Đó là tuyên bố của Reuters trong bài phóng sự điều tra mới nhất của hãng thông tấn này. Những doanh nghiệp, tổ chức có liên quan tới chính phủ Trung Quốc đang tìm cách qua mặt những quy định cấm vận chip bán dẫn hiệu năng cao mà chính quyền Mỹ áp đặt, bằng cách thuê những máy chủ đám mây của Amazon hay những đơn vị khác để được tiếp cận những con chip cao cấp như H100 hay H200 của Nvidia, thứ không còn được phép xuất khẩu sang Trung Quốc kể từ năm 2022.
Đây chính là khía cạnh mà các nhà quản lý thuộc chính quyền Mỹ đang tìm cách ngăn cản, vì theo những quy định cấm vận hiện hành, các đơn vị và doanh nghiệp Trung Quốc chỉ bị cấm đặt mua và nhập khẩu trực tiếp những mẫu chip xử lý với tốc độ tính toán từ 4000 TOPS trở lên. Cùng với đó, phía Mỹ cũng có những động thái ngăn chặn tình trạng proxy, tạm nhập tái xuất, bán những mẫu chip xử lý này sang nước thứ 3 để nhập ngược lại vào Trung Quốc. Đó chính là lý do Việt Nam cùng vài quốc gia khác cũng bị cấm đặt mua những sản phẩm như H200.
Nhưng quy định cấm vận này hoàn toàn bỏ quên việc các doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc vẫn được tiếp cận nguồn hiệu năng xử lý AI thông qua việc thuê những máy chủ đám mây do các tập đoàn công nghệ lớn vận hành. Những máy chủ vẫn nằm ở các quốc gia khác, công nghệ không được nhập khẩu vào Trung Quốc, nên quy định cấm vận không có giá trị.
Reuters đã nghiên cứu 50 tài liệu pháp lý trong vòng 1 năm qua, và phát hiện ra ít nhất 11 đơn vị đến từ Trung Quốc đã và đang được tiếp cận những máy chủ đám mây trang bị những con chip xử lý mạnh nhất ở thời điểm hiện tại, do các tập đoàn Mỹ vận hành.
Đây chính là khía cạnh mà các nhà quản lý thuộc chính quyền Mỹ đang tìm cách ngăn cản, vì theo những quy định cấm vận hiện hành, các đơn vị và doanh nghiệp Trung Quốc chỉ bị cấm đặt mua và nhập khẩu trực tiếp những mẫu chip xử lý với tốc độ tính toán từ 4000 TOPS trở lên. Cùng với đó, phía Mỹ cũng có những động thái ngăn chặn tình trạng proxy, tạm nhập tái xuất, bán những mẫu chip xử lý này sang nước thứ 3 để nhập ngược lại vào Trung Quốc. Đó chính là lý do Việt Nam cùng vài quốc gia khác cũng bị cấm đặt mua những sản phẩm như H200.
Nhưng quy định cấm vận này hoàn toàn bỏ quên việc các doanh nghiệp và tổ chức Trung Quốc vẫn được tiếp cận nguồn hiệu năng xử lý AI thông qua việc thuê những máy chủ đám mây do các tập đoàn công nghệ lớn vận hành. Những máy chủ vẫn nằm ở các quốc gia khác, công nghệ không được nhập khẩu vào Trung Quốc, nên quy định cấm vận không có giá trị.
Reuters đã nghiên cứu 50 tài liệu pháp lý trong vòng 1 năm qua, và phát hiện ra ít nhất 11 đơn vị đến từ Trung Quốc đã và đang được tiếp cận những máy chủ đám mây trang bị những con chip xử lý mạnh nhất ở thời điểm hiện tại, do các tập đoàn Mỹ vận hành.
Không mua được thì đi thuê
Trong số 11 đơn vị này, có 4 đơn vị đang là khách hàng của Amazon Web Services, dù rằng họ phải làm việc qua một đơn vị trung gian, chứ không được làm việc trực tiếp với tập đoàn Amazon. Chính bản thân những tài liệu này cũng mô tả việc các doanh nghiệp Mỹ thực tế vẫn vô cùng quan tâm tới nhu cầu hiệu năng xử lý máy chủ đám mây từ Trung Quốc, để cung cấp dịch vụ tới thị trường lớn này.
Người phát ngôn của Amazon khẳng định: “AWS nghiêm túc tuân thủ mọi quy định và luật lệ của Mỹ, bao gồm luật kinh doanh, liên quan tới việc vận hành các dịch vụ của AWS trong và ngoài lãnh thổ Trung Quốc.” Theo ước tính của đơn vị nghiên cứu thị trường Canalys, AWS đang nắm giữ khoảng gần một phần ba tổng thị phần máy chủ đám mây toàn cầu. Xét riêng thị trường Trung Quốc, AWS là đơn vị cung cấp dịch vụ đám mây lớn thứ 6, theo nghiên cứu của IDC.
Một trong số 11 đơn vị Trung Quốc kể trên là đại học Thâm Quyến. Theo tài liệu mà Reuters có được, trường đại học này đã đầu tư gần 30 nghìn USD cho một tài khoản vận hành AWS, để được tiếp cận những máy chủ đám mây trang bị chip Nvidia A100 và H100, phục vụ một dự án bí mật. Để được sử dụng máy chủ đám mây của AWS, đại học Thâm Quyến đã nhờ tới sự giúp đỡ của một đơn vị trung gian có tên Yunda Technology Ltd Co.
Một đơn vị khác là Zhejiang Lab, phòng nghiên cứu đang phát triển mô hình ngôn ngữ của riêng họ mang tên GeoGPT. Theo họ, vì Alibaba không cung cấp đủ hiệu năng xử lý huấn luyện mô hình AI, nên họ có kế hoạch nhờ tới AWS. Người phát ngôn của Zhejiang Lab cho biết kế hoạch này không được triển khai.
Đóng lỗ hổng pháp lý
Về phần chính phủ Mỹ, họ đang tìm cách đóng lỗ hổng này lại. Michael McCaul, thành viên ủy ban đối ngoại của hạ viện Mỹ cho biết: “Lỗ hổng này là lo ngại của tôi trong nhiều năm qua, và chúng ta đã tốn nhiều thời gian để tìm cách giải quyết.” Hồi tháng 4, đã có dự thảo luật được đệ trình lên hạ viện Mỹ, qua đó cho phép chính quyền nước này kiểm soát chặt chẽ hơn việc cung cấp hiệu năng xử lý thông qua việc cho thuê những máy chủ đám mây của các tập đoàn lớn. Nhưng vẫn chưa rõ liệu dự thảo luật này có được thông qua hay không.
Người phát ngôn của bộ thương mại Mỹ cho biết đang làm việc chặt chẽ với các nhà lập pháp thuộc quốc hội Mỹ để quản lý việc truy cập từ xa công nghệ bán dẫn và công nghệ điện toán đám mây của các tập đoàn Mỹ. Hồi tháng 1, bộ thương mại nước này cũng đã đề xuất một bộ luật yêu cầu các tập đoàn điện toán đám mây Mỹ xác thực những tài khoản vận hành mô hình AI, và thông báo cho các nhà quản lý thời điểm các tài khoản này sử dụng dịch vụ đám mây để huấn luyện những mô hình AI “có khả năng thực hiện những hành vi tấn công mạng nguy hiểm.”
Quảng cáo
Bộ luật này hiện vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng nếu được áp dụng, nó sẽ cho phép bộ thương mại Mỹ áp dụng những quy chế cấm vận đối với một số đối tượng khách hàng thuê máy chủ đám mây nhất định. Người phát ngôn của AWS cũng khẳng định: “Chúng tôi biết thông tin bộ thương mại Mỹ đang cân nhắc những quy định mới, và chúng tôi sẽ tuân thủ luật ở mọi thị trường chúng tôi vận hành.”
Nhu cầu xử lý AI ở Trung Quốc
Cũng theo những thông tin mà Reuters có được, các tập đoàn và tổ chức ở Trung Quốc cũng đang muốn tiếp cận những máy chủ đám mây Azure do Microsoft vận hành. Hồi tháng 4, đại học Tứ Xuyên công bố thông tin rằng họ đang xây dựng một nền tảng AI tạo sinh, đã mua 40 triệu token Microsoft Azure OpenAI để hỗ trợ phát triển dự án này. Để mua được lượng token vận hành mô hình AI trên máy chủ Azure, đại học Tứ Xuyên đã nhờ tới sự trợ giúp của một doanh nghiệp có tên Sichuan Province Xuedong Technology Co Ltd.
Microsoft không đưa ra tuyên bố chính thức, còn OpenAI thì nói rằng những mô hình ngôn ngữ của họ phát triển, vận hành trên máy chủ Azure sẽ tuân thủ theo quy định của Microsoft.
Tương tự như vậy, là đại học khoa học công nghệ Trung Quốc, chính xác hơn là viện nghiên cứu cao cấp Suzhou. Vào tháng 3, họ cung cấp tài liệu pháp lý nói rằng đang muốn thuê 500 máy chủ, mỗi máy chủ trang bị 8 chip Nvidia A100, cũng là thứ bị cấm nhập khẩu vào Trung Quốc. Phục vụ cho nhu cầu này là một đơn vị trung gian có tên Hefei Advanced Computing Center Operation Management Co Ltd.
Quảng cáo
Hồi tháng 5, đại học khoa học công nghệ Trung Quốc đã bị phía Mỹ đưa vào danh sách đen, cấm các doanh nghiệp Mỹ hợp tác làm ăn, vì đã có hành động mua những công nghệ phục vụ máy tính lượng tử, thứ mà phía Mỹ cho rằng có thể giúp ích cho quân đội Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân.
Cấm nốt cả việc tiếp cận mô hình AI
Theo những tài liệu mà Reuters có được, Amazon không chỉ cung cấp sức mạnh xử lý máy chủ đám mây của họ, với những mẫu GPU data center nằm trong diện cấm xuất khẩu sang Trung Quốc như A100 và H100. Họ còn cung cấp luôn khả năng tiếp cận những mô hình AI lớn như Claude của Anthropic, thứ mà các tập đoàn và tổ chức nghiên cứu của Trung Quốc cũng không được phép mua thương quyền về ứng dụng và nghiên cứu.
Chu Ruisong, chủ tịch AWS Trung Quốc tuyên bố như thế này ở một cuộc hội thảo về AI tổ chức hồi tháng 5 ở Thượng Hải: “Nền tảng Bedrock của chúng tôi cung cấp một lượng lớn những LLM hàng đầu thế giới hiện nay, bao gồm cả những mô hình thương mại như Claude 3 của Anthropic.” Ngay cả trong những tài liệu và thông tin quảng cáo của AWS ở thị trường Trung Quốc, họ cũng đề cập tới khả năng tiếp cận những “mô hình AI hàng đầu thế giới”, và trong danh sách những khách hàng và đối tác, đơn vị phát triển game Source Technology được liệt kê là một trong những khách hàng đang vận hành Claude trên nền máy chủ AWS.
Sau khi Reuters liên hệ Amazon để xin tuyên bố chính thức, tập đoàn này đã điều chỉnh lại ngôn ngữ quảng cáo trên các kênh tiếng Trung, với ghi chú rằng một số mô hình ngôn ngữ không được vận hành ở các máy chủ đám mây phục vụ thị trường Trung Quốc. Một vài bài đăng quảng cáo cũng bị gỡ bỏ.
Người phát ngôn của AWS cho biết: “Khách hàng ứng dụng nền tảng AI tạo sinh Amazon Bedrock phải tuân thủ quy định vận hành mô hình ngôn ngữ Claude của Anthropic, bao gồm quy định không vận hành ở thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên nếu khách hàng có chi nhánh hoặc trụ sở đặt ngoài lãnh thổ Trung Quốc, họ vẫn sẽ được sử dụng Claude theo quy định của cả Amazon lẫn Anthropic.”
Theo Reuters