Theo báo cáo từ The New York Times, Trung Quốc đang gia tăng sức ảnh hưởng ảnh hưởng của mình trên thị trường đất hiếm bằng cách áp dụng các hạn chế xuất khẩu mới và mở rộng quyền sở hữu nhà nước tại các cơ sở sản xuất. Động thái này củng cố sự thống trị gần như độc quyền của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên quý giá này, tạo ra thách thức lớn cho các công ty công nghệ nước ngoài phụ thuộc vào đất hiếm.
Đất hiếm, nguyên liệu quan trọng trong ngành bán dẫn
Trung Quốc yêu cầu các nhà xuất khẩu cung cấp báo cáo chi tiết về cách các lô hàng đất hiếm được sử dụng trong chuỗi cung ứng, và chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2024. Điều này giúp Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ hơn việc ai có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng này. Các công ty ngoài Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn và quốc phòng, bị ảnh hưởng trực tiếp khi Trung Quốc cung cấp gần như toàn bộ nguồn cung toàn cầu cho các vật liệu như gali và gecmani.
Các hạn chế mới cũng mở rộng sang cả antimon, một khoáng sản thiết yếu cho sản xuất chip bán dẫn và thiết bị quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa thông tin về khai thác và tinh chế đất hiếm vào danh sách bí mật nhà nước. Mới đây, chính phủ nước này đã tuyên án phạt tù cho hai quản lý vì tội tiết lộ dữ liệu. Trung Quốc cũng từng bước đưa các nhà máy tinh chế đất hiếm thuộc sở hữu nước ngoài vào tầm kiểm soát trong nước.
Một công ty Canada, Neo Performance Materials, mới đây đã đồng ý bán 86% cổ phần của một trong những nhà máy tinh chế cuối cùng thuộc sở hữu nước ngoài tại Trung Quốc cho công ty Shenghe Resources, có liên kết với nhà nước Trung Quốc. Thỏa thuận này giúp Trung Quốc củng cố kiểm soát đối với các khoáng sản như dysprosium, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất tụ điện cao cấp. Trung Quốc hiện sản xuất đến 99,9% dysprosium của thế giới, chủ yếu tại nhà máy tinh chế ở Vô Tích, gần Thượng Hải.
Các nước phương Tây, bao gồm Mỹ và các đồng minh, đang phải đối mặt với sự phụ thuộc vào nguồn đất hiếm từ Trung Quốc, đặc biệt trong các ứng dụng quan trọng như phần cứng quân sự. Các nỗ lực nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang được tiến hành triển khai: một số quốc gia như Úc và Bỉ đang đầu tư vào các nhà máy tinh chế, và các dự án mới cũng được lên kế hoạch ở Mỹ và Malaysia. Tuy nhiên, những thách thức như chi phí cao, các rào cản pháp lý và thời gian triển khai lâu vẫn là những bất cập.
Sự thống trị của Trung Quốc xuất phát một phần từ lợi thế công nghệ trong các quy trình tinh chế, cho phép họ sản xuất đất hiếm với chi phí thấp hơn và độ tinh khiết cao hơn các nước khác. Các trường đại học Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này, mang đến một đội ngũ nhân sự tay nghề cao. Trong khi đó, các tổ chức giáo dục phương Tây lại có ít khóa học liên quan hơn, khiến họ tụt hậu về chuyên môn.
Với các động thái tăng cường kiểm soát thị trường và duy trì ưu thế công nghệ, Trung Quốc đang củng cố ảnh hưởng đến ngành công nghệ toàn cầu trong tương lai gần. Mặc dù một số công ty phương Tây như Solvay và MP Materials đang cố gắng xây dựng các nguồn cung thay thế, nhưng họ vẫn đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể từ hệ thống sản xuất tiên tiến của Trung Quốc, khiến họ tiếp tục phải phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc ít nhất là trong tương lai gần.
Nguồn: Tomshardware
Đất hiếm, nguyên liệu quan trọng trong ngành bán dẫn
Trung Quốc yêu cầu các nhà xuất khẩu cung cấp báo cáo chi tiết về cách các lô hàng đất hiếm được sử dụng trong chuỗi cung ứng, và chính sách này sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2024. Điều này giúp Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ hơn việc ai có thể tiếp cận các nguồn tài nguyên quan trọng này. Các công ty ngoài Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn và quốc phòng, bị ảnh hưởng trực tiếp khi Trung Quốc cung cấp gần như toàn bộ nguồn cung toàn cầu cho các vật liệu như gali và gecmani.
Các hạn chế mới cũng mở rộng sang cả antimon, một khoáng sản thiết yếu cho sản xuất chip bán dẫn và thiết bị quân sự. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa thông tin về khai thác và tinh chế đất hiếm vào danh sách bí mật nhà nước. Mới đây, chính phủ nước này đã tuyên án phạt tù cho hai quản lý vì tội tiết lộ dữ liệu. Trung Quốc cũng từng bước đưa các nhà máy tinh chế đất hiếm thuộc sở hữu nước ngoài vào tầm kiểm soát trong nước.
Một công ty Canada, Neo Performance Materials, mới đây đã đồng ý bán 86% cổ phần của một trong những nhà máy tinh chế cuối cùng thuộc sở hữu nước ngoài tại Trung Quốc cho công ty Shenghe Resources, có liên kết với nhà nước Trung Quốc. Thỏa thuận này giúp Trung Quốc củng cố kiểm soát đối với các khoáng sản như dysprosium, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất tụ điện cao cấp. Trung Quốc hiện sản xuất đến 99,9% dysprosium của thế giới, chủ yếu tại nhà máy tinh chế ở Vô Tích, gần Thượng Hải.
Các nước phương Tây, bao gồm Mỹ và các đồng minh, đang phải đối mặt với sự phụ thuộc vào nguồn đất hiếm từ Trung Quốc, đặc biệt trong các ứng dụng quan trọng như phần cứng quân sự. Các nỗ lực nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang được tiến hành triển khai: một số quốc gia như Úc và Bỉ đang đầu tư vào các nhà máy tinh chế, và các dự án mới cũng được lên kế hoạch ở Mỹ và Malaysia. Tuy nhiên, những thách thức như chi phí cao, các rào cản pháp lý và thời gian triển khai lâu vẫn là những bất cập.
Sự thống trị của Trung Quốc xuất phát một phần từ lợi thế công nghệ trong các quy trình tinh chế, cho phép họ sản xuất đất hiếm với chi phí thấp hơn và độ tinh khiết cao hơn các nước khác. Các trường đại học Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực này, mang đến một đội ngũ nhân sự tay nghề cao. Trong khi đó, các tổ chức giáo dục phương Tây lại có ít khóa học liên quan hơn, khiến họ tụt hậu về chuyên môn.
Với các động thái tăng cường kiểm soát thị trường và duy trì ưu thế công nghệ, Trung Quốc đang củng cố ảnh hưởng đến ngành công nghệ toàn cầu trong tương lai gần. Mặc dù một số công ty phương Tây như Solvay và MP Materials đang cố gắng xây dựng các nguồn cung thay thế, nhưng họ vẫn đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể từ hệ thống sản xuất tiên tiến của Trung Quốc, khiến họ tiếp tục phải phụ thuộc vào nguồn cung của Trung Quốc ít nhất là trong tương lai gần.
Nguồn: Tomshardware