Đó là thông tin mà Bloomberg tuyên bố hôm vừa rồi, dẫn nguồn giấu tên. Nguồn tin này nói rằng trong tháng 3 tới, đơn vị vận hành công cụ tìm kiếm trực tuyến nổi tiếng ở đại lục, Baidu, sẽ cho ra mắt một phiên bản chatbot ứng dụng thuật toán machine learning vận hành y hệt như ChatGPT của OpenAI. Công cụ này hiện giờ vẫn chưa rõ tên chính thức, nhưng khi ra mắt, nó sẽ được tích hợp thẳng vào dịch vụ tìm kiếm trực tuyến của Baidu.
Dù nhiều tập đoàn công nghệ khác của Trung Quốc cũng đã và đang bỏ rất nhiều tiền nghiên cứu giải pháp AI tương tự như mô hình ngôn ngữ GPT, nhưng xét trên quy mô của Baidu, mô hình ngôn ngữ machine learning họ tạo ra rất có thể sẽ có tính ứng dụng cao. Mô hình này dựa trên hệ thống Ernie mà Baidu đã đầu tư phát triển trong vài năm qua, tiêu tốn của tập đoàn công nghệ Trung Quốc này số vốn không nhỏ chút nào.
Còn về phần ChatGPT, kể từ lúc nó ra mắt phiên bản public hồi tháng 11 năm ngoái, đã khiến cộng đồng công nghệ xôn xao với khả năng tạo ra những câu chữ mang cả nội dung lẫn cách hành văn vô cùng tự nhiên. Mô hình ngôn ngữ này, giống như rất nhiều thuật toán machine learning khác, sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ trên mạng internet để tự học, tự chỉnh sửa chính bản thân nó cho tới khi thuật toán cảm thấy tự vượt qua “phép thử Turing”, tức là tác phẩm đầu ra không thể phân biệt là của người hay máy móc.
Những người mang trong mình tâm lý tiêu cực về AI đang lo ngại rằng những công cụ như ChatGPT hay Dall-E2 của OpenAI sẽ có thể thay đổi cả thế giới, cho rằng chúng có thể thay thế con người trong nhiều ngành nghề như giáo viên, luật sư, hoạ sĩ hay lập trình viên…
Gần đây nhất, Microsoft đã chính thức công bố đầu tư mạnh tay cho OpenAI, con số được cho là có thể chạm ngưỡng 10 tỷ USD, qua đó chứng minh kỳ vọng và tiềm năng của các tập đoàn công nghệ lớn vào công nghệ machine learning trong việc phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người.
Tương tự là Alphabet, công ty mẹ của Google. Họ cũng đang đổ rất nhiều tiền phát triển một hệ thống machine learning cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT vì lo ngại rằng, Microsoft sẽ tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm trực tuyến Bing, giúp công cụ này có được lợi thế trong tương lai so với công cụ tìm kiếm Google, cỗ máy in tiền hiện tại của Alphabet.
Theo Digital Trends
Dù nhiều tập đoàn công nghệ khác của Trung Quốc cũng đã và đang bỏ rất nhiều tiền nghiên cứu giải pháp AI tương tự như mô hình ngôn ngữ GPT, nhưng xét trên quy mô của Baidu, mô hình ngôn ngữ machine learning họ tạo ra rất có thể sẽ có tính ứng dụng cao. Mô hình này dựa trên hệ thống Ernie mà Baidu đã đầu tư phát triển trong vài năm qua, tiêu tốn của tập đoàn công nghệ Trung Quốc này số vốn không nhỏ chút nào.
Còn về phần ChatGPT, kể từ lúc nó ra mắt phiên bản public hồi tháng 11 năm ngoái, đã khiến cộng đồng công nghệ xôn xao với khả năng tạo ra những câu chữ mang cả nội dung lẫn cách hành văn vô cùng tự nhiên. Mô hình ngôn ngữ này, giống như rất nhiều thuật toán machine learning khác, sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ trên mạng internet để tự học, tự chỉnh sửa chính bản thân nó cho tới khi thuật toán cảm thấy tự vượt qua “phép thử Turing”, tức là tác phẩm đầu ra không thể phân biệt là của người hay máy móc.
Những người mang trong mình tâm lý tiêu cực về AI đang lo ngại rằng những công cụ như ChatGPT hay Dall-E2 của OpenAI sẽ có thể thay đổi cả thế giới, cho rằng chúng có thể thay thế con người trong nhiều ngành nghề như giáo viên, luật sư, hoạ sĩ hay lập trình viên…
Gần đây nhất, Microsoft đã chính thức công bố đầu tư mạnh tay cho OpenAI, con số được cho là có thể chạm ngưỡng 10 tỷ USD, qua đó chứng minh kỳ vọng và tiềm năng của các tập đoàn công nghệ lớn vào công nghệ machine learning trong việc phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người.
Tương tự là Alphabet, công ty mẹ của Google. Họ cũng đang đổ rất nhiều tiền phát triển một hệ thống machine learning cạnh tranh trực tiếp với ChatGPT vì lo ngại rằng, Microsoft sẽ tích hợp ChatGPT vào công cụ tìm kiếm trực tuyến Bing, giúp công cụ này có được lợi thế trong tương lai so với công cụ tìm kiếm Google, cỗ máy in tiền hiện tại của Alphabet.
Theo Digital Trends