Trung Quốc giới hạn trẻ dưới 18 tuổi xem TikTok (Douyin) như thế nào?

P.W
15/4/2023 9:27Phản hồi: 73
Trung Quốc giới hạn trẻ dưới 18 tuổi xem TikTok (Douyin) như thế nào?
Cây viết Zeyi Yang của MIT Tech Review đưa ra quan điểm cho rằng, có lẽ người Mỹ và người Trung Quốc có cách nghĩ giống nhau hơn nhiều so với những gì họ thừa nhận. Bằng chứng dễ nhận thấy nhất là ở cách cả hai đất nước này bày tỏ những lo ngại về việc trẻ emtrẻ vị thành niên bỏ bao nhiêu thời gian trên ứng dụng mạng xã hội, bên Mỹ là TikTok, còn bên Trung Quốc thì là Douyin.

Ngày 1/3 vừa rồi, TikTok tuyên bố sẽ đặt ra giới hạn mặc định cho những tài khoản có chủ sở hữu dưới 18 tuổi, mỗi ngày xem tối đa 60 phút những video clip trên TikTok. Những trẻ dưới 13 tuổi thì sẽ cần mã đăng nhập của cha mẹ và phụ huynh để được xem thêm 30 phút, còn những bạn nhỏ từ 13 đến 18 tuổi thì có thể tự đưa ra quyết định có muốn xem thêm hay không.

Hiệu quả của giải pháp giới hạn này vẫn còn chưa chắc chắn. Lấy ví dụ, không có gì ngăn cản các bạn nhỏ lập tài khoản mới, làm giả độ tuổi của mình để vượt qua hàng rào mà TikTok đã đặt ra cả. Nhưng có điều chắc chắn là TikTok đang phản hồi một trong những yêu cầu phổ biến nhất từ những vị phụ huynh lẫn cả những nhà quản lý. Tất cả họ đều có chung lo ngại rằng trẻ em đang có nguy cơ nghiện TikTok nói riêng và những nền tảng mạng xã hội khác nói chung.

Tinhte_Tiktok4.jpg

Theo thống kê, năm 2022, các bạn tuổi teen bên Mỹ trung bình một ngày bỏ ra 103 phút để xem TikTok, nhiều hơn cả con số trung bình 72 phút của Snapchat và 67 phút của YouTube. Ứng dụng này, bên cạnh Instagram, cũng đã bị phát hiện có cổ súy những nội dung liên quan tới rối loạn ăn uống cũng như hành vi tự hại tới những người dùng nhỏ tuổi.


Đương nhiên các nhà lập pháp ở Mỹ cũng nhận ra vấn đề, và ngay lập tức có động thái phản ứng. Vài thượng nghị sĩ Mỹ đã đề xuất dự thảo luật để giới hạn khả năng tiếp cận TikTok của trẻ em nước này.

Điều cần nói ở đây, và cũng là thứ nhấn mạnh quan điểm của Yang ở đầu bài viết, chính là việc công ty mẹ ByteDance của TikTok/Douyin đã tiếp nhận những lo ngại y hệt từ chính phủ và các nhà quản lý Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên là Douyin đã có những biện pháp giới hạn thời lượng xem video ngắn trên MXH của trẻ em Trung Quốc suốt từ năm 2018, tức là 5 năm về trước.

00194-3486180394.jpg

Năm ấy, Douyin ra mắt tính năng quản lý dành cho các phụ huynh, cấm những người dùng dưới 18 tuổi thực hiện livestream trên ứng dụng, và ra mắt “chế độ người dùng tuổi teen”, chỉ hiển thị những nội dung phù hợp với lứa tuổi, y hệt YouTube Kids.

Đến năm 2019, chế độ “teenager mode” giới hạn một ngày chỉ được xem clip không quá 40 phút, và chỉ được dùng ứng dụng từ 6h sáng đến 10h tối, không được mở app trong khoảng thời gian được coi là giờ đi ngủ. Rồi đến năm 2021, mọi tài khoản của các bạn nhỏ dưới 14 tuổi đều buộc phải sử dụng “teenager mode.”

Nói cách khác, rất nhiều giải pháp giới hạn thời gian và khả năng tiếp cận ứng dụng của trẻ em mà TikTok mới giới thiệu ở Mỹ, thật ra đã được ứng dụng ở Trung Quốc từ mấy năm nay, đã thế còn ứng dụng mạnh tay hơn rất nhiều so với giải pháp vừa được giới thiệu bên Mỹ hồi tháng 3.

Câu hỏi được đặt ra là vì sao TikTok phải mất ngần ấy năm để mang tính năng giới hạn thời gian cho người dùng dưới 18 tuổi sang các nước khác?

Tinhte_Tiktok1.jpg

Quảng cáo



Rất dễ để nhận ra cách nhìn của cộng đồng, cả những chính trị gia lẫn vài nhà phân tích, với cách nghĩ rằng ByteDance thực sự bị Trung Quốc điều khiển. Tristan Harris, đồng sáng lập trung tâm công nghệ nhân bản, một cựu nhân viên Google từng nói trên chương trình 60 Minutes rằng: “Cứ như là họ nhận ra công nghệ này đang ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ, và họ làm phiên bản nội địa rất phù hợp với trẻ em, còn các nước khác thì là một phiên bản TikTok vô cùng độc hại."

Điều này đương nhiên vẫn chỉ là ý kiến cá nhân, rất khó tìm ra bằng chứng để chứng minh, mà nếu có lên tiếng cáo buộc ByteDance, thì như mọi lần, họ cũng sẽ phủ nhận. Nhưng thực tế những gì diễn ra mấy năm qua chứng tỏ một điều rõ ràng hơn, không cần tới những thuyết âm mưu để giải thích. Đấy là Douyin chắc chắn sẽ rất giống TikTok như ngày hôm nay, nếu như chính phủ Trung Quốc không nhanh tay và mạnh tay quản lý những nền tảng trực tuyến.

Một ví dụ khác ngoài Douyin, thứ chứng minh được tốc độ quản lý của Trung Quốc đối với một công nghệ cũng bị coi là thứ gây nghiện đối với trẻ em chính là cách họ quản lý thị trường game năm 2021: Trẻ dưới 18 tuổi tại đất nước này chỉ được chơi game đúng 1 tiếng vào hai ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ, và chỉ được chơi từ 8 giờ đến 9 giờ tối, trước hoặc sau đều không được. Các hãng game vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, đặc biệt là tình trạng người lớn cho trẻ em thuê tài khoản game chơi lúc nào cũng được. Hệ quả là các nhà phát triển và phát hành game đã phải phát triển hoặc đi mua những hệ thống nhận diện danh tính người chơi vô cùng đắt đỏ.

[​IMG]

Năm 2021, khi cơ quan quản lý thuộc chính phủ Trung Quốc đưa ra những giải pháp rất mạnh tay để quản lý ngành game như vậy, ngành mạng xã hội cũng có phần hoảng loạn, vì cách nhìn nhận chung ở đất nước này là Douyin có mức độ gây nghiện chẳng kém gì game cả. Đến ngành đem về tiền tấn như game còn bị quản lý theo kiểu “mỗi ngày chơi một tiếng”, thì không có lý do gì mạng xã hội chia sẻ video lại thoát.

Lo ngại đó giờ đang trở thành hiện thực. Ngày 27/2, cơ quan quản lý phát thanh truyền hình Trung Quốc cho biết đã có cuộc họp để “thực hiện quản lý những nền tảng chia sẻ video ngắn, ngăn chặn người dùng nhỏ tuổi bị nghiện.” Các nhà phân tích cho rằng, cuộc họp này được thực hiện đồng nghĩa với việc chính phủ Trung Quốc không hài lòng với những giải pháp giới hạn thời gian và cách tiếp cận Douyin mà ByteDance đang ứng dụng hiện giờ, và cần những biện pháp mạnh tay hơn.

Quảng cáo



Một dự đoán có thể đưa ra, đó là những giới hạn thời gian cũng như giới hạn nội dung được chia sẻ cho người dùng nhỏ tuổi sẽ còn được thắt chặt hơn cả bây giờ. Tuyên bố mới từ cục quản lý phát thanh truyền hình Trung Quốc cũng đề cập đến những định hướng đáng nhắc đến, ví dụ như những người sản xuất nội dung sẽ phải có giấy phép làm nội dung hướng tới cộng đồng người dùng nhỏ tuổi, và các nền tảng sẽ phải phát triển những phương pháp để chính phủ có thể quản lý chính bản thân những thuật toán xác định nội dung hiển thị.

Tinhte_Tiktok2.jpg

Đọc đến đây có thể chắc chắn, Mỹ muốn quản lý TikTok thì không thể áp dụng 100% những gì Trung Quốc đã và đang làm được, vì những giải pháp nêu trên đều là “đổi quyền riêng tư lấy sự an toàn về nội dung.”

Để đảm bảo không có bạn nhỏ nào ở Trung Quốc dùng tài khoản của phụ huynh để xem clip và đăng tải clip lên Douyin, mọi tài khoản MXH này đều kết nối với mã số định danh công dân ở nước này, và thậm chí ByteDance còn cho biết họ ứng dụng công nghệ nhận diện gương mặt để theo dõi những livestream, để đảm bảo không có trẻ em lên livestream trên MXH này.

Cũng chính ví dụ từng xảy ra với ngành game bên Trung Quốc vài năm trước đã mô tả được mức độ hiệu quả của việc “đánh đổi quyền riêng tư” trông sẽ như thế nào. Trước năm 2019, ngành công nghiệp game Trung Quốc có giới hạn về mặt lý thuyết đối với những người dùng nhỏ tuổi, nhưng không thể quản lý chặt theo từng trường hợp được. Kể từ năm 2021, đã có cả cơ sở dữ liệu trung tâm về danh tính của từng người Trung Quốc chơi game, gắn chặt với hệ thống nhận diện gương mặt được những tập đoàn như Tencent hay NetEase phát triển, chỉ mất vài giây là có thể nhận diện khuôn mặt.

Về mặt nội dung, “teenager mode” của Douyin cũng đã chặn những nội dung được coi là có hại, ví dụ như những nội dung “mê tín dị đoan” hoặc “những nơi giải trí của người lớn”, chẳng hạn như tiệm karaoke hay vũ trường, những nơi các bạn nhỏ không được vào. Nhưng phải khẳng định, quyền quyết định những loại nội dung nào được phát trên Douyin, kể cả phiên bản dành cho các bạn nhỏ lẫn người lớn, là thứ ByteDance hoàn toàn không có tiếng nói.

Theo MIT Technology Review
73 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

vunt
TÍCH CỰC
một năm
Đợi gì nữa? Ko cấm luôn đi ?

Đợi ở VN ra một thế hệ lắc mông, khoe vú, khoe thân và ăn bám à?
@gjn.t1m LOL, bạn biết gì mà nói tôi xàm, bạn đang nuôi đc bao nhiêu đứa nhỏ ? Tôi hiện đang nuôi đến 3 đứa là con của các a chị tôi ra đi lúc dịch để lại đây. Bạn tưởng tôi ko biết khổ à. Cái tôi đang nói ở đây, ai cũng đổ lỗi cho tiktok là SAI, bản thân nó ko có lỗi, chỉ có NGƯỜI LỚN KHÔNG THEO SÁT TRẺ CON, rồi bắt nhà nước phải cấm ứng dụng. NGƯỜI LỚN NÀO CŨNG NGHĨ MÌNH LÀ THIÊN THẦN, lúc nào cũng đúng, nói rằng để mấy đứa nhỏ tiếp xúc cái này nó sẽ hư => mà họ lại lo biết rằng, cái hư của bọn trẻ thì bị lây đầu tiền bởi chính cha mẹ của nó ( nếu bạn là người chồng tốt, người cha giỏi, người con hiếu thảo, thì ko có lý do gì mà con bạn sẽ hư ! ). Còn nếu con bạn hư thì đó là do bạn chưa tốt, thì phải theo sát đứa nhỏ, chứ ở đó mà nói cấm Tiktok là con bạn sẽ ko hư. Tào lao bí đao !
Bởi vậy tôi mới nói: KHÔNG PHẢI CÁI GÌ QUẢN KHÔNG ĐƯỢC THÌ CẤM LÀ TỐT.
Muốn con mình tốt, thì trước tiên, mình phải tốt trước, và làm bậc cha mẹ, thì phải tự quản đc con mình, chứ ko phải đổ lỗi cho vấn đề do ứng dụng, rồi cấm nó. Mục đích nó đc làm ra ko xấu. Nó chỉ xấu khi ko đc dùng đúng cách. Vạn vật trên thế giới này đều có mặt trắng và mặt đen. Còn nó nằm ở mặt nào là do tự họ chọn
@Ryan Vu Như mìn cũng đã nói ở trên rồi: thay vì cứ nghĩ cấm tiktok, thì bác hãy chủ động ko cho nó dùng đồ điện tử cho đến lúc nó 18,tuổi, sau 18 chỉ nên cho dùng cục gạch để liên lạc gia đình. Học hành tham khảo, nghiên cứu thì đã có thư viện, sách chuyên ngành, ko cần lên mạng làm gì. Còn học laptop thì ngắt mạng ra, ko cho nó lên mạng. Đã cấm thì phải cấm như vậy cho triệt để, chứ cấm tiktok, nó ra ứng dụng khác cũng vậy. Nếu bạn nói ko có thời gian theo sát con bạn, thì hãy tâm sự nhiều với nó vào, và hướng dẫn cho nó cái gì đúng, cái gì sai ngay từ nhỏ. Bản thân bạn tốt, thì con bạn sẽ tốt theo, đừng trông chờ con bạn sẽ tốt khi bạn ko phải là người cha hiền và tốt trong mắt tụi nhỏ. Nên bạn hãy cố gắng, đừng có suy nghĩ thiển cận là cái gì KHÔNG QUẢN ĐƯỢC THÌ CẤM LÀ TỐT
Ryan Vu
ĐẠI BÀNG
một năm
@Avatarinternet cái vấn đề là Intenet là một phát minh vĩ đại và rất cần thiết để thế giới phát triển trong mọi mặt. nhưng những mặt tốt của Intenet mang lại thì theo sau là vo vàn những vấn đề khó khăn theo sau, nên mình có quyền chọn lựa những điều nào là tốt nhất và loại bỏ những nguy cơ có thể ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ tương lai. và quay trở lại thì nếu cấm tiktok sẽ dễ hơn là cấm intenet. vì ko có intenet sẽ vẫn sống đc nhưng thế giới sẽ trở nên chậm phát triển.
@Ryan Vu Bạn ko hiểu cái mình nói ở trên hả. Mình nhấn mạnh lại là KHÔNG PHẢI CỨ QUẢN KHÔNG ĐƯỢC THÌ CẤM. Tư duy nó đã lạc hậu rồi, thay vì cứ trông chờ nhà nước cấm tiktok ( tụi nhỏ nó ko dùng cái này thì cũng sẽ dùng cái khác), thì bạn nên kiểm soát con bạn cho kỹ, nên bỏ những cái thú vui cá nhân của bạn mà theo sát con cái. Đừng trông chờ nhà nước làm cho mình, ngay khi chính bản thân mình ko làm gương tốt và quan tâm con cái mình. Cái gì cũng chính bản thân nói khó, mà lại đi trông chờ nhà nước làm cho bạn ?
Haiz…có gì đâu mà buồn. Cấm mà ko sát thì cấm cũng như ko, quan trọng là phải dạy tụi nhỏ cái gì đúng, cái gì ko. Bây giờ thật sự rất khó, vì ko thể nào cấm tụi nó dùng thiết bị điện tử đc, hay theo sát 24/24. Mà nội dung nhiều quá cũng khó kiểm soát, đa phần tụi nhỏ phải tự kiểm soát nếu ko có người lớn bên cạnh. Vì ko phải ai cũng sẽ tự giác đc như vậy. Ngay cả là người lớn đi, mình nói thật, ai cũng nói là xem film Japan hay Bỏn nhiều là ko tốt, hay s3x nhiều quá cũng ko tốt, ai cũng biết vậy. Nhưng có bao giờ chịu hiểu cái đó ko. Nhiều khi một ngày số thời gian mình xem Bỏn hoặc playboy còn nhiều hơn lướt tiktok. Còn mấy cụ hết ham muốn sinh lý rồi thì nghĩ khác, mình xin lỗi mấy cụ trước.
@Avatarinternet sợ nhất là mấy anh trung quốc này bác nhỉ,hic
@toilachi9 Mình thấy diễn viên trung quốc đóng cũng nhập tâm mà, có điều chưa chuyên như diễn viên Nhật thôi. ^_^
À, ý bác đang nói cái gì thế
Nói tàu+ nó đầu độc, giảm tư duy giới trẻ thế giới thì lại xuất hiện mấy con bull, hánnô,... Vào chửi.
Nhưng thực tế ở đất nó thì nó kiểm duyệt tối đa, nhưng cũng là tiktok thì đưa ra toàn cầu nó cho thả cửa, đẩy mạnh những nội dung nhảm nhí và sai lệch lên top.
@user1678311993 Đúng là cháu của thằng biết 29 thứ tiếng có khác 😆)
Screenshot_2023-04-16-20-55-44-640_com.android.chrome.jpg
@8Keo sợ nhất là mấy anh trung quốc này bác nhỉ,hic
Muốn làm như TQ cũng được thôi. Thiết lập hệ thống giám sát bằng chính thông tin thực như căn cước, hộ chiếu, giấy khai sinh, phải xác thực tài khoản chính chủ,vv Có điều có muốn làm hay không, hay rồi lại lấy lý do nhân quyền, mất tự do, phi dân chủ,..
@Lục Gia Nhận diện khuôn mặt 2d hả bạn? Nếu là nhận diện qua camera trước thì có fake bằng ảnh chụp còn nhận diện bằng face id thì đội Android không làm được. Chưa kể Việt Nam trùm nạn mua bán share tài khoản. Binance liên quan đến tiền nên người dùng cũng rén việc khoá tài khoản còn Tiktok thì thì chỉ có người kinh doanh ngại khoá tài khoản còn người xem thì vô tư hơn.
@Lục Gia Luật (đa số trên thế giới) ko bắt ứng dụng kiểu như tiktok phải kyc, chỉ ứng dụng thanh toán, ngân hàng mới cần thôi, tiktok nó ko có nghĩa vụ phải làm chặt hơn luật để tự bóp số user của mình. Kể cả người lớn rồi nhưng thủ tục kyc quá lằng nhằng người ta sẽ bỏ qua không đăng ký nữa.
@lucky10000 phải mở camera xoay gương mặt, mở miệng để nhận diện, ko xài ảnh đc. Tới giờ chỉ có mua bán tk đã verify của Binance chứ ko có cách verify 1 người cho 2tk trở lên đc. Việc check tuổi tác tên họ thì đơn giản hơn
@vsphere bởi nó có muốn làm hay ko thôi, chứ muốn thì thiếu gì cách để kiểm duyệt hạn chế.
nếu ko có tiktok thì chiến thần sẽ phủ đầy trên youtube, facebook thôi.

nếu khóa tài khoản thì còn hàng loạt tài khoản khác bên dưới tạo giùm cho chiến thần.

ko có cơ chế pháp lý cho ng tạo và sở hữu content thì kiểu nào cũng lách đc thôi.
@TonyWu Đồng quan điểm
Cái gì cũng có 2 mặt của nó.
Nhưng tiktok thì mặt phản diện nhiều quá nên bị tẩy chay.😂
@BinBon2020 Số ít thôi. Vẫn có 150 triệu người mỹ dùng thì khó mà gọi là tẩy chay dc
Quản lí quá chặt thì thời gian và lượng ng dùng sẽ sụt giảm , giảm thì ko mxh nào muốn nếu ko muốn nói là nguy cơ, như mọi lần họ sẽ siết nhưng ko tất cả
Trong nước thì nó cho hít bột mì, còn nhập sang nước nó cũng là bột màu trắng nhưng là Maithúy
Việt nam cấm nổi không?
Nên thanh tra và kiểm duyệt nội dung của tất cả các mạng xã hội hiện nay ở Việt Nam. Nhà tôi có cháu nhỏ. Và tối đi nhà khác cũng gặp các cháu nhỏ học cấp 1, 2 toàn xem trương trình nhảm nhí, khó hiểu và cực kỳ độc hại gì đâu ấy
Cấm mọe nó đi cái ứng dụng dị hợm
tuluan
TÍCH CỰC
một năm
TQ còn sợ huống gì chúng ta. Nên cấm luôn là đúng đắn.
Nếu giới chức Mỹ nghe lời bác Trump mua đứt Tiktok thì đâu đến nổi rắc rối như thế này.
@Mr. 47 Mua có được đéo đâu mà mua 😆
Giờ quản lý đi, có điều lạ là youtube facebook đầy mông vú cờ bạc phổng đạn thì méo thấy ý kiến gì?
Cái cần là cơ chế quản lý của nhà nước, ko phải ứng dụng. Ko show chỗ này chúng nó kéo sang app khác show thôi
@Tech Man Vấn đề là nếu không kiểm soát được thì cấm, hiểu không 😆 . Còn facdbook thì trước đây nod từng bị cấm ở VN, còn giờ thì fb được kiểm soát tốt nên được phép hoạt động hiểu không 😃) Tìm hiểu kỹ trước khi so sánh nhé cu.
Tôi kệ. Tôi phải cho bọn trẻ nhà tôi xem Tiktok để chúng phát triển toàn diện bản thân, để đất nước Việt Nam thân yêu không TỤT HẬU với thế giới văn minh.
Cấm khẩn trương ko là hỏng hết các cháu bé.
Đúng là xứ chả có tẹo nào tự do dân chủ... hở ra là cấm cấm. Phải chi ở xứ Hoa Kỳ là dân chúng được dùng tiktok một cách thả ga rồi.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019