Các nhà chức trách Trung Quốc đang có kế hoạch tăng lượng mưa bằng cách rải hoá chất vào các đám mây và phun chất giữ nước lên những cánh đồng để bảo vệ vụ mùa, hạn chế bốc hơi trong bối cảnh quốc gia này đang trải qua đợt hạn hán kỷ lục.
Người ta tạo ra mưa nhân tạo bằng cách phun hoá chất kích thích không khí, gây ra quá trình ngưng tụ hơi nước, tạo thành mây nhân tạo. Các hoá chất này là CaCl2, Ca2C và CaO, hợp chất muối, ure và anlonium nitrat. Sau đó, máy bay hay tên lửa sẽ được dùng để tác động vào khối ngưng tụ gây mất cân bằng và tạo ra các hạt nước rơi xuống mặt đất.
Trung Quốc đang phải trải qua mùa hè nóng nhất, khô hạn nhất trong 61 năm trở lại đây. Khí hậu cực đoan đã khiến cây trồng héo úa, còn các hồ chứa nước giảm đi chỉ còn 1 nửa mực nước bình thường. Mặt khác, các nhà máy ở tỉnh Tứ Xuyên đã được lệnh phải đóng cửa vào tuần trước để tiết kiệm điện cho các hộ gia đình khi nhu cầu sử dụng điều hoà nhiệt độ tăng cao. Nhiệt độ ở nhiều nơi tại Tứ Xuyên lên đến 45 độ C.
Bộ trưởng bộ Nông nghiệp - Tang Renjian cho biết “10 ngày đến là thời kỳ quan trọng để ngăn chặn thiệt hại” cho vụ lúa năm nay. Các nhà chức trách cam kết sẽ thực hiện những biện pháp khẩn cấp để đợt “thu mùa ngũ cốc mùa thu” ở khu vực này, chiếm 75% tổng sản lượng hàng năm của Trung Quốc.
Việc sản lượng thu hoạch ngũ cốc của Trung Quốc giảm đi có thể sẽ tạo nên những tác động ảnh hưởng toàn cầu. Chẳng hạn như thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu, tăng thêm tình trạng lạm phát ở Mỹ và châu Âu, vốn đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Chính quyền tỉnh Hồ Bắc hôm 20/8 đã phát cảnh báo tình trạng khẩn cấp vì hạn hán và cho biết sẽ phát viện trợ để người dân đối phó với thiên tai. Theo ước tính, có đến 819.000 cư dân ở Tứ Xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Đây cũng là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt hạn hán lần này vì 80% năng lượng của người dân nơi đây phụ thuộc vào các đập thuỷ điện. Các văn phòng và trung tâm mua sắm ở tỉnh được yêu cầu tắt đèn và điều hoà nhiệt độ. Trong khi đó, tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên cho biết họ đã tắt hàng nghìn chiếc đèn ở nhà ga.
Theo NBC
Người ta tạo ra mưa nhân tạo bằng cách phun hoá chất kích thích không khí, gây ra quá trình ngưng tụ hơi nước, tạo thành mây nhân tạo. Các hoá chất này là CaCl2, Ca2C và CaO, hợp chất muối, ure và anlonium nitrat. Sau đó, máy bay hay tên lửa sẽ được dùng để tác động vào khối ngưng tụ gây mất cân bằng và tạo ra các hạt nước rơi xuống mặt đất.
Trung Quốc đang phải trải qua mùa hè nóng nhất, khô hạn nhất trong 61 năm trở lại đây. Khí hậu cực đoan đã khiến cây trồng héo úa, còn các hồ chứa nước giảm đi chỉ còn 1 nửa mực nước bình thường. Mặt khác, các nhà máy ở tỉnh Tứ Xuyên đã được lệnh phải đóng cửa vào tuần trước để tiết kiệm điện cho các hộ gia đình khi nhu cầu sử dụng điều hoà nhiệt độ tăng cao. Nhiệt độ ở nhiều nơi tại Tứ Xuyên lên đến 45 độ C.
Bộ trưởng bộ Nông nghiệp - Tang Renjian cho biết “10 ngày đến là thời kỳ quan trọng để ngăn chặn thiệt hại” cho vụ lúa năm nay. Các nhà chức trách cam kết sẽ thực hiện những biện pháp khẩn cấp để đợt “thu mùa ngũ cốc mùa thu” ở khu vực này, chiếm 75% tổng sản lượng hàng năm của Trung Quốc.
Việc sản lượng thu hoạch ngũ cốc của Trung Quốc giảm đi có thể sẽ tạo nên những tác động ảnh hưởng toàn cầu. Chẳng hạn như thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu, tăng thêm tình trạng lạm phát ở Mỹ và châu Âu, vốn đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Chính quyền tỉnh Hồ Bắc hôm 20/8 đã phát cảnh báo tình trạng khẩn cấp vì hạn hán và cho biết sẽ phát viện trợ để người dân đối phó với thiên tai. Theo ước tính, có đến 819.000 cư dân ở Tứ Xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Đây cũng là tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt hạn hán lần này vì 80% năng lượng của người dân nơi đây phụ thuộc vào các đập thuỷ điện. Các văn phòng và trung tâm mua sắm ở tỉnh được yêu cầu tắt đèn và điều hoà nhiệt độ. Trong khi đó, tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên cho biết họ đã tắt hàng nghìn chiếc đèn ở nhà ga.
Theo NBC