ra, nhiều hãng cho thuê máy bay của phương Tây đã chấm dứt hợp đồng cho thuê với các hãng hàng không Nga. Thế nhưng họ không thể đem máy bay về bởi tổng thống Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh tịch thu những máy bay này và cấm chúng bay khỏi không phận Nga. Cũng theo đạo luật mới thì các hãng hàng không Nga sẽ có thể giữ lại máy bay đã thuê và đăng ký lại máy bay. Luật quốc tế thì cấm máy bay dân dụng được đăng ký nhiều quốc gia cùng lúc.
Các báo cáo gần đây cho biết các hãng hàng không Nga đã bắt đầu đăng ký lại cho 360 chiếc máy bay nước ngoài từ hồi đầu tháng 3. Bertrand Grabowski - một nhà cố vấn hàng không nói: "Việc đăng ký máy bay mà không có bằng chứng về việc hủy đăng ký trước đó cũng như không có sự đồng ý của chủ sở hữu máy bay là bất hợp pháp." Để có thể đăng ký lại một chiếc máy bay thì chắc chắn các hãng hàng không Nga sẽ cần sự cho phép của chủ sở hữu máy bay chẳng hạn như AerCap - công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới có trụ sở tại Dublin và điều này rất khó xảy ra.
Ngoài ra, các luật hàng không dân dụng của Nga cũng đã được chỉnh sửa hồi tháng 3 và tháng 5 nhằm loại bỏ nhiều quy định an toàn khác nhau liên quan đến việc bảo dưỡng và chứng nhận máy bay. Nga cũng cảnh báo các hãng hàng không không bay quốc tế bởi bên cho thuê có thể lấy lại quyền sở hữu những chiếc máy bay này. Aeroflot và S7 - 2 hãng hàng không lớn nhất của Nga cũng đã ngưng các chuyến bay quốc tế từ hồi giữa tháng 5. Các hãng hàng không Nga đăng ký lại máy bay cũng là một cách để tiếp tục hoạt động trong nước.
Hàng không Nga đang đối mặt với tương lai ảm đạm bởi hàng không nước này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các máy bay của phương Tây như Airbus và Boeing. Cả 2 hãng sản xuất máy bay này đều đã ngưng hoạt động, đóng cửa văn phòng, ngưng cung cấp dịch vụ bảo trì tại Nga nhằm tuân theo các lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, các hãng làm động cơ như CFM International, GE, Rolls-Royce, Pratt & Whitney … cũng ngưng hoạt động tại Nga khiến đội bay của các hãng hàng không Nga đứng trước nguy cơ phải nằm đất do thiếu linh kiện, dịch vụ bảo dưỡng. Trước tình thế này thì Nga cũng đã cho khởi động lại các dây chuyền sản xuất máy bay cũ có từ thời Liên Xô như Tu-214, Il-96/76.
Theo: Airlive; The Drive; AsiaFinancial; Reuters
Theo nguồn tin được dẫn lại bởi trang RBK của Nga, "Trung Quốc đã yêu cầu chứng minh các máy bay được đề cập không được đăng ký ngoài Nga". Hồi đầu tháng 5, CAAC cũng đã yêu cầu tất cả các hãng hàng không bay đến Trung Quốc phải cập nhật hồ sơ điện tử chứa thông tin về máy bay, chủ sở hữu và hợp đồng xử lý mặt đất tại sân bay. Đây là quy trình tiêu chuẩn của CAAC lẫn trên toàn thế giới. Các hãng hàng không Nga không thể cung cấp những tài liệu này thế nên CAAC tuân theo các quy định quốc tế của ICAO từ chối cho máy bay Nga bay vào không phận Trung Quốc.
Có khoảng 1287 chiếc máy bay thương mại đang được khai thác bởi các hãng hàng không Nga. Reuters cho biết có khoảng 780 chiếc được thuê trong đó 515 chiếc thuê từ các công ty nước ngoài. Hầu hết các máy bay thuê từ nước ngoài đăng ký tại Bermuda và Ireland. 2 quốc gia này cũng đã đình chỉ chứng nhận đủ điều kiện hàng không đối với các máy bay bị kẹt lại tại Nga vì không còn chắc chắn chúng đủ an toàn để bay.
Khi chiến sự Ukraine nổ ra, nhiều hãng cho thuê máy bay của phương Tây đã chấm dứt hợp đồng cho thuê với các hãng hàng không Nga. Thế nhưng họ không thể đem máy bay về bởi tổng thống Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh tịch thu những máy bay này và cấm chúng bay khỏi không phận Nga. Cũng theo đạo luật mới thì các hãng hàng không Nga sẽ có thể giữ lại máy bay đã thuê và đăng ký lại máy bay. Luật quốc tế thì cấm máy bay dân dụng được đăng ký nhiều quốc gia cùng lúc.
Các báo cáo gần đây cho biết các hãng hàng không Nga đã bắt đầu đăng ký lại cho 360 chiếc máy bay nước ngoài từ hồi đầu tháng 3. Bertrand Grabowski - một nhà cố vấn hàng không nói: "Việc đăng ký máy bay mà không có bằng chứng về việc hủy đăng ký trước đó cũng như không có sự đồng ý của chủ sở hữu máy bay là bất hợp pháp." Để có thể đăng ký lại một chiếc máy bay thì chắc chắn các hãng hàng không Nga sẽ cần sự cho phép của chủ sở hữu máy bay chẳng hạn như AerCap - công ty cho thuê máy bay lớn nhất thế giới có trụ sở tại Dublin và điều này rất khó xảy ra.
Ngoài ra, các luật hàng không dân dụng của Nga cũng đã được chỉnh sửa hồi tháng 3 và tháng 5 nhằm loại bỏ nhiều quy định an toàn khác nhau liên quan đến việc bảo dưỡng và chứng nhận máy bay. Nga cũng cảnh báo các hãng hàng không không bay quốc tế bởi bên cho thuê có thể lấy lại quyền sở hữu những chiếc máy bay này. Aeroflot và S7 - 2 hãng hàng không lớn nhất của Nga cũng đã ngưng các chuyến bay quốc tế từ hồi giữa tháng 5. Các hãng hàng không Nga đăng ký lại máy bay cũng là một cách để tiếp tục hoạt động trong nước.
Hàng không Nga đang đối mặt với tương lai ảm đạm bởi hàng không nước này vẫn phụ thuộc rất nhiều vào các máy bay của phương Tây như Airbus và Boeing. Cả 2 hãng sản xuất máy bay này đều đã ngưng hoạt động, đóng cửa văn phòng, ngưng cung cấp dịch vụ bảo trì tại Nga nhằm tuân theo các lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu. Ngoài ra, các hãng làm động cơ như CFM International, GE, Rolls-Royce, Pratt & Whitney … cũng ngưng hoạt động tại Nga khiến đội bay của các hãng hàng không Nga đứng trước nguy cơ phải nằm đất do thiếu linh kiện, dịch vụ bảo dưỡng. Trước tình thế này thì Nga cũng đã cho khởi động lại các dây chuyền sản xuất máy bay cũ có từ thời Liên Xô như Tu-214, Il-96/76.
Theo: Airlive; The Drive; AsiaFinancial; Reuters